Wiki

Phép thế là gì? Có mấy loại phép thế? Lấy ví dụ … – Luật Dương Gia

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Phép thế là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Để đa dạng hơn cấu trúc câu và ngữ nghĩa thì có rất nhiều cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật hay các phép trong câu, chẳn hạn như phép thế, là một phép mà chúng ta rất hay sử dụng cả trong cuộc sống hằng ngày lẫn trên sách vở và ghi chép. Vậy bạn đã hiểu như thế nào về phép thế và có mấy loại phép thế? Bài viết dưới đây chúng tôi xin trả lời đầy đủ và chi tiết nhất các thắc mắc như trên đây.

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Phép thế là gì?

Trong tiếng việt chúng ta đã nghe và biết về phép thế đây chính là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ cụ thể nào đó mà có ý nghĩa và mang hàm ý tương tự như từ ngữ đó cụ thể trong một phép thế thì cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Hay nói một cách ngắn gọn thì phép thế là cách sử dụng ở câu đứng sau từ có tác dụng thay thế câu đứng trước.

Đọc thêm:  Khác nhau giữa Việt Minh, Việt Cộng, Cộng Sản - Khacnhaugiua.vn

Phép thế thay thế các từ ngữ đứng trước bằng đại từ hay từ ngữ có nghĩa tương đương. Ví dụ:

“ Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc vạm vỡ… Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận… Tuy thế người trai làng Phù Đổng chẳng mong nhận bổng lộc gì…”

Như vậy dựa trên ví dụ về một đoạn văn trên sử dụng nhiều từ thay thế cho Phù Đổng Thiên Vương. Ở trong đoạn văn này thì từ ngữ như các từ thay thế Phù Đổng Thiên Vương là: Trang nam nhi, tráng sĩ, người trai làng Phù Đổng.

Như vậy thông qua định nghĩa và các ví dụ về phép thế như trên ta thấy phép thế có những vai trò rất đặc biệt đối với sử dụng câu và tùy theo hoàn cảnh thì phép thế này không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng

2. Phép thế tiếng Anh là gì?

Phép thế tiếng Anh là ” sorcery”.

3. Có mấy loại phép thế:

3.1. Thế đồng nghĩa:

Thế đồng nghĩa bao gồm việc dùng từ đồng nghĩa, cách nói vòng (nói khác đi), cách miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế.

Ví dụ:

Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm… (Nguyễn Ðình Thi)

Đọc thêm:  Cao 1m55 nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?

3.2. Thế đại từ:

Thế đại từ chúng ta hiểu đây là phép thế rất quan trọng, phép thế này dùng để chỉ những đại từ cụ thể như nhân xưng, phiếm định, chỉ định để thay cho một từ ngữ, một câu, hay một ý gồm nhiều câu v. v… nhằm tạo ra tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng.

Ví dụ 1:

Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi. (Hải Hồ)

Ví dụ 2:

Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Ðó là một truyền thống quý báu của ta. (Hồ Chí Minh)

4. Lấy ví dụ về phép thế:

Ví dụ 1:

“Tài” và “đức” luôn là hai khái niệm đi song song và đồng hành với nhau trong bất kỳ một lĩnh vực nào của cuộc sống. Thật vậy, chúng đều là những thước đo giá trị bản thân của mỗi con người. Có “tài” , tức là tài năng, nhưng lại không có “đức” thì sẽ chẳng bao giờ có thể thành công. Một người kỹ sư giỏi, thế nhưng anh ta không biết cách cư xử thì sẽ không có ai muốn làm việc với anh ta; một bác sĩ, không biết cách đối nhân xử thế, vô đạo đức dù cho chuyên môn của họ có tốt đến đâu thì cũng sẽ chẳng ai muốn hợp tác với họ. Nếu “tài” là cánh cửa để mở ra con đường đến thành công thì “đức” sẽ là chiếc chìa khóa để mở khóa được cánh cửa ấy. Ngược lại, nếu chỉ có “đức” mà không có “tài” thì làm việc gì cũng khó. Trong xu thế phát triển như hiện nay, việc đòi hỏi năng lực của mỗi người là rất quan trọng và cần thiết, cơ hội sẽ khó mà đến với chúng ta nếu ta không có bất kỳ một kỹ năng hay chuyên môn nào. Do đó, cả “tài” và “đức” đều rất có giá trị, từ đấy mà đòi hỏi mỗi chúng ta cần biết trau dồi hài hòa cả tài năng và đạo đức để có thể hoàn thiện bản thân, thích ứng với mọi môi trường trong cuộc sống. Ta không nên chỉ coi trọng “đức” mà quên đi nỗ lực để có “tài”, cũng không nên vì quá trau dồi “tài” mà bỏ quên đi cách cư xử đạo đức.

Đọc thêm:  Góc hỏi - đáp: Xét nghiệm HPV bao nhiêu tiền và 1 số thông tin khác

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button