Giáo dục

Học Kinh Tế Ra Làm Gì? 10+ Nghề “hái Ra Tiền” Ngành Kinh Tế

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Học kinh tế ra trường làm gì để chia sẻ cho bạn đọc

Bạn đang muốn theo đuổi học ngành kinh tế nhưng vẫn mông lung về ngành học này vì đây là ngành khá rộng. Và câu hỏi được đặt ra là học kinh tế ra làm gì? Theo ngành kinh tế thì có cơ hội phát triển, thăng tiến hay không? Nếu bạn thắc mắc thì cùng tìm hiểu sâu hơn về ngành kinh tế và cơ hội làm việc sau tốt nghiệp qua bài viết dưới đây của Mua Bán nhé!

Tổng quan về ngành kinh tế

Để biết được học kinh tế ra làm gì thì trước hết bạn cần hiểu ngành kinh tế là gì. Đây là ngành học về những hoạt động trao đổi, giao thương, buôn bán hàng hoá, dịch vụ giữa các cá thể như người tiêu dùng, hộ kinh doanh, công ty, doanh nghiệp… với nhau; trong một nước hoặc giữa các nước với nhau. Chính vì thế, kinh tế được biết đến là một ngành học rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực. Không những thế, ngành này còn có quan hệ chặt chẽ với một số ngành khác như: khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xã hội học…

Kinh tế là ngành học rất rộng, vậy học kinh tế ra làm gì?
Kinh tế là ngành học rất rộng, vậy học kinh tế ra làm gì?

Không chỉ nhân lực ngành kinh tế mà người lao động tại các ngành nghề khác như sản xuất, kỹ thuật… cũng là nhân tố quan trọng, gián tiếp tham gia vào hoạt động kinh tế. Do đó, nếu bạn không học chuyên ngành kinh tế mà học các ngành kỹ thuật, các ngành công nghiệp, y dược… thì vẫn hoàn toàn làm những nghề nghiệp liên quan đến kinh doanh.

>>> Xem thêm: Kinh doanh quốc tế làm gì? Mức lương hấp dẫn như thế nào?

Học kinh tế ra làm gì?

Là một ngành rộng nên nhiều bạn gặp khó khăn trong việc định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp và đặt ra câu hỏi học kinh tế ra làm gì. Dưới đây sẽ là một số vị trí bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế:

Kinh doanh, nghiên cứu thị trường

Nhân viên kinh doanh là một trong những công việc được nhiều sinh viên khối ngành kinh tế sau khi ra trường lựa chọn. Nếu là một nhân viên kinh doanh, bạn sẽ là một phần trong bộ phận quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của phòng là xây dựng các chiến lược kinh doanh, thúc đẩy doanh số, xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng…

Sinh viên kinh tế ra trường có thể làm nghiên cứu thị trường
Học kinh tế ra làm gì? Sinh viên kinh tế ra trường có thể làm nghiên cứu thị trường

Bên cạnh vị trí nhân viên kinh doanh, bạn còn có thể làm một nhân viên nghiên cứu thị trường cũng thuộc bộ phận kinh doanh. Vị trí này đặc biệt quan trọng trong điều kiện mọi hoạt động của doanh nghiệp diễn ra đều dựa trên nguồn tài nguyên dữ liệu như hiện nay. Nhiệm vụ chính của họ là thu thập thông tin từ thị trường, đối thủ, khách hàng… để làm cơ sở cho những quyết định quan trọng trong kinh doanh.

Marketing

Marketing là một đáp án rất tốt cho câu hỏi “học kinh tế ra làm gì?”. Trước kia, Marketing được biết đến là một chuyên ngành nằm trong ngành Quản trị kinh doanh. Nhưng hiện nay, chuyên ngành này được tách ra và hoạt động như một ngành độc lập. Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên có thể làm việc tại bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng thị trường… trong các doanh nghiệp sản xuất, tổ chức thương mại, dịch vụ hay các tập đoàn, cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận…

Đọc thêm:  Nhiệm vụ của kế toán trong trường học - Luật Dương Gia
Marketing là lựa chọn của khá nhiều sinh viên kinh tế hiện nay
Để trả lời học kinh tế ra làm gì, Marketing là lựa chọn của khá nhiều sinh viên kinh tế hiện nay

Vài năm trở lại đây, nhân viên Marketing là bộ phận vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Do đó, công việc này vô cùng áp lực và đòi hỏi năng lực tư duy sáng tạo.

>>> Xem thêm: Cơ hội việc làm của ngành kinh tế quốc tế năm 2022

Làm việc trong ngân hàng

Đây là một câu trả lời rất phổ biến và truyền thống của “học kinh tế ra làm gì?”. Các bạn sinh viên học ngành kinh tế ra trường lựa chọn làm việc cho các ngân hàng rất nhiều. Một trong những lý do chính bên cạnh việc tài chính ngân hàng là một chuyên ngành của nhóm ngành kinh tế là mức đãi ngộ của nghề ngân hàng thường rất hấp dẫn. Và một số công việc bạn có thể đảm nhận như:

  • Kiểm soát tài chính.
  • Hoạch định tài chính.
  • Phân tích rủi ro.
  • Phân tích dữ liệu và cố vấn.
  • Giới thiệu, cung cấp và tư vấn các dịch vụ kinh tế – tài chính cho khách hàng.
Nhân viên ngân hàng là lựa chọn rất phổ biến của sinh viên ngành kinh tế
Học kinh tế ra làm gì? Nhân viên ngân hàng là lựa chọn rất phổ biến của sinh viên ngành kinh tế

Các lĩnh vực thuộc kế toán, kiểm toán

Nếu muốn trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, chắc chắn bạn sẽ cần đào tạo sâu và chuyên nghiệp hơn các nghiệp vụ kế toán. Tuy nhiên, nhiều kế toán viên không phải xuất thân từ sinh viên kế toán mà lại là sinh viên kinh tế. Đảm nhận việc làm kế toán bạn sẽ tập trung vào việc giám sát tình hình tài chính của một tổ chức, đơn vị hay công ty. Công việc chính mà một kế toán viên phải làm bao gồm ghi chép, phân loại, diễn giải và trình bày các thông tin tài chính.

Làm công việc kế toán đòi hỏi bạn cần phải có kỹ năng phân tích tốt, khả năng tính toán chuyên nghiệp. Bên cạnh đó còn cần kiến thức về tin học kinh tế, nắm được các yếu tố liên quan đến tài chính công ty, có khả năng cụ thể hoá những dữ liệu thu thập được. Mà những khả năng này thì các sinh viên kinh tế thường mang trong mình. Và điều này tạo điều kiện tốt để họ có thể đảm nhiệm tốt vai trò của các kế kiểm toán viên.

Kinh tế ngày càng phát triển, Kế toán là một vị trí không thể nào thiếu trong các doanh nghiệp, công ty dẫn đến nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành này khác cao.

Học kinh tế ra làm kế toán, kiểm toán
Kế toán, kiểm toán cũng là một đáp án tốt cho “học kinh tế ra làm gì?”

Khi bạn quyết định theo nghề kế kiểm toán viên chuyên nghiệp thì bạn nên học thêm để sở hữu các chứng chỉ kế toán như CPA, CMA… Đây là chứng chỉ kiểm tra năng lực chuyên môn, nên nếu bạn có thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn cao hơn, cơ hội nghề nghiệp cũng rộng mở hơn.

Tư vấn tài chính, kinh tế

Chuyên gia kinh tế lúc nào cũng đóng vai trò chủ chốt trong môi trường kinh doanh cũng như tư vấn tài chính. Ở doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, họ có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau, miễn là liên quan đến nghiên cứu kinh tế.

>>> Có thể bạn quan tâm: Consultant là gì? Cơ hội nghề nghiệp và các kỹ năng cần trang bị

Một người làm công việc tư vấn tài chính kinh tế hay nghiên cứu kinh tế thì cần phải có kiến thức chuyên những học thuyết cũng như các mô hình kinh tế trên thế giới. Đặc biệt, họ còn phải có kỹ năng phân tích, khả năng tính toán tốt và sự quyết đoán.

Học kinh tế ra làm gì — Tư vấn tài chính kinh tế
Học kinh tế ra làm gì — Tư vấn tài chính kinh tế

Không chỉ hoạt động trong các doanh nghiệp, một người làm tư vấn tài chính còn có thể tư vấn riêng cho một số cá nhân để giúp họ phát triển kinh tế. Trường hợp này việc cập nhật kiến thức mới về tình hình toàn bộ kinh tế là vô cùng cần thiết.

Chuyên viên phân tích dữ liệu, thẩm định rủi ro

Những người chuyên viên phân tích dữ liệu, thẩm định rủi ro tài chính sẽ đảm nhiệm công việc đánh giá, đưa ra lời khuyên về tác động của những rủi ro tài chính có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Để làm được việc này, bạn cần có kiến thức sâu rộng về cả kinh doanh và kinh tế. Từ việc thẩm định rủi ro, các chuyên gia sẽ lập báo cáo và tạo các kế hoạch chiến lược để giảm thiểu rủi ro này.

Đọc thêm:  Hướng dẫn cách kẻ mắt nước dành cho người mới tập tành trang

Làm việc trong các cơ quan nhà nước

Ngoài các doanh nghiệp, tổ chức thì bạn hoàn toàn có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế. Tại đây, bạn sẽ đảm nhiệm vai trò phân tích rủi ro, phân tích giá cả, cố vấn tài chính và hoạch định kinh tế. Cụ thể trong lĩnh vực công, nhà kinh tế học có thể đảm nhiệm những công việc liên quan đến thuế, giao thông, thương mại, năng lượng và rất nhiều công việc khác liên quan đến chi tiêu công.

Học kinh tế có thể làm việc trong cơ quan nhà nước
Học kinh tế ra làm gì?? Học kinh tế có thể làm việc trong cơ quan nhà nước

Đặc biệt, trong giai đoạn kinh tế toàn cầu đều bị suy thoái như hiện nay thì nhu cầu tìm kiếm nhân lực cho lĩnh vực này càng cao.

>>>Xem thêm: Nên học ngành gì năm 2022 để dễ tìm việc và lương cao?

Nghiên cứu, giảng dạy ​

Học kinh tế ra làm gì? Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể học tiếp sau đại học. Sau khi học xong bậc đại học chuyên ngành kinh tế, bạn có thể học cao hơn để tham gia vào công tác nghiên cứu, giảng dạy. Bạn cần có đủ kiến thức về chuyên môn, biết cách phân tích dữ liệu, thực trạng xu hướng phát triển kinh tế và rèn luyện sự tự tin để đưa ra được các dự báo, báo cáo kinh tế.

Đối tượng chính của các khoá học kinh tế thường là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tài chính hoặc cơ quan công quyền cần tìm lời khuyên về xây dựng chính sách, phát triển chiến lược kinh doanh. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể giảng dạy chuyên ngành kinh tế tài chính tại các trường Đại học hay Cao đẳng nữa.

Sau khi học kinh tế có thể nghiên cứu hoặc trở thành giảng viên kinh tế
Học kinh tế ra làm gì? Sau khi học kinh tế có thể nghiên cứu hoặc trở thành giảng viên kinh tế

Một số công việc khác

Không những có cơ hội việc làm đa dạng, sinh viên ngành Kinh tế học ra trường cũng có thể làm trái ngành với mức lương cực kì tốt. Đặc điểm của sinh viên học ngành này thường là những người nhanh nhẹn, hoạt bát, có kỹ năng giao tiếp, am hiểu về công nghệ và có vốn ngoại ngữ tốt. Đây là những kỹ năng mà có thể chuyển đổi được, giúp họ dễ dàng làm quen và thích nghi với một vài ngành nghề không liên quan đến chuyên môn của mình. Ví dụ như:

  • Xuất nhập khẩu, logistics.
  • Marketing.
  • Đối ngoại.
  • Đầu tư.
  • Quản trị nhân lực.
  • Quản trị du lịch và lữ hành.
  • Luật kinh tế.
học kinh tế ra làm gì
Học kinh tế ra làm gì? Học kinh tế ra làm quản trị nhân lực và các ngành nghề khác

Các trường đào tạo ngành kinh tế

Các trường đào tạo ngành kinh tế khu vực miền Bắc

  • Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
  • Đại học Ngoại thương (FTU)
  • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB)
  • Đại học Thương mại
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Học viện Chính sách và Phát triển
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Học viện Tài chính
  • Đại học Lao động Xã hội
  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Hải Dương
  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Nông lâm Bắc Giang
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  • Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh
  • Đại học Thái Bình

Các trường đào tạo ngành kinh tế khu vực miền Trung

  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Vinh
  • Đại học Kinh tế Nghệ An
  • Đại học Kinh tế – Đại học Huế
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Quang Trung
học kinh tế ra làm gì
Trường đại học Tây Nguyên

Các trường đào tạo ngành kinh tế khu vực miền Nam

  • Đại học Kinh tế TP HCM (UEH)
  • Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP HCM) (UEL)
  • Đại học Kinh tế Tài Chính TP HCM (UEF)
  • Đại học Tài chính – Marketing (UFM)
  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Dân lập Lạc Hồng
  • Đại học Ngoại thương – Cơ sở phía Nam
  • Đại học Nông Lâm TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Tiền Giang
  • Đại học Trà Vinh
học kinh tế ra làm gì
Đại học Kinh tế – Tài chính TP HCM

Bí quyết giúp bản thân phát huy tốt khi học ngành kinh tế

Trau dồi kiến thức, kinh nghiệm về kinh tế, tài chính và thị trường

Đây là những yếu tố rất quan trọng sau khi bạn sở hữu tấm bằng về khối ngành Kinh tế. Ngành kinh tế luôn phát triển và đổi mới từng ngày, bạn sở hữu được những kinh nghiệm cơ bản về kinh tế, tài chính và thị trường là bước đệm giúp bạn có cơ hội việc làm sau này. Đây là điều mà bất kì doanh nghiệp nào cũng yêu cầu khi tuyển nhân sự tại vị trí liên quan đến kinh tế, vì vậy bạn cần nắm rõ những kiến thức cơ bản này.

Đọc thêm:  Top 8 địa chỉ học nghề nail tại Hà Nội uy tín, chuyên nghiệp
học kinh tế ra làm gì
Trau dồi kiến thức, kinh nghiệm về kinh tế, tài chính và thị trường

Thường xuyên ôn luyện để nắm vững kiến thức học ở trường

Để phát huy năng lực tư duy, bạn phải nghiên cứu và nắm vững nguyên tắc phương pháp luận biện chứng duy vật, tự trang bị cho mình vốn kiến thức mà đã được giảng viên đã giảng dạy ở trường, không ngừng rèn luyện, phải tích cực tự học tập rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân để từng bước hoàn thành và phát triển nghề nghiệp tương lai. Bên cạnh đó, bạn cần phải đổi mới phương pháp tự học, tự tìm tòi, khám phá đạt hiệu quả. Ý thức tự học phụ thuộc vào năng lực và phương pháp học của các bạn.

học kinh tế ra làm gì
Thường xuyên ôn luyện để nắm vững kiến thức học ở trường

Lựa chọn nghề phù hợp với bản thân và chuyên ngành đã học

Đây là điều mà bất kì sinh viên nào cũng cần xác định trước khi bước vào cánh cửa đại học. Tuy nhiên, để xác định được ngành học của mình, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của ngành học mà mình đang theo đuổi. Một trong những yếu tố quan trọng khác là ngành học có phù hợp với sở thích và đam mê của mình hay không? Nếu đó là niềm đam mê của mình thì việc lựa chọn ngành học sẽ giúp bạn có động lực để theo đuổi và học tốt ngành nghề mà mình đã lựa chọn.

học kinh tế ra làm gì
Lựa chọn nghề phù hợp với bản thân và chuyên ngành đã học

Lựa chọn môi trường làm việc phù hợp

Bạn nên lựa chọn môi trường làm việc phù hợp để có thể phát triển tốt được khả năng của bản thân. Lựa chọn môi trường làm việc tốt với chế độ lương thưởng phúc lợi đầy đủ, phong cách làm việc cởi mở, đồng nghiệp thân thiện, vui vẻ, cấp trên luôn hỗ trợ, tạo điều kiện cho bạn có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Thu nhập sau tốt nghiệp của sinh viên ngành kinh tế

Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế cũng được quan tâm rất nhiều bên cạnh câu hỏi học kinh tế ra làm gì. Mức lương của người làm trong ngành kinh tế phụ thuộc vào từng vị trí khác nhau mà họ đảm nhận. Đối với một sinh viên mới ra trường thì mức lương dành cho bạn sẽ khoảng 8 triệu đồng/tháng. Còn nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm, năng lực cao hơn thì cũng đồng nghĩa với mức lương của bạn cũng cao hơn. Khi đảm nhiệm các chức vụ cấp cao trong doanh nghiệp, tổ chức thì mức lương của bạn hoàn toàn có thể lên đến vài trăm triệu đồng/tháng.

Học kinh tế nên hay không chọn công việc trái ngành?

Nếu không theo đuổi được công việc đúng chuyên ngành kinh tế mà bạn đã học thì bạn hoàn toàn có thể chọn một công việc trái ngành. Đặc điểm của sinh viên kinh tế thường sẽ là những người linh hoạt, nhanh nhẹn và có kỹ năng giao tiếp tốt. Đặc biệt nhiều bạn còn có vốn ngoại ngữ tốt, cụ thể là tiếng Anh. Do đó, nếu chọn một công việc trái ngành thì những kỹ năng này có thể giúp họ dễ dàng thích nghi cũng như làm quen được với nghề mình chọn một cách nhanh chóng. Bạn hoàn toàn có thể theo đuổi một trong số những ngành nghề dưới đây:

  • Xuất nhập khẩu, logistics.
  • Đối ngoại.
  • Đầu tư.
  • Quản trị nhân lực.
  • Quản trị du lịch và lữ hành.
  • Luật kinh tế.
Sinh viên học kinh tế hoàn toàn có thể làm công việc trái ngành
Sinh viên học kinh tế hoàn toàn có thể làm công việc trái ngành

>>> Xem thêm: Làm việc trái ngành: Nhiều người vẫn thành công chỉ sau vài năm ra trường

Qua bài viết trên đây của Mua Bán, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi học kinh tế ra làm gì rồi đúng không. Mong rằng với những thông tin trên đây bạn có thể phần nào hiểu thêm về lĩnh vực này và có định hướng công việc đúng đắn nhé! Đừng quên truy cập Muaban.net, trang rao vặt hàng đầu Việt Nam để cập nhật liên tục các thông tin tìm việc làm mới nhất và đầy đủ nhất.

Có thể bạn quan tâm: Một số việc làm thời vụ TP HCM đang được tuyển dụng tại Muaban.net

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button