Wiki

VAR là gì? Công nghệ VAR trong bóng đá Euro, World Cup?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Var la gi để chia sẻ cho bạn đọc

Chắc hẳn khi chúng ta nhắc tới Công nghệ VAR ai cũng đã từng nghe qua nó trong lĩnh vực bóng đá Euro, World Cup. Có thể nói công nghệ này đã được nhắc tới rất nhiều nhưng để hiểu về nó lại có rất ít người có thể am hiểu về công nghệ này.

1. VAR là gì?

VAR (Video Assistant Referee) là công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video. Hiện tại, công nghệ này được sử dụng để hỗ trợ, giúp các trọng tài bóng đá nắm bắt tình hình trận đấu và đưa ra những quyết định chính xác nhất trong những trường hợp gây tranh cãi.

Đầu tiên, hệ thống VAR được thử nghiệm tại Anh và một vài trận ở Đức và Ý. Đến năm 2018, lần đầu tiên công nghệ Var được áp dụng chính thức trong một kỳ World Cup.

VAR, với ý nghĩa của nó, được sử dụng để các trận đấu được minh bạch, công bằng hơn. Trên thực tế, đúng là sự xuất hiện của VAR mang đến một số khía cạnh tích cực, nhất là làm sáng tỏ hơn các tình huống liên quan đến bàn thắng.

Công nghệ Var đã cho thấy sức ảnh hưởng của mình khi đóng góp không nhỏ vào một loạt các quyết định quan trọng trong trận đấu Bồ Đào Nha – Tây Ban Nha, Pháp – Úc và Thụy Điển – Hàn Quốc. Trước đó, Goal Line là công nghệ đầu tiên được áp dụng trong hỗ trợ trọng tài vào kỳ World Cup 2014. Trong mùa EURO 2020 được tổ chức vào mùa hè năm nay, công nghệ này cũng sẽ được sử dụng để đảm bảo tính công bằng trong thi đấu.

Có 22 nhân viên sẽ phụ trách làm việc tại Phòng VAR (VAR Room) được đặt tại trụ sở của UEFA ở Nyon, Thụy Sĩ để làm nhiệm vụ tại Euro 2020. Đội ngũ này sẽ chia làm nhiều các tổ để luân phiên hỗ trợ mỗi trận trong tổng số 51 trận đấu của giải. Ngoài việc ngồi trong Phòng VAR, một trợ lý VAR cũng được bố trí ngay tại sân bóng để hỗ trợ trực tiếp tổ trọng tài điều khiển trận đấu.

Đọc thêm:  1 Đài tệ bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? - TheBank

Công nghệ VAR được Hiệp hội Bóng đá quốc tế (IFAB) thông qua vào năm 2016 và được thử nghiệm lần đầu vào tháng 8-2016 trong một trận đấu bóng đá ở giải nhà nghề Mỹ. World Cup 2018 là giải đấu lớn đầu tiên mà Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) áp dụng công nghệ VAR.

Đội ngũ “trọng tài công nghệ” trong Phòng VAR sẽ nhận tín hiệu được truyền trực tiếp từ sân vận động, bao gồm toàn cảnh trận đấu đang diễn ra cũng như các pha quay chậm. Những người này sẽ thông báo cho trọng tài chính mỗi khi phát hiện lỗi bị bỏ qua, hoặc trọng tài chính sẽ tìm sự góp ý của họ mỗi khi cần (động tác chỉ lên tai).

Dù có lợi thế như vậy nhưng công nghệ VAR không phải “là tất cả” và chỉ để “sửa lại các quyết định sai của tổ trọng tài mà có thể làm ảnh hưởng đến cục diện trận đấu” như lỗi phát sinh trong tình huống ghi bàn, thổi phạt đền, quyết thẻ đỏ trực tiếp, nhận dạng sai cầu thủ… Trước đó, đã có nhiều tình huống tương tự xảy ra gây tranh cãi và dẫn đến sự thay đổi kết quả của các trận đấu.

Về phần mình, trọng tài chính có thể tự xem lại tình huống thông qua màn hình TV trên đường biên hoặc dựa vào sự hỗ trợ từ phía tổ trợ lý. Tuy vậy, quyết định cuối cùng về tình huống vẫn là của người “cầm cân nảy mực” trên sân bóng.

Bởi có VAR, người ta thấy rõ hơn “những thói quen xấu” của bóng đá Việt Nam được dung túng tại giải vô địch quốc gia, hoặc các cầu thủ tự thỏa hiệp về cuộc chiến ngầm. Những hành động kiểu như “lau mồ hôi hộ đối thủ” luôn phải trả giá khi có VAR giám sát.

2. Công nghệ VAR trong bóng đá Euro, World Cup:

Theo quyết định của FIFA, Công nghệ Var sẽ chỉ được sử dụng trong một số tình huống nhất định trong một trận đấu. Các tình huống này bao gồm các quả đá phạt 11m, xác định các lỗi hay bàn thắng và thẻ đỏ trực tiếp.

Đọc thêm:  TỔNG HỢP: Các sân bay quốc tế của nước ta - BestPrice

Bàn thắng gây tranh cãi

Khi có một đội khiếu kiện về bàn thắng được ghi, VAR sẽ được sử dụng giúp trọng tài nhìn lại toàn cảnh quá trình ghi bàn. Thông qua VAR ngay cả những lỗi nhỏ nhất như sượt tay, việt vị chỉ trong vài cm đều có thể phát hiện ra. Từ đó, trọng tài sẽ xem xét lại bàn thắng có hợp lý hay không để đưa ra quyết định cuối cùng.

Penalties

Khu vực vòng cấm là nơi công nghệ VAR hữu ích và được sử dụng thường xuyên nhất. Việc có quyết định thổi phạt của trọng tài có thể được tiếp tục hay hủy bỏ sau khi tham khảo hình ảnh từ VAR. Từ đó, đảm bảo việc xử phạt là chính xác nhất.

Thẻ đỏ trực tiếp

Các hành vi bạo lực của cầu thủ trên sân sẽ được hạn chế nhờ công nghệ VAR. Tuy nhiên, VAR chỉ được áp dụng cụ thể trong những trường hợp có thẻ đỏ trực tiếp, thẻ vàng thứ 2 sẽ không áp dụng công nghệ này.

Nhận diện những sai lầm của trọng tài

Trong thực tế, không ít trọng tài đã mắc sai lầm khi đưa ra các quyết định trên sân bóng. Nhờ vào công nghệ VAR, những sai lầm của các trọng tài có thể được sửa chữa. Từ đó, đảm bảo mọi quyết định đưa ra đều chính xác và công bằng nhất.

Như vậy nhìn chúng ta thấy với công nghệ VAR này có nhiều ưu điểm khác nhau. Nhờ nó, các trận đấu bóng đá có thể được diễn ra một cách công bằng và chính xác hơn. Tuy nhiên, công nghệ này cũng có một số nhược điểm, nổi bật nhất là làm gián đoạn cuộc chơi. Mặc dù vậy, điều này là cần thiết để đảm bảo tính công bằng. Khán giả và các cầu thủ trên sân bóng sẽ hài lòng vì điều này. Hệ thống VAR thông thường sẽ được đặt biệt lập. Nó có khả năng và quyền hạn truy cập vào mọi camera được đặt trên sân bóng ở thời điểm đó. Vì vậy hệ thống này sẽ nhanh chóng thông báo cho trọng tài khi phát hiện ra lỗi.

3. Tại sao FIFA lại sử dụng VAR tại Worldcup 2018?

Hiện nay ta thấy có 3 kịch bản chính thường được sử dụng VAR:

Đọc thêm:  Đợt cấp Copd là gì, triệu chứng và cách điều trị ra sao | Tâm Anh

– Trọng tài trên sân nhận tín hiệu từ trọng tài video thông qua một chiếc tai nghe. Sau đó, ông sẽ ra hiệu tạm dừng trận đấu và cho các cầu thủ biết rằng có một quyết định đang được xem xét. Nếu nhận định tình huống không có lỗi, trọng tài sẽ cho phép trận đấu được tiếp tục.

– Trường hợp sử dụng VAR: Lúc này, trọng tài chính sẽ ra hiệu bằng cách vẽ một hình chữ nhật. Các trọng tài video sẽ đánh giá lại tình huống rồi gửi tới trọng tài chính, người sẽ ra quyết định cuối cùng.

– Ở trường hợp này, trọng tài video gợi ý trọng tài chính xem lại tình huống bằng một màn hình đặt sát sân bóng. Trọng tài chính sẽ ra dấu hình chữ nhật trước khi đưa ra quyết định của mình. g hợp nào, trọng tài chính cũng phải liên tục đưa ra các quyết định. Trọng tài không thể để trận đấu diễn ra trong lúc chờ sự trợ giúp từ VAR. Trước đó, trọng tài phải chờ bóng đến một trí trung lập trước khi ra tín hiệu VAR để xem lại tình huống ban đầu.

Cơ quan quyền lực nhất thế giới bóng đá muốn tải thiện độ chính xác của các quyết định trên sân. “Tôi sẽ nói với các fan hâm mộ bóng đá rằng công nghệ này đem tới những tác động tích cực”, Chủ tịch FIFA Infantino chia sẻ. Theo người đứng đầu FIFA, VAR đã được sử dụng tại khoảng 1.000 trận đấu với độ chính xác từ 93-99%.

FIFA xem xét kỹ tất cả những tiềm năng mà công nghệ này có thể đem lại. Ông Infantino cũng cho rằng VAR cần cải thiện tốc độ phân tích trận đấu và truyền đạt tới các trọng tài. Tuy có những ưu điểm vượt trội, thế nhưng không phải ai cũng ủng hộ VAR. Một nhóm những người thường xuyên đến sân cho biết họ không rõ lúc nào một quyết định sử dụng VAR được xem xét. Trong khi đó, nhóm người khác lại cho rằng bất chấp sự can thiệp của máy móc, những tình huống gây tranh cãi vẫn luôn là một phần của bóng đá.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button