Kẽm ( Zn ) hóa trị mấy? tính chất hóa học và vai trò của Zn
Kẽm là một chất khoáng vi lượng thiết yếu cho sinh vật và sức khỏe con người, đặc biệt trong quá trình phát triển của thai nhi và của trẻ sau khi sinh.Kẽm là nguyên tố phổ biến thứ 24 trong lớp vỏ Trái Đất và có 5 đồng vị bền, Kẽm, trên một số phương diện, có tính chất hóa học Zn giống với magiê, vì ion của chúng có bán kính giống nhau và có số oxy hóa duy nhất ở điều kiện bình thường là +2. Vậy Kẽm ( Zn ) hóa trị mấy? Đặc điểm và tính chất hóa học của Zn giống và khác nhau với nguyên tố Mg ở điểm gì? chúng ta cùng đi tìm hiểu nào.
Định nghĩa
– Kẽm là một kim loại đã được phát hiện từ thời kỳ cổ đại. Các loại quặng kẽm đã được sử dụng để làm hợp kim đồng-kẽm là đồng thau vài thế kỷ trước khi phát hiện ra kẽm ở dạng nguyên tố riêng biệt. Có sự giống nhau về Palestin có từ thế kỷ 14 TCN đến thế kỷ 10 TCN chứa 23% kẽm.
Zn hóa trị mấy? Nguyên tử khối của Zn :
– Kí hiệu: Zn
– Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d194s2 hay [Ar]3d104s2
– Số hiệu nguyên tử: 30
– Nguyên tử khối của Zn là: 65
– Zn hóa trị II
– Vị trí trong bảng tuần hoàn
+ Ô: 30
+ Nhóm: IIB
+ Chu kì: 4
– Đồng vị: 64Zn, 65Zn, 67Zn, 68Zn và 70Zn
– Độ âm điện: 1,65
Tính chất hóa học của Kẽm ( Zn )
Kẽm là kim loại hoạt động, có tính khử mạnh. Không bị oxi hóa trong không khí và trong nước ở điều kiện thường vì trên bề mặt kẽm có màng oxit hoặc cacbonat bazơ bảo vệ.
1. Tác dụng với phi kim
Zn tác dụng trực tiếp với nhiều phi kim.
2Zn + O2 → 2ZnO
Zn + Cl2 → ZnCl2
- Photpho ( P ) hóa trị mấy? ứng dụng và tính chất của P
- Silic ( Si ) hóa trị mấy? Tính chất hóa học và ứng dụng của Silic
- Nhôm hóa trị mấy? kí hiệu và nguyên tử khối của Al
2. Zn tác dụng với axit
Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc:
Zn + 4HNO3 đ → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
3. Zn tác dụng với H2O
– Phản ứng này hầu như không xảy ra vì trên bề mặt của kẽm có màng oxit bảo vệ.
4. Zn tác dụng với bazơ
Kẽm tác dụng với dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2….
Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2
Vai trò của kẽm ( Zn ) đối với cây trồng
Kẽm trong đất và nguyên nhân mất kẽm:
Kẽm (Zn) là một trong những loại vi chất dinh dưỡng thiết yếu, kẽm là nguyên tố quan trọng cho sự phát triển và sinh trưởng không chỉ cho con người và động vật mà còn rất có ý nghĩa với cây trồng. Kẽm thường có mặt trong đất với tỷ lệ 25 – 200 mg Zn/kg ở trọng lượng khô, tồn tại trong không khí với hàm lượng 40 – 100 ng Zn/m3, có trong nước với hàm lượng 3 – 40 mg Zn/l.
Hiện tượng Zn thiếu kẽm thường xảy ra ở đất có hàm lượng P cao. Nhiều thí nghiệm cho thấy rằng giữa P và Zn trong đất có mối quan hệ rõ rệt. Nếu trong đất có nhiều, một trong hai yếu tố sẽ làm giảm khả năng cung cấp yếu tố kia. Trong đất thiếu một yếu tố nào đó, bón thêm yếu tố nào đó sẽ dẫn đến sự thiếu yếu tố kia. Vì vậy khi sản xuất phân lân nên gia thêm thành phần kẽm vào.
Mối quan hệ kẽm và các yếu tố khác:
Đối với đất có pH > 6 mới có thể thiếu kẽm, đặc biệt ở đất bón nhiều vôi. Bón vôi quá liều lượng có thể gây thiếu kẽm. Những vùng đất đỏ bazan có pH cao, cũng dễ gây nên hiện tượng thiếu kẽm.
Mối quan hệ giữa lân (P) và kẽm (Zn) có thể xảy ra đối kháng. Khi ta bón lân quá nhiều cũng gây tình trạng thiếu kẽm do cây hút kẽm không được. Kẽm thường tập trung nhiều ở lớp đất mặt giàu mùn.
Kẽm có những tương tác rất quan trọng với nhiều loại chất dinh dưỡng khác của cây trồng, trong đó có phốtpho. Hàm lượng P cao trong đất sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu kẽm ở cây trồng.
Tính chất vật lý của Kẽm
Kẽm là kim loại màu lam nhạt.
Zn là kim loại có khối lượng riêng lớn, là kim loại mềm, dễ nóng chảy; nhiệt độ nóng chảy ở 419,5oC; nhiệt độ sôi 906°C.
Kẽm giòn ở nhiệt độ phòng; dẻo ở nhiệt độ 100 – 150ºC; giòn trở lại ở trên 200ºC.
Ở trạng thái rắn, kẽm và hợp chất của kẽm không độc, riêng hơi của ZnO thì rất độc.
Cách điều chế Zn :
Xem thêm :
Bảng Hóa Trị Lớp 8, Cách Học Thuộc Bằng Bài Ca Hóa Trị Hóa Học.
SO4 hóa trị mấy? Công thức kim loại M với nhóm SO4
Bạc ( Ag ) hóa trị mấy? Cấu tạo của nguyên tử và tính chất của Ag
NO3 hóa trị mấy? Cấu tạo phân tử NO3 chuẩn
Lưu huỳnh ( S ) có mấy hóa trị, nguyên tử khối của S