Wiki

ROS là gì trong chứng khoán? Cách sử dụng ROS để lựa chọn cổ

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Ros là gì để chia sẻ cho bạn đọc

ROS là gì trong chứng khoán? Thuật ngữ ROS là một chỉ số kinh tế có vai trò rất quan trọng, phản ánh cho sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp. Trong chứng khoán, chỉ số ROS được sử dụng trong phương pháp phân tích cơ bản kết hợp cùng các chỉ số khác như ROA, ROE để hỗ trợ nhà đầu tư đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp chính xác nhất ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Đây đều là những chỉ số kinh tế đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán của nhà đầu tư cũng như đánh giá được hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chỉ số ROS và kiến thức xoay quanh chỉ số này qua bài viết ngay sau đây!

ROS là gì trong chứng khoán?

ROS là tên gọi viết tắt của cụm từ Return On Sales, chỉ số ROS được hiểu là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp. Chỉ số này cho biết từ 1 đồng doanh thu thuần thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp đó.

ROS được thể hiện bởi tỷ lệ phần trăm. Ví dụ: ROS = 50% có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần của doanh nghiệp bỏ ra sẽ thu về được 1 đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó, ROS còn phản ánh cho mức độ hiệu quả của công tác quản lý và kiểm soát chi phí của mỗi doanh nghiệp. Nếu giá trị ROS càng cao, chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt, khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp cao.

Đọc thêm:  Make Out là gì và cấu trúc cụm từ Make Out trong câu Tiếng Anh

=> Trở thành một nhà Đầu Tư chuyên nghiệp và làm chủ phương pháp phân tích cơ bản, hãy đăng ký ngay: Khóa Học Phân Tích Cơ Bản – Let Profit Run

Ý nghĩa kinh tế của ROS là gì?

ROS có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Đặc biệt trong công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp, bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được ROS phản ánh rất rõ ràng về mức độ hiệu quả, từ đó giúp doanh nghiệp tạo ra doanh thu lớn nhất với chi phí tối thiểu.

Trong công thức xác định ROS, chỉ tiêu doanh thu thuần luôn là giá trị dương, do đó giá trị ROS âm hay dương sẽ phụ thuộc bởi giá trị của lợi nhuận sau thuế.

  • Nếu ROS âm, chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, các nhà quản lý doanh nghiệp đang quản lý không tốt chi phí của doanh nghiệp, bao gồm chi phí bán hàng, chi phí đầu vào, chi phí quản lý,…

  • Nếu ROS dương, chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang làm ăn có lãi. Đặc biệt, khi ROS càng cao thì mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh doanh nghiệp càng tốt.

Mặc dù vậy, ROS còn phụ thuộc nhiều vào đặc điểm cụ thể của mỗi lĩnh vực kinh doanh. Do đó, nhà đầu tư nên chú trọng việc so sánh giữa ROS của doanh nghiệp đó trung bình chung của nhóm ngành, từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra nhận định chính xác nhất.

Cách tính ROS

Dữ liệu được sử dụng để tính toán ROS là từ bảng “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” của doanh nghiệp.

Đọc thêm:  1 Điểm lô bao nhiêu tiền? Cách tính điểm lô chi tiết nhất từ cao thủ

Công thức tính ROS:

ROS = Lợi nhuận sau thuế (Net Profit) / Tổng doanh thu thuần (Total Sales) * 100%

Với đơn vị tính ROS là phần trăm (%).

Phương pháp tính ROS từ Báo cáo tài chính

Từ Báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp công bố theo định kỳ hàng quý, hàng năm, nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định được ROS thông qua các bước đơn giản sau:

Bước 1: Xác định chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.

Bước 2: Xác định doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ.

Tổng giá trị lưu chuyển thuần của doanh nghiệp được xác định bằng cách cộng tổng của doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính và thu nhập khác.

Bước 3: Tính ROS theo công thức tính đã cung cấp ở phần trên.

Những nguồn dữ liệu cung cấp sẵn ROS là gì?

Một cách để nhà đầu tư không cần tính toán ROS đó là lấy trực tiếp từ các nguồn dữ liệu cung cấp sẵn ví dụ như: các công ty chứng khoán, các trang báo về chứng khoán và doanh nghiệp.

Một số trang phổ biến có thể kể đến như: Cafef, FreeStock, Vietstock Finance, StockBiz,..

Cách đánh giá ROS trong chứng khoán

Để đánh giá doanh nghiệp dựa trên ROS, nhà đầu tư cần phân tích dựa theo những yếu tố dưới đây:

  • Nếu ROS đứng độc lập

Nếu như giá trị ROS > 10% thì có thể kết luận doanh nghiệp đó là doanh nghiệp mạnh.

  • Tỷ số ROS so với giá trị trung bình ngành

Do ROS trung bình ngành của mỗi ngành là khác nhau, do đó nhà đầu tư chỉ cần so sánh xem giá trị ROS doanh nghiệp so trung bình ngành có tốt hơn hay không thôi.

  • Xu hướng biến động của ROS

Một công ty muốn hoạt động bền vững thì việc duy trì ổn định hoặc gia tăng theo thời gian đối với tỷ số ROS là rất cần thiết. Nếu ROS diễn biến ổn định hoặc tăng trong 3-5 năm là một dấu hiệu rất tốt.

  • Mục tiêu của doanh nghiệp

Đọc thêm:  Giản dị là gì? Ý nghĩa của giản dị trong cuộc sống đời thường

Một doanh nghiệp khi có mục tiêu về niềm tin của khách hàng, gia tăng thị phần hay Marketing, thì cũng sẽ dẫn đến sự biến động của ROS.

  • Phụ thuộc vào chiến lược của doanh nghiệp

Một số doanh nghiệp có giá trị ROS âm, chứng tỏ đang làm ăn thua lỗ, thông thường là một dấu hiệu xấu tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ, do chiến lược của doanh nghiệp nên ROS tạm thời có kết quả âm.

  • Doanh nghiệp theo chu kỳ hay đột biến

Vào đúng chu kỳ hoạt động kinh doanh tốt, doanh nghiệp sẽ thu về lợi nhuận tăng trưởng nhanh chóng, và lợi nhuận sẽ giảm mạnh khi chu kỳ kết thúc. Đó chính là lý do nhà đầu tư nên theo dõi ROS doanh nghiệp từ 3 đến 7 năm để có đánh giá chính xác nhất. Bên cạnh đó, khi tính ROS phải loại bỏ những khoản thu nhập bất thường của doanh nghiệp để đảm bảo tính khách quan cho kết quả.

Như vậy, trên đây là tổng hợp toàn bộ kiến thức căn bản và cần thiết cho nhà đầu tư khi mới tìm hiểu về ROS là gì trong chứng khoán. Thông qua bài viết, chúng tôi đã cung cấp khái niệm, ý nghĩa kinh tế cũng như cách tính ROS trong phân tích chứng khoán, rất mong nhà đầu tư đã nắm rõ và sẽ vận dụng hiệu quả trong việc đánh giá một doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư. Chúc các nhà đầu tư sẽ luôn có những giao dịch hiệu quả và thành công trên thị trường!

=> Tham khảo: Khóa học phân tích cơ bản Let Profit Run – làm chủ các cơ hội đầu tư, thấu hiểu doanh nghiệp, biến thông tin thành lợi nhuận!

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button