Wiki

Thai nhi 30 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên hữu ích dành

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của 30 tuần thai nhi nặng bao nhiêu để chia sẻ cho bạn đọc

Mang thai 30 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Mang thai đến tuần thứ 30, tóc của mẹ sẽ dày hơn, ngưng dài ra và ít rụng hơn. Tuy nhiên, vài tháng sau khi sinh, tóc mẹ có thể trở nên mỏng đi và rụng nhanh hơn.

Ngoài ra, mẹ sẽ thấy mệt mỏi hơn trong những ngày cuối tuần thai thứ 30, đặc biệt nếu mẹ thường bị mất ngủ. Mẹ cũng sẽ lóng ngóng hơn bình thường vì trọng tâm cơ thể thay đổi do tăng cân nhanh, bụng to ra và do hormone thai kỳ thay đổi sẽ khiến dây chằng bị giãn và làm cho khớp gối lỏng. Giãn dây chằng còn khiến chân mẹ to ra, vì thế hãy sớm sắm cho mình những đôi giày mới để di chuyển linh hoạt và dễ dàng hơn.

Những điều cần lưu ý

Một trong những dấu hiệu đặc trưng ở khi mang thai 30 tuần là tâm trạng thay đổi nhanh chóng. Hormone thay đổi cùng những biến chứng gây khó chịu có thể làm tâm trạng mẹ lên xuống thất thường. Ngoài ra, những suy nghĩ về quá trình sinh nở, những lo lắng liệu mình sẽ trở thành người mẹ tốt hay không cũng khiến mẹ thấy bất an. Nếu những cảm xúc ấy liên tục xuất hiện, hãy đi khám để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.

Đọc thêm:  1 quả trứng gà bao nhiêu calo, ăn trứng gà sống có tốt không, lưu ý

Ở giai đoạn này, mẹ cũng có thể gặp phải hội chứng ống cổ tay (CTS). Căn bệnh này thường liên quan đến việc đánh máy thường xuyên nhưng đây cũng là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Có đến 62% các bà mẹ gặp phải tình trạng này.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể có các triệu chứng mang thai đặc trưng của tam cá nguyệt thứ ba như cơn gò Braxton Hicks, mệt mỏi, đau lưng và các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, ợ nóng….

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 30 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Mẹ có thể cảm thấy khó thở trong thời gian này. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tử cung của mẹ đang ngày càng mở rộng và ép tất cả cơ quan nội tạng khác, đặc biệt là phổi, để có thể tạo ra đủ không gian cho bé phát triển. Mẹ bầu 30 tuần tuổi nên trao đổi sớm với bác sĩ nếu hiện tượng khó thở của mẹ xảy ra thường xuyên.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Bước vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ sẽ gặp bác sĩ thường xuyên hơn, cứ mỗi hai tuần và sau đó là mỗi tuần một lần cho đến khi em bé được sinh ra. Trong lần kiểm tra này, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp, cân nặng của mẹ và hỏi mẹ về bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng mà mẹ đang gặp phải. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ mô tả cử động và giờ giấc hoạt động của bé. Cũng như các lần khám trước, vào tuần thai thứ 30, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách đo kích thước của tử cung người mẹ.

Đọc thêm:  Cao 1m63 nặng bao nhiêu kg là chuẩn đẹp, có cao lên được không?

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 30

thai nhi 30 tuần

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

Cảm giác hụt hơi hay khó thở có thể khiến mẹ khó chịu nhưng điều này không hề ảnh hưởng đến bé con 30 tuần trong bụng mẹ. Bé vẫn nhận đủ lượng oxy cần thiết thông qua nhau thai.

Mẹ không nên sử dụng bất cứ loại thuốc ngủ nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hiện nay, không có bất kỳ loại thuốc ngủ nào hoàn toàn an toàn cho phụ nữ có thai.

Sự thay đổi cảm xúc liên tục có thể khiến mẹ khó chịu. Bạn có thể thử một số mẹo sau để giúp tinh thần thoải mái hơn như:

  • Nằm nghiêng bên trái khi ngủ, nếu không thoải mái, bạn có thể kê thêm gối để hỗ trợ
  • Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng với các thực phẩm giàu dinh dưỡng
  • Vận động nhẹ nhàng với các hoạt động như bơi, tập yoga, thiền…
  • Trao đổi, chia sẻ những băn khoăn, lo lắng của bạn với chồng, gia đình và bạn bè.

Đối với hội chứng ống cổ tay, bạn có thể khắc phục bằng cách:

  • Hạn chế các hoạt động đòi hỏi cử động tay lặp đi lặp lại, chẳng hạn như sử dụng máy tính hoặc làm đồ thủ công.
  • Nẹp cổ tay để giảm áp lực lên dây thần kinh. Điều này có thể hữu ích vào ban đêm vì bạn có thể ngủ sai tư thế, khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng
  • Hỏi bác sĩ về các bài tập kéo dài và tăng cường sức mạnh của tay, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau an toàn hoặc các phương pháp điều trị khác nếu các triệu chứng của bạn xấu đi.
Đọc thêm:  VAR là gì? Công nghệ VAR trong bóng đá Euro, World Cup?

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button