Wiki

Cách ly là gì? Quy định mới nhất về cách ly xã hội và giãn cách xã

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Giãn cách xã hội là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Đại dịch Covid 19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, dịch bệnh Covid -19 đã và đang có tác động sâu rộng đến tất cả mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong năm 2020, cả nước đã chung tay phòng chống dịch COVID-19 và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, được nhân dân và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Bước sang năm 2021, dịch bệnh trên thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, đã phát hiện biến thể mới của virus có tốc độ lây lan nhanh ở trên nhiều quốc gia. Để nhanh chóng kiểm soát, triệt để dập dịch, không để bùng phát trong cộng đồng, Chính phủ tiếp tục ban hành những quy định mới về ” cách ly xã hội” và “giãn cách xã hội” được xem là hai biện pháp hiệu quả nhất trong công tác phòng chống đại dịch. Bài viết dưới đây sẽ đi vào phân tích khái niệm và những vấn đề xoay quanh hai biện pháp này.

* Căn cứ pháp lý:

– Chỉ thị 05/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid 19;

– Chỉ thị 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid 19;

Lương làm thêm giờ là gì? Cách tính tiền lương làm thêm giờ và tăng ca ban đêm?

1. Cách ly là gì?

Trong các phương tiện chăm sóc y tế, cách ly là một trong số các biện pháp có thể được thực hiện để kiểm soát nhiễm trùng: ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm lây truyền từ một bệnh nhân đến bệnh nhân khác, đến nhân viên y tế và đến người thăm bệnh, hoặc từ người bên ngoài đến một bệnh nhân cụ thể (cách ly ngược). Có nhiều hình thức cách ly khác nhau, như việc thay đổi thủ tục tiếp xúc, đưa bệnh nhân cách ly xa tất cả những người khác. Trong một hệ thống được xây dựng và sửa đổi định kỳ bởi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhiều cấp độ cách ly bệnh nhân khác nhau bao gồm việc áp dụng một hoặc nhiều ”biện pháp phòng ngừa” được mô tả chính thức.

Cách ly được sử dụng phổ biến nhất khi bệnh nhân được phát hiện mắc một bệnh truyền nhiễm (lây truyền từ người này sang người khác) do virus hoặc vi khuẩn. Có một số trang thiết bị đặc biệt được sử dụng trong quản lý bệnh nhân dưới nhiều hình thức cách ly khác nhau. Bao gồm các vật dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (như áo choàng, khẩu trang và găng tay), kiểm soát kỹ thuật (như phòng áp suất dương, phòng áp suất âm, thiết bị lưu lượng không khí, và các hàng rào cơ học và kết cấu khác nhau). Các phòng cách ly chuyên dụng có thể được xây dựng sẵn trong bệnh viện hoặc các đơn vị cách ly dã chiến tại các cơ sở trong trường hợp khẩn cấp có dịch bệnh bùng phát.

Cách ly trong tiếng Anh được dịch là “Quarantine”.

Quarantine means that one of the measures that can be taken is to control the infection, prevent infectious diseases, and spread from the patient.

2. Hiểu thế nào về cách ly xã hội và giãn cách xã hội:

Khái niệm “cách ly toàn xã hội” và “giãn cách xã hội” đã được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam, là chiếc “chìa khóa vàng” để hạn chế sự bùng phát và lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng. Tuy đã được sử dụng rộng rãi, nhưng trong một chừng mực nào đó vẫn còn sự tranh luận xoay quanh 2 thuật ngữ trên. Vậy, cách ly xã hội là gì? Giãn cách xã hội là gì?

Đọc thêm:  Flex Là Gì? Flex Trong Rap Có Nghĩa Như Nào Và Văn Hoá Flex

a) Cách ly xã hội là gì?

Trước những diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19, ngày 31/03/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp phòng, chống Covid-19. Theo đó, toàn thể nhân dân thực hiện cách ly toàn xã hội 15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 01/4/2020, trên phạm vi cả nước theo nguyên tắc cách ly gia đình với gia đình, thôn bản với thôn bản, xã với xã, huyện với huyện, tỉnh với tỉnh.

Theo đó, thuật ngữ “cách ly xã hội” trong Chỉ thị số 16/CT-TTg là phương pháp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, bằng việc giữ khoảng cách trong xã hội để để đối phó với tình huống nguy hiểm như bùng phát dịch bệnh. Giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng chưa phải là phong tỏa xã hội. Trong bối cảnh ấy, không đóng cửa hay dừng hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu; các nhà máy vẫn hoạt động nhưng phải có phương án bảo vệ công nhân, người lao động; các cơ quan có thể ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ nhân viên làm việc tại nhà; người dân nên ở nhà chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người; xe cộ được đi lại giữa các tỉnh lân cận nhưng phải khi thật sự cần thiết.

b) Giãn cách xã hội là gì?

Song song với khái niệm “cách ly xã hội”, nhiều người sử dụng “giãn cách xã hội” để thể hiện đầy đủ và chính xác về thuật ngữ “social distancing”. Theo đó, giãn cách xã hội là một nhóm biện pháp nhằm duy trì khoảng cách vật lý giữa người với người, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Khoảng cách vật lý ấy lại được phân làm nhiều cấp độ, từ khoảng cách tối thiểu giữa người với người là 2m, đến hạn chế tập trung nơi đông người, đóng cửa các cơ quan, hay hạn chế đi lại.

3. Quy định mới nhất về “cách ly xã hội” và “giãn cách xã hội”:

3.1. Quy định về “giãn cách xã hội”:

Tại Việt Nam, trong các ngày 27 và 28 tháng 01 năm 2021, đã ghi nhận nhiều ca dương tính trong cộng đồng do biến thể mới của vi-rút (72 ca tại nhà máy POYUN, Khu công nghiệp Cộng Hòa thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương và 11 ca liên quan đến nhân viên an ninh của sân bay Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh); là trường hợp lây nhiễm cộng đồng lớn nhất từ trước đến nay, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng. Để nhanh chóng kiểm soát hiệu quả, triệt để dập dịch, không để bùng phát trong cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2021 về giãn cách xã hội như sau:

Thực hiện giãn cách xã hội toàn bộ thành phố bắt đầu trong thời gian theo quy định đối với từng địa phương có tình hình dịch chuyển biến phức tạp theo nguyên tắc cách ly gia đình với gia đình, thôn với thôn, xã với xã, phường với phường… Yêu cầu mọi người dân chỉ ra khỏi nhà khi thật cần thiết (như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu), đi làm việc (tại cơ quan, nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa hoặc bị dừng hoạt động) và các trường hợp khẩn cấp khác. Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng; giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi tiếp xúc.

– Tạm dừng tất cả hoạt động trường học, hoạt động công cộng, cơ sở vui chơi, giải trí, tập trung đông người, các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu.

– Tạm dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng từ thành phố Chí Linh ra bên ngoài, trừ các trường hợp vì lý do công vụ hoặc trường hợp thật sự cần thiết. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân. Bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất.

Đọc thêm:  IPhone 12 Pro Max 128GB Like New 99% - Di Động Sài Gòn

– Người đứng đầu các cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định áp dụng biện pháp đóng cửa, dừng hoạt động các cơ sở không đảm bảo an toàn phòng chống dịch; chỉ đạo truy vết thần tốc, khoanh vùng, dập dịch, xét nghiệm trên diện rộng và thực hiện cách ly tập trung với các trường hợp tiếp xúc gần trong 21 ngày; căn cứ theo mức độ nguy cơ với từng khu vực trên địa bàn, quyết định áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo:

– Rà soát, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn, đặc biệt tại các cơ sở y tế, trường học, khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp, các khu vực thường xuyên có hoạt động tập trung đông người.

– Quyết định áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội căn cứ theo mức độ nguy cơ với từng khu vực trên địa bàn.

– Yêu cầu người dân thực hiện nghiêm các giải pháp về đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập đông người, giữ khoảng cách nơi công cộng.

– Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý nghiêm các vi phạm.

Bộ Y tế tập trung nguồn lực, kịp thời hỗ trợ các tỉnh nhanh chóng dập dịch; chủ động có phương án, kịch bản để xử lý hiệu quả trong tình huống dịch bệnh bùng phát.

Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động nhập cảnh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh, tổ chức nhập cảnh trái phép.

Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí và Ủy ban nhân dân các tỉnh tiếp tục thông tin về tình hình và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân đề cao cảnh giác, không hoang mang với dịch bệnh.

3.2. Quy định về “giãn cách xã hội”:

Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Các ngành, các cấp, các địa phương đã nghiêm túc triển khai theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên, một số nội dung của Chỉ thị còn chưa được hiểu và thực hiện thống nhất.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu:

– Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết:

+ Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

+ Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…

+ Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này.

Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m.

– Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ… được tiếp tục hoạt động. Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó có các biện pháp:

Đọc thêm:  Nupakachi nghĩa là gì? - Hiệp Sĩ Top

+ Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế;

+ Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp;

+ Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động;

+ Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.

Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động. Cơ quan y tế địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch tại các cơ sở nêu trên.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố công khai loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình phải tạm đình chỉ hoạt động.

– Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân.

Bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất. Các địa phương bãi bỏ ngay các biện pháp dừng, ngăn cấm người và phương tiện qua lại địa phương mình không đúng với Chỉ thị số 16/CT-TTg.

– Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức làm việc tại nhà phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, không để đình trệ công việc, nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

– Các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan, chủ động điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm phù hợp với các nội dung nêu trên; phối hợp, giải quyết các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề vướng mắc phát sinh.

5. Vai trò của “cách ly xã hội” và “giãn cách xã hội”

Nếu không áp dụng biện pháp giãn cách xã hội có thể làm quá tải hệ thống Y tế khi dịch bệnh bùng phát. Theo các nghiên cứu dịch tễ học, 1 người nhiễm Covid-19 có thể lây bệnh cho 2 người khác, 2 người nhiễm bệnh có thể lây cho 4 người khác, 4 người nhiễm có thể lây cho 16 người khác. Số lượng người nhiễm bệnh sẽ tăng nhanh theo cấp số nhân đến một con số mà mọi người không thể tưởng tượng được, nếu không có các biện pháp phòng, tránh, hạn chế lây lan.

Lúc đó, Hệ thống Y tế không có khả năng điều trị cho toàn bộ người nhiễm bệnh. Những hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực sẽ khiến nhiều người bệnh không được điều trị hoặc chậm trễ trong điều trị, gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội. Mọi chuyện sẽ hoàn toàn thay đổi nếu chúng ta áp dụng tốt hai biện pháp này hướng đến những mục tiêu chính:

– Tốc độ lây lan của dịch bệnh sẽ được kiềm hãm;

– Nền y tế sẽ không bị quá tải và mọi người đều sẽ có cơ hội được điều trị;

– Có đủ thời gian để những người đã nhiễm bệnh được điều trị và phục hồi.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button