Wiki

Câu nghi vấn là gì? Câu nghi vấn trong tiếng Việt – Anh?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Câu nghi vấn là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Câu nghi vấn là một dạng câu hỏi xuất hiện quá thường xuyên trong các cuộc trò chuyện hàng ngày hay trong văn bản viết của mỗi người; mặc dù như vậy vẫn có nhiều người chưa thể nhận biết chính xác đâu là câu nghi vấn trong các cuộc trò chuyện hay trong văn viết, đặc biệt là trong tiếng anh thì lại càng khó khăn hơn. Chính vì vậy tại bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về câu cảm thán và cấu trúc ngữ pháp của nó. Vậy câu nghi vấn là gì?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Câu nghi vấn là gì?

Câu nghi vấn là một dạng câu với mục đích là hỏi để giải đáp những điều mình chưa biết, đang thắc mắc hoặc nghi vấn để tìm ra câu trả lời. Thông thường sẽ nêu lên quan điểm của bản thân về một sự vật hay hiện tượng nào đó. Tuy nhiên quan điểm đó dựa trên suy đoán và không chắc chắn.

Dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn là có sự xuất hiện của các từ để hỏi. Chẳng hạn trong câu hay đi kèm với những từ như: bao nhiêu, bấy nhiêu, bao lâu, ở đâu, như thế nào, ra sao, rồi, hả, sao, ai,… và cuối câu nghi vấn thường sử dụng dấu chấm hỏi.

Một số ví dụ về câu nghi vấn như:

– Bạn đã có người yêu chưa?

– Hôm nay bạn không đi chơi à?

– Bạn sang hàn quốc trong thời gian bao lâu?

Trong tiếng anh câu nghi vấn là một dạng của câu hỏi lên thường được biết đến là question

2. Những đặc điểm chính của câu nghi vấn:

Dù là trong tiếng việt hay tiếng anh hay bất kỳ một ngôn ngữ nào khác cấu trúc ngữ pháp của các câu đều sẽ có những đặc điểm riêng để phân biệt cũng như là thuật tiện cho việc giảng dạy, truyền tài đến người học. Theo đó câu nghi vấn là câu có các đặc điểm sau đây:

Câu nghi vấn là câu dùng để đặt câu hỏi hoặc câu cảm thán giúp giải quyết một vấn đề nhất định.

Câu nghi vấn bản chất gọi theo một cách thân quen là một câu hỏi vì vậy cuối câu nghi vấn luôn là dấu chấm hỏi.

Câu nghi vấn chỉ xuất hiện trong giao tiếp, tiểu thuyết văn chương và không thường xuất hiện và được sử dụng trong các văn bản, hợp đồng.

Cuối câu nghi vấn là các từ, cụm từ gồm: rồi, sao, ra sao, sao vậy….

3. Chức năng của câu nghi vấn:

Câu nghi vấn là một cấu trúc ngữ pháp có vai trò và chức năng rất quan trọng đối với việc sử dụng các ngôn ngữ để giao tiếp cũng như trình bày trên giấy, văn bản. Để kể hết chức năng của câu nghi vấn là vô cùng nhiều và sau đây là một vài chức năng chính của câu nghi vấn:

Đọc thêm:  Viêm da cơ địa: Những điều cần biết - Vinmec

Thứ nhất, câu nghi vấn có chức năng dùng để hỏi hoặc thắc mắc

Đây là chức năng dễ nhận biết nhất của câu nghi vấn. Trong cuộc sống, hoạt động thường ngày từ học tập cho đến đi làm chúng ta không thể hiểu toàn bộ mọi sự vật, hiện tượng, vấn đề đang xuất hiện xung quanh ta bởi kiến thức là vô hạn nên để tìm kiếm câu trả lời, giải đáp các thắc mắc thì không còn cách nào khác là chúng ta phải tìm hiểu và đặt câu nghi vấn với mọi người xung quanh hay trong môi trường xã hội hiện đại như ngày nay là trên nền tảng các mạng xã hội như Facebook, Google,..

Ví dụ: Làm thế nào để tôi có thể điều khiển chiếc ô tô này? Hay

Làm thế nào để một chiếc điện thoại có thể gọi được?

Thứ hai, Câu nghi vấn có chức năng khẳng định sự việc, hành động

Câu nghi vấn dùng để khẳng định sự việc, hành động đó không phải do mình làm hay chắc chắn sẽ thực hiện trong thời gian sắp tới.

Ví dụ: Trích đoạn trong tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất tố có đoạn:

“Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”

Câu “Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu?” Ý nói trong thời gian sắp tới Chị Dậu sẽ trả tiền sưu cho nhà nước.

Thứ ba, Câu nghi vấn có chức năng là câu cầu khiến

Đôi khi có những cụm từ về ý nghĩa thì là câu cầu khiến nhưng về hình thức lại là câu nghi vấn. Nó giúp người nói, người viết mô ta được đây là một vấn đề quan trọng, nhưng đang thắc mắc không biết nó như thế nào.

Ví dụ: Đoạn văn trong tiểu thuyết Tắt Đèn có câu “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”.

“Còn sống đấy à?” Vừa có nghĩa hỏi người đàn ông đó vẫn còn sống không, vừa là câu cầu khiến.

Thứ tư, câu nghi vấn có chức năng phủ định

Đối với chức năng phủ định hay nghi vấn có nhiều điểm giống nhau chính vì vậy mà người sử dụng rất dễ nhầm lẫn hai câu này. Phủ định ở đây là phản bác hay loại bỏ ý kiến mà người khác đưa ra và nghi ngờ sự thật về câu nói đó.

Ví dụ: “ Tuấn Anh tại sao hôm nay con không đến lớp học thêm, tại sao mẹ lại hỏi con vậy?”

Khi mẹ hỏi lý do Tuấn Anh không đi học thì Tuấn Anh đã phủ định lại ý kiến của mẹ và hỏi ngược lại.

Thứ năm, câu nghi vấn có chức năng biểu lộ cảm xúc

Câu nghi vấn thể hiện chức năng này thông thường được sử dụng để lột tả những cảm xúc như vui vẻ, buồn rầu, đau khổ, hờn ghen, nhớ thương… Thường thấy nhiều trong văn xuôi hay truyện ngắn.

Đọc thêm:  ROS là gì trong chứng khoán? Cách sử dụng ROS để lựa chọn cổ

Ví dụ: Trong tác phẩm Trong Lòng Mẹ của nhà văn Nguyên Hồng có đoạn:

“ Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?”

Câu “Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế?” có nghĩa vừa thắc mắc tại sao mẹ đi lâu như vậy và còn bộc lộ cảm xúc đau khổ, nhớ thương mẹ.

Cần lưu ý điều gì khi sử dụng câu nghi vấn

– Không dùng quan hệ từ “hoặc” trong câu nghi vấn vì nó làm sai cú pháp câu hoặc biến câu trở thành một câu trần thuật.

Ví dụ: Anh đi chơi hoặc em chơi. Câu này chỉ mang ý nghĩa khẳng định và không phải là câu hỏi.

– Nhiều từ có hình thức, âm thanh tương tự như câu nghi vấn nhưng nó không được sử dụng trong câu nghi vấn.

Ví dụ: chị cần ai phục vụ thì chị gọi người ấy. Từ “ai” ở đây không phải là đại từ nghi vấn mà là đại từ phiếm chỉ.

– Trong một số trường hợp, vị trí của từ nghi vấn thay đổi sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc, ý nghĩa trong câu đó.

– Nên sử dụng câu nghi vấn phù hợp với từng đối tượng cụ thể, mục đích để hỏi rõ ràng và kết hợp với từ nghi vấn hợp lý nhất.

4. Câu nghi vấn trong tiếng Anh:

Trong tiếng anh câu nghi vấn là câu hỏi trực tiếp và công giống như trong tiếng việt cuối câu nghi vấn được kết thúc bằng dấu hỏi chấm. Các câu nghi vấn được sử dụng khi bạn muốn thu thập những thông tin mà mình muốn biết muốn, cũng như góp phần tạo ra sự thú vị trong giao tiếp với mọi người xung quanh.

Trong tiếng Anh, có rất nhiều loại câu nghi vấn/câu hỏi thú vị và sau đây là một số dạng câu câu nghi vấn điểm hình:

Thứ nhất, Dạng câu hỏi Yes/No

Câu hỏi dạng này là những câu hỏi được đưa ra để người nghe trả lời với một câu khẳng định hoặc phủ định. Được bắt đầu với một động từ hoặc một trợ động từ, theo sau là chủ ngữ.

Công thức của dạng này là: Be/do/have + S + V?

Ví dụ:

– Shall we play ball today? (Chúng ta sẽ chơi bóng hôm nay chứ?)

– Is he disturbing your work? (Có phải anh ấy đang làm phiền công việc của bạn)

Câu hỏi ở dạng Yes/No còn có thể bắt đầu bằng động từ khuyết, với công thức chung như sau: Can/could/may/might/would/should… + S + V?

Ví dụ:

– Can she be a little bit more reliable? (Cô ấy có thể đáng tin cậy hơn một chút được không?)

– Would you mind helping me with this survey? (Bạn có phiền không nếu mình nhờ bạn làm giúp khảo sát này?)

Đọc thêm:  Ấn đường là gì? Xem tướng số qua hình dạng và khí sắc ... - Vua Nệm

– May we let our relatives tag long on this field trip? (Chúng em có thể dẫn họ hàng đi cùng trong chuyến đi thực tế này không ạ?)

Thứ hai, dạng câu hỏi có từ để hỏi

Ở dạng này Câu nghi vấn dùng sẽ được bắt đầu bằng một từ để hỏi, sau đó là động từ và chủ ngữ. Các từ để hỏi thường gặp phổ biến là: Why (tại sao), Whose (của ai), Who: ai (hỏi chủ ngữ), Which (cái nào), Where (ở đâu), When (khi nào), What (cái gì), How (như thế nào).

Công thức chung: Wh-word + (be/do) + S + V?

Ví dụ:

Why do you love her (Tại sao bạn lại yêu cô ấy?)

Whose shoe is this? (Đây là chiếc giầy của ai?)

Who did you give the book to? (Bạn đã tặng quyển sách cho ai?)

Which one of those is your final choice? (Cái nào trong những cái kia là lựa chọn cuối cùng của bạn?)

Where do you plan to travel next summer? (Bạn dự định đi du lịch ở đâu vào mùa hè tới?)

When have they left the party? (Họ đã rời khỏi buổi tiệc vào lúc nào vậy?)

What is the sequel to the movie? (Phần tiếp theo của bộ phim là gì?)

How do they make such a beautiful cake (Làm thế nào để họ tạo ra một chiếc bánh đẹp như vậy?)

Thứ ba, dạng câu hỏi để lựa chọn

Ở dạng này là những câu hỏi sẽ được thể hiện bởi những từ như “cái này hoặc cái kia” được đưa ra để lựa chọn một hay nhiều lựa chọn trong ngữ cảnh mà câu hỏi đề cập đến. Chúng cũng bắt đầu bằng một động từ hoặc một trợ động từ. Đặc điểm để nhân dạng câu hỏi này là từ “or” đóng vai trò là liên từ nối giữa hai lựa chọn được đưa ra.

Ví dụ:

– Should I hang out with him or stay at home? (Tôi nên đi chơi với anh ấy hay ở nhà?)

– Do you want me to take you home or do you go home yourself? (Bạn muốn tôi đưa bạn về nhà hay bạn tự về nhà?)

– Do you like chicken or duck? (Bạn thích gà hay vịt?)

Thứ tư, dạng câu Câu hỏi đuôi

Câu hỏi đuôi (tag question) trong tiếng Anh là một chuyên đề ngữ pháp rất hay, nhưng bao gồm những kiến thức ngữ pháp nâng cao cùng với nhiều quy tắc. Nguyên tắc chung là nếu mệnh đề chính là khẳng định, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng phủ định và ngược lại.

Ví dụ:

– He is a popular singer of England, isn’t he? (Anh ấy là một ca sĩ nổi tiếng ở Anh, có phải không?)

– You didn’t bring the laptop charger, did you? (Bạn đã không mang theo sạc máy tính xách tay, đúng không?)

Lưu ý rằng trong câu hỏi đuôi sẽ trả lời theo thực tế. Ví dụ, với câu hỏi “He is a popular singer of England, isn’t he?”, chúng ta sẽ trả lời “yes, he is” nếu anh ấy là một ca sĩ nổi tiếng ở Anh và “no, he isn’t” nếu anh ấy không phải.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button