Wiki

Freelancer là gì? Tổng hợp nghề freelancer phổ biến tại Việt Nam

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Freelancer là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Hiện nay, Freelancer dần trở thành một hình thức làm việc phổ biến nhờ tính chất tự do, không có nhiều ràng buộc về trách nhiệm và thời gian. Vậy để hiểu rõ hơn đặc điểm cũng như công việc, cơ hội việc làm của Freelancer là gì, hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

I. Freelancer là gì?

Freelancer là những người làm việc độc lập và tự do về thời gian, cũng như địa điểm làm việc. Họ có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu và bất kỳ lúc nào mà không chịu quá nhiều sự quản thúc từ người quản lý, người thuê,…

Freelancer sẽ được trả tiền để thực hiện các nhiệm vụ, hay công việc do khách hàng yêu cầu và thường diễn ra trong một thời gian ngắn. Một freelancer có thể làm việc cho khách hàng, chủ dự án với đa dạng ngành nghề và thậm chí là nhiều việc cùng một lúc. Tất nhiên, bạn vẫn được yêu cầu cam kết hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo được chất lượng công việc đã nhận.

Khi trở thành một freelancer, bạn được tự do lựa chọn mọi ngành nghề hay chỉ nhận những công việc mà mình yêu thích. Hơn thế nữa, bạn không cần phải đến văn phòng hay một địa điểm làm việc bắt buộc, cũng như không cần phải khoác lên người những bộ đồng phục cứng nhắc.

Những thứ mà bạn cần phải chuẩn bị cho công việc freelancer sẽ là một chiếc máy tính, điện thoại có kết nối mạng Internet, một nơi thoải mái làm việc và chất xám dành cho việc sáng tạo. Tuy vậy khi chọn công việc freelancer, bạn sẽ không được hưởng những đãi ngộ, hay phúc lợi của một nhân viên chính thức như tham gia bảo hiểm, các chế độ an sinh xã hội.

Tuy nghề Freelancer đã phổ biến từ rất lâu, nhưng tại Việt Nam nó chỉ mới phát triển từ 3 năm trở lại đây. Hiện các doanh nghiệp rất ưa chuộng việc thuê Freelancer để làm việc cho họ. Bởi vì chi phí thuê rất rẻ so với khi thuê một Agency hay xây dựng nên một phòng ban mới. Và cũng chính vì vậy, mà Freelancer cũng có nhiều cơ hội việc làm hơn. Họ có thể cùng một lúc tham gia nhiều dự án khác nhau, chỉ cần đưa kết quả làm việc đúng với những gì đã cam kết trong hợp đồng.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm Marketing:

– Nhân viên SEO và Content tin website TGDĐ ĐMX

– Nhân viên Content sản phẩm TGDĐ/ĐMX

II. Ưu điểm khi trở thành freelancer

– Không ràng buộc về địa điểm làm việc: Nếu nhân viên chính thức là những người dành 8 tiếng tại văn phòng hoặc những địa điểm được yêu cầu bởi, thì freelancer hoàn toàn ngược lại. Họ có thể tự do lựa chọn địa điểm làm việc mà mình cảm thấy thoải mái nhất. Đó có thể là một quán cà phê, cũng có thể là tại căn phòng yêu thích của bạn.

– Linh hoạt sắp xếp thời gian làm việc: Khi là nhân viên văn phòng, bạn sẽ phải dành ít nhất 8 tiếng/ngày để thực hiện các công việc. Chưa kể đến thời gian tăng ca cố định hoặc khi công việc cần hoàn thành gấp trong ngày. Nhưng với freelancer, thời gian là tự do. Bạn sẽ được thoải mái lựa chọn khoảng thời gian làm việc trong ngày. Vì thế, bạn phải có kỹ năng quản lý thời gian để linh động sắp xếp công việc khi có việc đột xuất. Hay thậm chí có thể nghỉ ngơi một vài ngày rồi quay trở lại công việc mà không làm ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Đọc thêm:  Suit là gì? Các loại Suit & Cách phối đồ với bộ Suit - BILUXURY

– Chủ động kiểm soát công việc: Freelancer sẽ nhận công việc từ khách hàng của mình, và không chịu quá nhiều ràng buộc về trách nhiệm hay nghĩa vụ với bất kỳ ai trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ phải cam kết đảm bảo hoàn thành công việc một cách đúng hạn.

– Thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Ngày nay, các công ty thường có xu hướng thuê ngoài các freelancer thực hiện những công việc, hoặc dự án ngắn hạn. Thế nên, có hội bạn được trải nghiệm và học hỏi thêm nhiều ngành nghề, thậm chí là cùng một lúc là rất lớn. Từ đó, bạn không chỉ trau dồi kiến thức và kỹ năng làm việc, mà còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá khác.

– Có nhiều môi trường để cải thiện kỹ năng: Là một freelancer, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều dạng công việc, cũng như thực hiện nhiều yêu cầu khác nhau từ các công ty. Đây sẽ là một môi trường làm việc không chỉ giúp bạn có cơ hội được thử sức mà còn để phát triển các kỹ năng mềm, tích lũy nhiều bài học kinh nghiệm.

– Mở rộng mối quan hệ, tạo cơ hội phát triển: Cơ hội làm việc nhiều sẽ gặp gỡ được nhiều người ở nhiều lĩnh vực. Do đó, bạn có thể làm quen, học hỏi và thậm chí xây dựng nên những mối quan hệ lâu dài cho tương lai.

IV. Khó khăn của nghề nghiệp freelancer

– Đòi hỏi kỷ luật và tự giác cao: Do công việc tự do và không bị giám sát bởi một ai nên freelance rất dễ bị mất tập trung. Một freelancer chuyên nghiệp cần phải có tính kỷ luật cũng như tự giác cao trong công việc, biết quản lý công việc và hoàn thành đúng hạn.

– Thu nhập hấp dẫn nhưng không ổn định: Vì là công việc tự do và cần hoàn thành gấp, thế nên thu nhập của freelancer khá hấp dẫn so với những nhân viên cùng vị trí trong công ty. Tuy nhiên lương sẽ chỉ chuyển về khi dự án hoàn thành, do đó mà thu nhập của bạn cũng sẽ không ổn định. Và vì nhận lương cố định hàng tháng như nhân viên chính thức, freelancer buộc phải liên tục tìm kiếm công việc để nguồn lương được linh động.

– Công việc dễ thì mức độ cạnh tranh lớn: Dù là hình thức làm việc còn mới tại Việt Nam, song thị trường hiện nay đã xuất hiện rất nhiều freelancer với đủ mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, có rất nhiều công việc dễ kiếm tiền và nhiều freelancer dễ chịu trong việc thỏa thuận lương. Vì vậy, thị trường cạnh tranh rất lớn và yêu cầu bạn phải luôn trau dồi cho bản thân cùng với kinh nghiệm làm việc.

– Rủi ro về sức khỏe và chế độ phúc lợi: Không là nhân viên chính thức thuộc một công ty hay tổ chức nào, vì vậy freelancer sẽ không được hưởng các chế độ phúc lợi từ công ty. Do đó mà những vấn đề về sức khỏe cũng sẽ không được đảm bảo.

– Có thể gặp lừa đảo nếu không cẩn thận: Đa phần công việc của freelancer sẽ được trao đổi dựa trên hình thức online, và không cần phải gặp mặt trực tiếp khách. Thậm chí, một vài công việc ngắn hạn sẽ không có ký kết hợp đồng, thay vào đó là thỏa thuận miệng giữa hai bên với nhau. Thế nên nguy cơ bị lừa đảo trong trường hợp trên là rất cao. Vì vậy trước khi làm việc, freelancer cần tìm hiểu kỹ càng và có những thỏa thuận rõ ràng, minh bạch cho công việc.

V. Tổng hợp các nghề freelancer phổ biến tại Việt Nam

– Viết bài (Blogger freelancer): Với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ 4.0, công việc viết lách đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc tăng độ nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng. Những công việc liên quan đến viết lách vô cùng đa dạng, thuộc đủ mọi ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Nội dung viết bài có thể xoay quanh các chủ đề như viết review sản phẩm, viết content, viết blog,… Blogger freelancer được xem là công việc thu hút nhiều freelancer nhất vì không đòi hỏi nhiều kỹ năng.

Tiếp thị và PR – Marketing freelancer: Đây là hình thức công việc mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số công ty chỉ cần tiếp thị và PR ngắn hạn nên họ sẽ thuê những freelancer thực hiện các công việc bao gồm chạy quảng cáo, SEO, seeding, tối ưu hóa,… Và công việc này đòi hỏi có tính chuyên môn nên mức lương sẽ khá hấp dẫn.

Đọc thêm:  Swag là gì? Những bí mật động trời bây giờ mới bật mí - Hidanz

Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing): Công việc tiếp thị liên kết – Affiliate marketing ngày nay dần phổ biến trên các trang mạng xã hội, phù hợp cho mọi lứa tuổi. Freelancer sẽ cung cấp 1 đường link (URL) có chứa mã code riêng phía dưới mỗi bài viết, video,… nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp. Chỉ cần khách hàng thực hiện mua sản phẩm thông qua đường link chứa mã code, bạn sẽ được nhận tiền.

– Chỉnh sửa nội dung và biên soạn lỗi (Editor freelance): Công việc của Editor freelance là đọc đi đọc lại nhiều lần một tài liệu được cung cấp bởi khách hàng. Sau đó sẽ chỉnh sửa lỗi chính tả và ngữ pháp xuất hiện trong tài liệu. Những editor chuyên nghiệp sẽ có kỹ năng đọc nhanh và thậm chí là đưa ra những lời khuyên chỉnh sửa hiệu quả.

– Nhập dữ liệu (Data entry freelancer): Công việc này yêu cầu bạn phải có máy tính riêng để nhập và xử lý dữ liệu, soạn các báo cáo,… theo yêu cầu từ phía công ty thuê. Ngoài ra với vị trí nhập dữ liệu, bạn phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ nhưng lại không đòi hỏi quá nhiều chất xám. Ngoài ra, bạn cũng cần rèn luyện khả năng đánh máy 60 từ/phút hoặc hơn thế để hoàn thành công việc nhanh chóng, đúng tiến độ.

– Làm khảo sát cho doanh nghiệp: Một số doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dịch vụ sẽ có hình thức khảo sát khách hàng để cải thiện chất lượng phục vụ. Thay vì bỏ một khoảng tiền lớn để gửi đến từng khách hàng, họ sẽ thuê những freelancer thực hiện khảo sát giúp tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

– Reviewer: Ngày nay khách hàng có xu hướng chọn đọc những chia sẻ có tính trải nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau trước khi quyết định mua: sách, mỹ phẩm, quán ăn,… Do đó những freelancer có khả năng viết lách sẽ phù hợp với công việc này.

– Dịch thuật: Nếu là người có niềm yêu thích với ngôn ngữ thì đây chính là công việc dành cho bạn. Với vị trí dịch giả, bạn sẽ nhận được tài liệu từ khách hàng và thực hiện dịch nội dung trong đó sang một ngôn ngữ được yêu cầu. Để phục vụ cho công việc, bạn cần sở hữu kiến thức chuyên môn, cũng như nắm vững thuật ngữ chuyên ngành để dễ dàng phiên dịch nội dung theo nghĩa chuẩn nhất.

– Thiết kế website: Hiện nay các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng web để xây dựng thương hiệu ngày càng nhiều. Do đó nếu bạn biết thiết kế website bạn có thể làm công việc này tại nhà. Đối với công việc này, bạn có thể làm việc cho các công ty trong và ngoài nước. Dĩ nhiên rằng, các doanh nghiệp sẽ đòi hỏi rất cao kỹ năng chuyên môn cho vị trí thiết kế website. Khách hàng của freelancer dạng này sẽ thường là chủ shop, doanh nghiệp, công ty,… Bên cạnh đó, freelancer có thể tự tạo ra nhiều thiết kế và rao bán trên mạng xã hội hoặc website khác.

– Sáng tạo content: Đây là công việc yêu cầu bạn phải có kiến thức, cũng như am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực đó. Nhằm sáng tạo ra những nội dung có khả năng thu hút được lượng lớn khách hàng quan tâm đến doanh nghiệp. Công việc của người sáng tạo content thường là lên kế hoạch và triển khai nội dung cho fanpage, website bán hàng hoặc blog chia sẻ.

– Làm YouTuber: Thời gian đầu, Youtuber sẽ không thể có được khoảng thu nhập. Tuy nhiên sau một thời gian liên tục chia sẻ những nội dung chất lượng và theo kịp xu hướng, kênh Youtube của bạn sẽ được nhiều người quan tâm và theo dõi. Khi đạt được lượt người follow đủ một mức nhất định, bạn có thể kiếm tiền từ chính kênh Youtube của mình.

– Cung cấp dịch vụ SEO website: SEO ngày càng trở thành công cụ Marketing đắc lực cho mỗi doanh nghiệp, công ty. SEO giúp cho website của doanh nghiệp hiển thị trên trang đầu của công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc,… khi khách hàng tra cứu các từ khóa có liên quan đến dịch vụ/ sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp tăng traffic cho website cũng như quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn. Nhờ thế mà ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm kiếm các freelancer cung cấp dịch vụ SEO website hơn.

Đọc thêm:  SE, HE, BE, OE, GE là gì? Tìm hiểu các loại kết trong phim, truyện

VI. Cần chuẩn bị gì để trở thành một freelancer?

Để có thể trở thành một freelancer, bạn cần phải chuẩn bị cho mình những công cụ cần thiết như máy tính, điện thoại có kết nối mạng Internet. Bên cạnh đó, bạn cũng cần không ngừng trau dồi những kỹ năng quan trọng như viết lách, thiết kế hình ảnh, làm video, Marketing, SEO,…

Và không quên nâng cao kinh nghiệp cùng kiến thức chuyên môn nhằm phục vụ cho công việc một cách tốt nhất. Với sự phát triển hiện nay, bạn có thể dễ dàng học những điều cần thiết cho công việc thông qua các website, hoặc bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào.

Ngoài công cụ và kiến thức, bạn cũng cần rèn luyện một thái độ làm việc nghiêm túc, kỷ luật và trách nhiệm cao. Điều này sẽ giúp bạn có được sự tin tưởng của khách hàng, cũng như phát triển hơn với nghề nghiệp trong tương lai.

VII. Kỹ năng giúp freelancer thành công với nghề

– Thành thạo kỹ năng chuyên môn: trình độ chuyên môn là một trong những yếu tố cần thiết đối với một số ngành như thiết kế website, SEO website,… Khi bạn có kỹ năng và kiến thức chuyên môn, công việc sẽ trở nên rất dễ dàng và luôn được hoàn thành đúng thời hạn với sự hài lòng của khách hàng.

– Biết quản lý thời gian hợp lý: Công việc tự do, không bị giám sát bởi bất kỳ ai, đó sẽ là điều kiện tốt cho những freelancer trong công việc. Tuy nhiên, bạn cần phải quản lý được thời gian của mình cho hợp lý với những dự án đã nhận từ khách hàng và thậm chí là nhiều dự án.

– Kỹ năng giao tiếp bài bản: Freelancer sẽ là người làm việc trực tiếp với các công ty tuyển dụng. Do đó, họ phải có kỹ năng giao tiếp để có thể trao đổi và thương lượng các vấn đề liên quan.

– Khả năng đàm phán khéo léo: Kỹ năng đàm phán giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình thỏa thuận, đặc biệt là thương lượng về vấn đề lương thưởng. Không chỉ giúp tránh phần thiệt thòi khi deal lương, mà bạn có thể đòi hỏi thêm được những quyền lợi cho mình và tất nhiên phải ở mức chấp nhận được đối với khách hàng.

– Tính linh hoạt: Trở thành freelancer, bạn phải linh hoạt trong việc sắp xếp công việc cũng như thời gian hoàn thành công việc một cách hợp lý nhất. Thông thường, freelancer gần như tự mình thực hiện toàn bộ dự án nhận được từ khách hàng. Do đó, bạn buộc phải tự sắp xếp quy trình công việc và giải quyết những vấn đề cấp bách linh động nhất.

– Tính tự giác, chủ động: Khi bạn không bị ràng buộc về thời gian làm việc trong ngày, sự tự do có thể dẫn đến nguy cơ trì hoãn công việc. Vì vậy tinh thần tự giác, sắp xếp công việc một cách hợp lý là yêu cầu đầu tiên mà bạn buộc phải trau dồi và rèn luyện mỗi ngày!

– Có trách nhiệm với công việc: Khi đã nhận được dự án và thỏa thuận với khách hàng, bạn cần nghiêm túc thực hiện công việc được giao. Tinh thần trách nhiệm trong trường hợp này đòi hỏi rất cao bởi sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của rất nhiều người.

Xem thêm:

>> Cộng tác viên (CTV) là gì? Các công việc và kỹ năng cần có của CTV

>> Marketing là gì? Kỹ năng và cơ hội việc làm cho Marketer tương lai

>> Affiliate Marketing là gì? Cách làm Affiliate Marketing cho người mới

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất về công việc của một freelancer. Chúc bạn có thể tiến xa hơn trên con đường nghề nghiệp của mình. Đừng quên chia sẻ bài viết với mọi người nếu bạn thấy hay nhé!

Nguồn tham khảo:

  • https://en.wikipedia.org/wiki/Freelancer
  • https://freelancing.school/what-is-freelancing/

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button