Wiki

Nông sản là gì? Hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Nông sản là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tới nhiều thị trường lớn trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu GDP quốc gia. Vậy nông sản là gì và thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam hiện nay như thế nào? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.

I. Nông sản là gì? Phân loại nông sản

Hiện nay, trên thế giới tồn tại nhiều quan điểm về nông sản và chúng có sự khác biệt nhất định. Cụ thể như sau:

1. Theo ấn phẩm “Codex Alimentarius – Organically Produced Foods” của Tổ chức Nông lương thế giới FAO (2006), nông sản phẩm/sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp là bất kỳ sản phẩm hay hàng hóa nào, dù là thô hay đã chế biến, được trao đổi trên thị trường cho mục đích tiêu dùng của con người (không kể nước, muối và các chất phụ gia) hay thức ăn cho động vật.

2. Hiệp định Nông nghiệp (AoA) của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO xác định nông sản là tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà hoá mã số thuế). Tất cả các sản phẩm còn lại trong Hệ thống thuế mã HS được xem là sản phẩm phi nông nghiệp (còn được gọi là sản phẩm công nghiệp). Theo đó, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:

  • Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi,…
  • Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,…
  • Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô,…
nông sản là gì
Nông sản là sản phẩm của ngành nông nghiệp

3. Theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn quy định: “(1) Nông nghiệp tại Nghị định này bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp; (2) Nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp”.

Có thể thầy rằng, so với quan điểm về nông sản của Việt Nam, quan điểm của WTO có sự khác biệt: nông sản không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp. Mặt khác, tại Việt Nam, các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản được gộp vào lĩnh vực công nghiệp nên sản phẩm của các ngành chế biến này không được coi là nông sản như các khái niệm của FAO hay WTO.

Từ các quan điểm về nông sản của các tổ chức quốc tế và Việt Nam, có thể rút ra khái niệm Nông sản là gì như sau: Nông sản là sản phẩm của ngành nông nghiệp, không bao gồm các sản phẩm của hoạt động chăn nuôi và các ngành lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp.

Nông sản được chia làm 7 loại chính bao gồm: Gạo, cà phê, điều, hồ tiêu, chè, rau quả, sắn và các sản phẩm từ sắn theo Thông tư 37/2018/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, nông sản chủ lực Việt Nam. Bên cạnh đó, có thể phân loại nông sản thành 3 loại dựa vào công dụng của chúng, cụ thể như sau:

  • Nông nghiệp thiết yếu: Loại nông sản này được con người sử dụng hàng ngày để duy trì sự sống bao gồm gạo, lúa mì, bột mì, sữa, rau quả tươi,…
  • Nông sản phái sinh: Loại nông sản này được con người sử dụng để bổ sung những dưỡng chất để cơ thể phát triển, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, bao gồm bánh mì, bơ, dầu ăn,…
  • Nông sản được chế biến: Là những mặt hàng đã trải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau, thành phần và cấu trúc của nông sản đã bị thay đổi so với trạng thái ban đầu như bánh kẹo, nước ngọt, bia, bông xơ,…
Nông sản được chia thành 3 loại: Nông sản thiết yếu, phái sinh và chế biến

II. Đặc điểm của mặt hàng nông sản

Bản chất của mặt hàng nông sản là kết quả của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vì vậy, nông sản sẽ mang một số đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm:

1. Nông sản có tính đa dạng

Ở mỗi vùng miền khác nhau có điều kiện tự nhiên và khí hậu khác nhau, vì vậy sẽ có những mặt hàng nông sản tương ứng. Bên cạnh đó tính đa dạng của nông sản Việt Nam đem lại nhiều khó khăn. Việc sản xuất không đồng bộ, rời rạc chưa đem lại hiệu quả cao. Mỗi vùng, miền sản xuất và canh tác mỗi kiểu nên chất lượng nông sản chưa đồng đều, nông sản tạo ra chất lượng không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

2. Nông sản mang tính thời vụ

Quá trình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản phụ thuộc vào mùa vụ gieo trồng do vậy luôn mang tính thời. Do đó mà chúng ta thường hay nghe được cụm từ là trái vụ, chính vụ.

Đọc thêm:  Thị phần là gì? Vai trò và cách xác định thị phần tăng trưởng?

Vào chính vụ các điều kiện thuận lợi , mặt hàng nông sản thường dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng khá đồng đều. Do số lượng nông sản quá nhiều nên bị đẩy giá thường rất thấp. Ngược lại, khi trái vụ thì nông sản khan hiếm, chất lượng không đều nhau và giá bán thường cao.

3. Nông sản chịu nhiều ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên

Quá trình sản xuất các mặt hàng nông sản Việt Nam chịu tác động rất lớn bởi các điều kiện tự nhiên như: mưa, nắng nóng, lũ lụt, sương muối, tuyết…Những điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng của nông sản.

Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt thì sản xuất đạt năng suất cao các mặt hàng nông sản có chất lượng tốt và đồng đều. Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi như nắng nóng hoặc giá rét kéo dài gây hạn hán hoặc bão lụt sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng cây trồng, từ đó dẫn đến các mặt hàng nông sản cũng khan hiếm và chất lượng thấp.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản

4. Nông sản chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi người tiêu dùng

Nông sản là các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người. Vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người. Chính vì vậy, chất lượng nông sản luôn là tiêu chí đầu tiên được người tiêu dùng quan tâm khi quyết định mua hàng.

Chất lượng nông sản sẽ là tiêu chí cho các mặt hàng nông sản khi muốn xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Chất lượng sẽ thông qua các yêu cầu về: An toàn vệ sinh thực phẩm, lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản, nhiễm kim loại nặng, nhiễm vi sinh vật gây hại…Mặt hàng nông sản Việt Nam phải đáp ứng được những tiêu chí này thì mới đủ điều kiện để xuất khẩu sang nước ngoài và khẳng định mình trên trường quốc tế.

III. Hoạt động xuất khẩu nông sản ở Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu nông sản là việc một quốc gia bán nông sản cho một quốc gia khác để thu lợi nhuận, trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán. Hoạt động xuất khẩu nông sản ở Việt Nam hiện nay có dấu hiệu khởi sắc và đạt được những thành tựu lớn.

1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế

a. Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước

Xuất khẩu các loại hàng hóa nói chung và hàng nông sản nói riêng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở chỗ chiếm phần lớn trong tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam (GDP), thu nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Xuất khẩu nông sản càng lớn thì càng góp phần làm tăng GDP, thể hiện được năng lực cạnh tranh của đất nước về xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

b. Thu về nguồn ngoại tệ lớn, tạo nguồn vốn nhập khẩu công nghệ hiện đại

Hoạt động xuất khẩu nông sản có ý nghĩa thiết thực: nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, không những thu về rất một nguồn ngoại tệ lớn tạo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu công nghệ tiến tiến mà quan trọng hơn còn là cơ hội phát huy các lợi thế so sánh của đất nước, mở rộng các ngành nghề sản xuất, giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho xã hội.

Vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản
Vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế

c. Tạo động lực cho doanh nghiệp mở rộng quy mô, hiện đại hóa công nghệ, kỹ thuật sản xuất

Hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu và mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài, học tập phong cách quản lý, tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ quản lý kinh doanh. Nhờ xuất khẩu mà các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, từng bước tăng trưởng và phát triển, từ đó đáp ứng nhu cầu đầy đủ của thị trường trong và ngoài nước với những đơn hàng có gía trị lớn, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, để đáp ứng những yêu cầu ngày càng gắt gao của những thị trường xuất khẩu khó tính, doanh nghiệp cần liên tục cải tiến công nghệ kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

d. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại

Sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của hội nhập kinh tế quốc tế và thương mại quốc tế, trong đó xuất khẩu là một hoạt động đóng góp trực tiếp làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng hiện đại, phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành. Việc xuất khẩu thu ngoại tệ về và sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu các nguyên vật liệu, công nghệ kỹ thuật hiện đại,.. tác động đến cơ cấu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thay đổi cách làm việc.

Từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông sản, của doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản, của quốc gia xuất khẩu nông sản. Xuất khẩu nông sản tăng làm đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, từ đó góp phần thay đổi cơ cấu hàng hóa có giá trị cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường thế giới.

2. Những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản

Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản được chia thành 3 nhóm: Các yếu tố tác động đến cung, các yếu tố tác động đến cầu và các yếu tố hấp dẫn, cản trở.

a. Các yếu tố tác động đến cung nông sản xuất khẩu

Cung nông sản là nguồn sản xuất, cung cấp nông sản ra thị trường. Các yếu tố tác động đến cung nông sản bao gồm:

1. Giá bán nông sản trên thị trường quốc tế: Theo quy luật thị trường, khi giá bán trên thị trường quốc tế tăng thì lượng cung xuất khẩu cũng tăng. Trong thương mại quốc tế, giá bán thường đại diện bằng tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái tăng thì đồng nội tệ tăng giá so với ngoại tệ, giá hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt hơn, qua đó ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung xuất khẩu và ngược lại.

Đọc thêm:  1 chén cơm gạo lứt bao nhiêu calo? Ăn nhiều giảm cân không?

2. Các yêu tố đầu vào sản xuất nông nghiệp: Các yếu tố này được chia thành 3 loại chính bao gồm lao động, tài nguyên và tư bản. Khi số lượng, chất lượng của các yếu tố này tăng sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng lượng cung nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

3. Một số yếu tố khách quan khác: Hoạt động sản xuất nông sản còn chịu tác động của các yếu tố khách quan, điển hình là điều kiện tự nhiên, chất lượng giống và khả năng phòng chống dịch bệnh của nền nông nghiệp quốc gia. Sản lượng nông sản sản xuất ra càng lớn thì lượng cung trên thị trường càng dồi dào.

Giá nông sản thế giới tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản
Giá nông sản thế giới tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam

b. Các yếu tố tác động đến cầu

Cầu nông sản là nhu cầu tiêu thị nông sản của người tiêu dùng. Thành phần này bị tác động bởi một số yếu tố sau đây:

1. Giá bán nông sản trên thị trường thế giới: Theo luật cầu, giá bán sản phẩm có tác động ngược chiều đến cầu. Do vậy, các quốc gia, các doanh nghiệp thường cố gắng xây dựng giá bán cạnh tranh. Tuy nhiên, điều đó lại gặp vấp phải các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu, phổ biến là “kiện bán phá giá” tác động lớn đến khả năng xuất khẩu nông sản. Bên cạnh đó, việc giảm giá đồng nội tệ cũng là chính sách phổ biến để đẩy mạnh xuất khẩu của các quốc gia.

2. Thu nhập của người tiêu dùng: Nông sản thuộc vào loại hàng hóa thông thường, khi thu nhập của người tiêu tăng thì cầu tăng với những mức tăng khá đa dạng tùy vào từng loại nông sản. (Ngược lại đối với hàng hóa thứ cấp, khi thu nhập tăng thì cầu sẽ giảm).

3. Chất lượng và thương hiệu của nông sản: Khi lựa chọn nông sản, người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến chất lượng, mức tồn dư hóa chất, khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Do đó, chất lượng và thương hiệu nông sản tác động mạnh tới khả năng xuất khẩu nông sản. Các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu càng nghiêm ngặt thì khả năng xuất khẩu nông sản của nước xuất khẩu càng giảm và ngược lại.

4. Thị hiếu của người tiêu dùng: Người tiêu dùng của các nước phát triển cao thường ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu. Để tăng khả năng xuất khẩu nông sản, quốc gia xuất khẩu cần tích cực xây dựng thương hiệu nông sản, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường nhập khẩu.

5. Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh: Hoạt động xuất khẩu nông sản cũng chịu ảnh hưởng lớn từ hàng hóa các nước khác đang được tiêu thị tại nước xuất khẩu. Một thị trường nhập khẩu hấp dẫn (quy mô dân số và mức sống của người tiêu dùng cao) luôn là mục tiêu của các quốc gia. Vì vậy, những thị trường này có môi trường cạnh tranh khốc liệt. Nếu hàng hóa của đối thủ có sức cạnh tranh tốt sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của phía mình vì người tiêu dùng luôn lựa chọn những sản phẩm tốt hơn.

Chất lượng nông sản ảnh hưởng đáng kể đến khả năng xuất khẩu

c. Các yếu tố hấp dẫn, cản trở

Hoạt động xuất khẩu còn chịu tác động của các yếu tố hấp dẫn, cản trở, bao gồm: yếu tố khoảng cách (khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ), chính sách khuyến khích, quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu; chất lượng thể chế, môi trường kinh doanh của nước xuất, nhập khẩu và một số yếu tố khác.

1. Khoảng cách địa lý: Trên thực tế, chi phí vận chuyển và bảo quản nông sản xuất khẩu thường lớn và tác động tiêu cực tới khả năng xuất khẩu nông sản bởi nông sản là hàng hóa có trọng lượng lớn và cần bảo quản cẩn trọng để đảm bảo chất lượng. Mặt khác nếu doanh nghiệp xuất khẩu theo giá thì chi phí vận chuyển được tính vào giá bán sản phẩm. Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm đều khẳng định yếu tố này tác động ngược chiều đến khả năng xuất khẩu nông sản.

2. Khoảng cách về công nghệ: Khoảng cách công nghệ càng lớn thì chênh lệch chất lượng và chi phí giao dịch càng cao, do vậy khả năng xuất khẩu sẽ giảm và ngược lại. Đây chính là tác động ngược chiều của khoảng cách công nghệ tới hoạt động xuất khẩu nông sản.

3. Chính sách khuyến khích, quản lý hoạt động xuất khẩu: Các chính sách khuyến khích xuất khẩu như chính sách tỷ giá hối đoái, tín dụng xuất khẩu, thương mại tự do, xúc tiến thương mại,… có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu nông sản. Ngược lại các hàng rào thuế quan và phi thuế quan (hàng rào kỹ thuật, hạn ngạch nhập khẩu, phòng vệ thương mại,…) của nước nhập khẩu gây một số khó khăn đáng kể cho hoạt động xuất khẩu.

4. Mối quan hệ giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu trên nhiều khía cạnh như ngoại giao, chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử,…: 2 quốc gia càng có mối quan hệ gần gũi thì hoạt động thương mại giữa các nước càng thuận lợi. Chẳng hạn, nếu các nước xuất khẩu nhập khẩu đều là thành viên của các FTA thì rào cản thuế quan và phi thuế quan được xóa bỏ, hàng hóa được tự do di chuyển giữa các quốc gia, người tiêu dùng được mua hàng hóa với giá rẻ, chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,.. từ đó thúc đẩy khả năng xuất khẩu nông sản của các quốc gia.

Chính sách thương mại tự do tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu phát triển

3. Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam hiện nay

a. Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam

Trên thế giới, thương mại hàng hóa toàn cầu trong Quý II/2022 tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với Quý I và có khả năng tiếp tục yếu đi trong nửa cuối năm 2022 do xung đột ở U-crai-na, áp lực lạm phát gia tăng và các chính sách thắt chặt tiền tệ ở các nền kinh tế phát triển.

Xung đột U-crai-na làm gián đoạn đáng kể hoạt động thương mại và sản xuất các mặt hàng năng lượng, gây biến động mạnh trên thị trường năng lượng toàn cầu. Dấu hiệu nhận thấy rõ ràng nhất là giá năng lượng tăng cao khiến lạm phát tăng đáng kể. Các ngân hàng trung ương lớn đã phản ứng với lạm phát cao bằng cách tăng lãi suất dẫn đến hệ quả thắt chặt các điều kiện tài chính ở nhiều quốc gia.

Đọc thêm:  Giá vàng 24K hôm nay bao nhiêu 1 chỉ ? 【Mới Nhất】

Tại Việt Nam, áp lực lạm phát chủ yếu giới hạn ở một số hàng hóa như nguyên vật liệu và dịch vụ liên quan đến vận tải, logistic. Điều này tác động trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu do tăng chi phí vận tải khiến giá bán tăng, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. Giá cả leo thang cũng ảnh hưởng tới tiêu dùng của người dân trong nước, ảnh hưởng tới tiêu dùng của Chính phủ và các tác nhân kinh tế. Từ đó, ảnh hưởng không nhỏ tới tổng cầu.

b. Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới, trong 10 tháng đầu năm 2022, nền kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh chóng khi các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 bị rỡ bỏ và tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do; các chính sách hỗ trợ như lãi suất thấp, gia hạn thời gian nộp thuế, tăng trưởng tín dụng,… và những chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ.

Về hoạt động xuất khẩu nông sản, theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt trên 16,3 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2021, cán cân thương mại mặt hàng nông tiếp tục xuất siêu. Số liệu cụ thể được tổng hợp trong bảng dưới đây (Nguồn: Tổng cục Thống kê).

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2022 Ước tính 9 tháng đầu năm 2022 9 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước (%) Lượng (Nghìn tấn) Giá trị (triệu USD) Lượng Giá trị Rau quả 2.445 88.9 Hạt điều 382 2.291 89.4 86.0 Cà phê 1.349 3.076 113.7 137.6 Chè 91 156 99.2 101.6 Hạt tiêu 173 774 82.6 107.7 Gạo 5.443 2.640 119.3 109.3 Sắn và các sản phẩm từ sắn 2.352 1.036 109.2 121.0 Cao su 1.413 2.319 109.7 107.8

Hoa kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2022, theo sau lần lượt là thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của nông sản Việt Nam và kết quả xuất khẩu 9 tháng sang EU cũng là một điểm sáng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu nông sản vẫn còn nhiều hạn chế như chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô, xuất khẩu tiểu ngạch còn nhiều; xuất khẩu vào thị trường cao cấp còn ít; tái diễn tình trạng ùn ứ phương tiện ở cửa khẩu phía Bắc, thậm chí một số mặt hàng xuất khẩu bị trả về do không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cũng như truy xuất nguồn gốc xuất xứ,… Xung đột Ucraina khiến giá dịch vụ logistic tăng cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm,…

c. Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam

Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam hơn nữa, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp nên thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau đây:

1. Về phía doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ quy định về an toàn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm cũng như nguồn gốc xuất xứ của nông sản xuất khẩu để tránh bị điều tra hoặc áp dụng các hình thức phòng vệ thương mại. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu và liên tục cập nhập thông tin về thị trường cũng như những tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu

2. Về phía các hiệp hội sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản: Thường xuyên cập nhật và thông báo kịp thời tới các doanh nghiệp thành viên về những thay đổi chính sách thương mại quốc tế, những yêu cầu kỹ thuật và những rào cản phi thuế quan, đảm bảo mọi doanh nghiệp thành viên đều nắm rõ thông tin thị trường và quy định về sản phẩm của nước sở tại.

3. Về phía các cơ quan nhà nước: Xây dựng những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đồng nhất, theo các tiêu chuẩn toàn cầu; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và đẩy nhanh đàm phát, ký kết, thực thi các hiệp định thương mại tự do và hợp tác quốc tế, góp phần mở rộng thị trường cũng như rỡ bỏ những rào cản thương mại. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác phân tích, nghiên cứu và dự báo tình hình, cảnh báo doanh nghiệp trước những biến động quốc tế.

Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản

Trên đây là những thông tin cần biết về Nông sản và hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam hiện nay. Đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản, công tác lưu trữ và sắp xếp hàng hóa là rất quan trọng để vừa đảm bảo nông sản được bảo quản một cách tốt nhất, tránh hư hỏng lại giảm thiểu chi phí. Để tối ưu việc này, hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng xe nâng hàng kho lạnh, xe nâng chui container để sắp xếp, di chuyển hàng hóa trong kho cũng như xếp dỡ nông sản trong container xuất khẩu.

Tại Việt Nam, các sản phẩm xe nâng Hangcha luôn được các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản ưu tiên lựa chọn bởi độ bền cao và khả năng vận hành mạnh mẽ. Dòng xe này được ủy quyền nhập khẩu, phân phối chính thức và duy nhất bởi Công ty Cổ phần xe nâng Thiên Sơn, kèm theo đó là những ưu đãi về giá, thời hạn bảo hành cũng như dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì chuyên nghiệp.

Nếu có nhu cầu tìm hiểu và chọn mua xe nâng sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản hoặc các lĩnh vực khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0869 285 225 để được các chuyên gia của Công ty cổ phần xe nâng Thiên Sơn tư vấn tận tình và báo giá tốt nhất!

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button