Giáo dục

Nhiệm vụ của kế toán trong trường học – Luật Dương Gia

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Ke toan truong hoc phai lam gi để chia sẻ cho bạn đọc

Kế toán trong trường học là một trong những công việc đòi hỏi tính chính xác và những công việc khác với kế toán trong doanh nghiệp hay tại các công ty. Vậy kế toán trong trường học sẽ làm những công việc gì? Phải đảm nhiệm những nhiệm vụ gì? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin pháp lý hữu ích về vấn đề này.

1. Khái niệm kế toán trường học là gì?

Như chúng ta đã biết kế toán là một trong những ngành nghề rất quan trọng đối với hầu như tất cả các lĩnh vực trong hệ thống những ngành nghề. Ta thường thấy những công việc kế toán phổ biến nhất là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, công ty hay doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nhưng bên cạnh đó, không chỉ đối với loại hình công ty hay doanh nghiệp thì những loại hình như nhà trường, trường học cũng cần có bộ phận kế toán, nhân viên kế toán để thực hiện những công việc, những nghiệp vụ giành riêng cho kế toán liên quan trong loại hình nhà trường, trường học

Nói như vậy, ta có thể hình dung ra công việc của bộ phận kế toán tại nhà trường chính là giải quyết những công việc liên quan đến tài chính, liên quan đến kế toán trong khu vực phạm vi trường học. Bên cạnh đó còn là bộ phận tham mưu, hỗ trợ tạo nên các chính sách liên quan đến tài chính của nhà trường, liên quan đến hoạch định các khoản thu chi trong nhà trường để mọi vấn đề luôn được minh bạch và rõ ràng

2. Nhiệm vụ của kế toán trường học là gì?

Căn cứ theo quy định pháp luật và dựa trên thực tế cho thấy thì nhiệm vụ của kế toán trường học bao gồm các nhiệm vụ như sau:

  • Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

Đây là một trong những công việc vô cùng quan trọng trong bất cứ công việc , nhiệm vụ nào của kế toán. Việc thu thập thông tin bước đầu, xử lý thông tin bước đầu khi tiếp cận đối tượng kế toán. Việc thu thập toàn bộ thông tin cũng như dữ liệu kế toán sẽ giúp cho nhân viên kế toán có được đầy đủ thông tin và hiểu rõ về đối tượng mà mình đang làm việc để công việc kế toán tại trường học được hiệu quả hơn

  • Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán
Đọc thêm:  Đặc Điểm Nổi Bật Của Mô Hình Trường Học Mới ... - Cdsp Ninh Thuận

Việc kiểm tra, giám sát các khoản thu, khoản chi tài chính là một trong những nhiệm vụ bắt buộc của kế toán. Việc kiểm tra này giúp cho việc cân đối thu chi, cũng như già soát, kiểm tra những khoản thu chi đã đúng vfa hợp lý hay chưa? Đồng thời việc thực hiện các nghĩa vụ thu hay nộp, thanh toán nợ hay thu hồi nợ cũng là những quy trình rất quan trọng. Bên cạnh đó việc quản lý, sử dụng và kiểm tra tài sản từ nguồn hình thành tài sản, để kịp thời phát hiện nếu có sai phạm và nhanh chóng đưa ra hình thức xử lý đối với những hành vi vi phạm

  • Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán bao gồm các nhiệm vụ cụ thể như sau:

– Tiến hành các quá trình xây dựng và làm nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch tài chính như kế hoạch tài chính ngắn hạn,kế hoạch tài chính trung hạn,kế hoạch tài chính dài hạn phù hợp với từng nội dung công việc.

– Cung cấp các thông tin cần thiết,các số liệu kế toán cần thiết tới ban quản lý ban lãnh đạo khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện công việc bảo quản giấy tờ, lưu trữ hồ sơ giấy tờ liên quan đến tài chính, chứng từ liên quan đến kế toán, sổ sách liên quan đến công tác tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán nói chung cũng như nhiệm vụ của kế toán nói riêng.

– Tiến hành thực hiện việc theo dõi các công việc liên quan đến kế toán, phối hợp với các bộ phận, ban ngành , hỗ trợ và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ kế toán của các đơn vị trong Trường.

– Tham gia các hội đồng: Thi đua khen thưởng, xét học bổng, kiểm kê thanh lý tài sản, đấu thầu,…, và các hoạt động tổ chức đoàn thể trong Nhà trường.

– Thực hiện các nhiệm vụ, các công việc khác được Nhà trường giao theo quy định pháp luật và phù hợp với công việc của bộ phận kế toán .

3. Công việc của kế toán trường học làm những gì?

  • Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các bộ phân nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp

Kiểm tra, đối chiếu số liệu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế toán trường học. Bởi lẽ, việc kiểm tra đối chiếu khi được thực hiện thường xuyên và liên tục sẽ giúp cho việc kiểm tra đối chiếu được thực hiện dễ dàng, nếu có phát hiện sai phạm thì sẽ kịp thời xử lý theo quy định pháp luật

  • Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ phát sinh
Đọc thêm:  Ngành Vật lý học là gì? Học ngành Vật lý học ra trường làm gì?

Đối với các định khoản trước đó đã có, bộ phận kế toán sẽ phải tiến hành thực hiện kiểm tra thường xuyên nhằm mục đích rà soát, kiểm soát nếu có các định khoản phát sinh để kịp thời đưa ra phương pháp xử lý và giải quyết theo quy định

  • Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp

Một trong những công việc luôn là sự ưu tiên hàng đầu với bộ phận kế toán đó chính là việc kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết rồi từ những số liệu đó tiến hành việc tổng hợp để tổng quan khái quát một các toàn diện việc chi tiêu cũng như thực hiện cân đối số liệu giữa các định khoản, giữa việc thu chi, giữa việc cân đối với nhau

  • Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết

Đây là công việc bắt buộc phải làm đối với công việc là một kế toán. Việc trùng khớp số liệu giữa các định khoản, giữa thu và chi, và số dư còn lại phải được thực hiện thường xuyên. Số dư cuối kì sau khi thực hiện thu chi phải là một con số hợp lý. Nếu việc thu chi không được thực hiện một cách hợp lý thì số dư cũng sẽ không hợp lệ. Chính từ đây bộ phận kế toán phải có những kiến nghị và những phương hướng giải quyết sao cho đúng đăn và phù hợp để kịp thời cân đối thu chi và số dư sao cho hợp lý

  • Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, Tài sản cố định, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT và báo cáo thuế khối văn phòng trường, lập quyết toán văn phòng cơ quan

Đối với những nội dung trên, đây được coi là những công việc chính, những công việc không thể thiếu đối với bộ phận kế toán. Bao gồm : thu nhập, chi phí, khấu hao, tài sản cố định, công nợ……

  • Theo dõi công nợ khối văn phòng, quản lý tổng quát công nợ toàn cơ quan. Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi toàn cơ quan

Việc thu chi và số dư liên quan trực tiếp đến một nội dung khác nữa đó chính là công nợ. Việc xác định và đề xuất kịp thời những chính sách dự phòng để kịp thời giải quyết là một trong những vấn đề rất cần thiết

  • Lập báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết

Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình làm việc của bộ phận kế toán tại trường hoc. Việc lập báo cáo tài chính theo từng quý, từng tháng hay 6 tháng và theo năm để việc theo dõi được diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn

Bên cạnh đó, bộ phận kế toán còn có những công việc chính như sau:

  • Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán
  • Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở
  • Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu
  • Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu
  • Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách văn phòng kế toán tài vụ
  • Kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến ….
Đọc thêm:  [Sách Giải] Bài 1: Giới thiệu nghề nấu ăn

Tư vấn trường hợp cụ thể

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi là kế toán trường Trung học cơ sở công lập. Hiện nay thủ quỹ, kiêm văn thư trường tôi đi công tác. Hiệu trưởng yêu cầu tôi phải thu tiền học sinh và giữ con dấu hộ với lý do học vụ không được quyền thu hộ. Như vậy, tôi có được quyền làm theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng hay không? Quy định ở đâu? Xin chân thành cảm ơn.

nhiem-vu-cua-ke-toan-trong-truong-hoc

>> Luật sư tư vấn pháp luật kế toán qua tổng đài: 1900.6568

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Luật kế toán 2015

2. Nội dung tư vấn

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là kế toán trường Trung cơ sở công lập. Hiện tại thủ quỹ kiêm văn thư của trường đang đi công tác, Hiệu trưởng yêu cầu bạn thu tiền học sinh và giữ con dấu. Điều 4 Luật kế toán 2015 quy định nhiệm vụ của kế toán như sau:

– Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

– Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

– Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

– Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

Như vậy theo quy định trên, công việc thu tiền của học sinh và giữ hộ con dấu mà Hiệu trưởng giao cho bạn không thuộc nhiệm vụ của kế toán. Nếu nội quy cơ quan bạn đang làm việc có quy định hoặc có sự phân công công việc từ phía Hiệu trưởng (có quyết định rõ ràng) thì bạn có thể thực hiện công việc Hiệu trưởng giao cho bạn.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button