Wiki

Bao nhiêu tuổi được làm Căn cước công dân? – LuatVietnam

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Bao nhiêu tuổi làm cccd để chia sẻ cho bạn đọc

Độ tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân

Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định rõ:

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.

Như vậy, từ đủ 14 tuổi là người dân được làm thẻ Căn cước công dân. Đồng thời căn cứ theo Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC, khi làm Căn cước công dân lần đầu, người dân sẽ không phải nộp lệ phí cấp.

Căn cứ Điều 21 Luật Căn cước công dân, Thẻ Căn cước công dân chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định. Căn cước công dân cấp lần đầu có hiệu lực đến khi đủ 25 tuổi thì phải đi làm lại. Tương tự, các lần sau sẽ phải làm lại vào năm đủ 40 tuổi, 60 tuổi.

Trường hợp Căn cước công dân được cấp/đổi/cấp lại trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi như trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Luật Căn cước công dân không có yêu cầu bắt buộc phải làm Căn cước ngay khi 14 tuổi. Tuy nhiên, người đủ tuổi làm Căn cước công dân nên sắp xếp thời gian sớm nhất để làm thủ tục cấp thẻ Căn cước.

Đọc thêm:  Tìm hiểu ngay Today là dấu hiệu của thì nào? - Bhiu.edu.vn
Bao nhiêu tuổi được làm Căn cước công dân? (Ảnh minh họa)

Đủ tuổi nhưng không làm Căn cước công dân có bị phạt hay bị bắt?

Làm Căn cước công dân khi đủ tuổi vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Bởi lẽ, Căn cước công dân là loại giấy tờ chứng minh nhân thân quan trọng, được sử dụng trong hầu hết các giao dịch và thủ tục hành chính tại Việt Nam.

Để quản lý việc sử dụng Căn cước công dân, Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân…

Theo quy định trên, khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền nhưng không có Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân, người bị kiểm tra có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng.

Thông thường, các trường hợp bị kiểm tra Căn cước công dân chỉ xảy ra khi có hành vi vi phạm pháp luật hay nghi ngờ vi phạm.

Ngoài ra, một số người cho rằng, khi bị kiểm tra Căn cước công dân nhưng không có thì sẽ bị “bắt” – tạm giữ hành chính. Đây là nhận định chủ quan và không chính xác.

Đọc thêm:  Nà ní nghĩa là gì trên Facebook? Bật mí thông tin bạn chưa biết

Theo Điều 16 Nghị định 142/2021/NĐ-CP, chỉ có 05 trường hợp bị tạm giữ hành chính là:

– Trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự, gây thương tích cho người khác.

– Trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

– Trường hợp thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng/cơ sở giáo dục bắt buộc/cơ sở cai nghiện bắt buộc.

– Trường hợp vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

– Trường hợp xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.

Như vậy, ngoài các trường hợp nêu trên, người không mang Căn cước công dân sẽ không bị tạm giữ hành chính mà công an chỉ mời về để xác minh nhân thân.

Trên đây là thông tin về: Bao nhiêu tuổi được làm Căn cước công dân? Nếu có thắc mắc khác liên quan, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ giải đáp.

>> Cập nhật thủ tục làm Căn cước công dân gắn chip mới nhất

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button