Wiki

Bé 4 tháng nặng bao nhiêu kg? Con đã biết làm gì? Ăn uống ra sao?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Trẻ 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg để chia sẻ cho bạn đọc

1. Bé 4 tháng nặng bao nhiêu kg là hợp lý?

Bước sang tháng thứ 4, cân nặng của trẻ 4 tháng tuổi đã có sự thay đổi rõ rệt bởi 3 tháng vừa qua là giai đoạn tăng trưởng trọng lượng tốt nhất của bé. Vậy trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu kg là chuẩn WHO?

1.1. Cân nặng chuẩn của bé 4 tháng tuổi là bao nhiêu?

Theo đó, mỗi tháng trong giai đoạn đầu, trẻ sơ sinh tăng từ 1 – 1.2kg/tháng tương đương sau 3 tháng cân nặng của bé lớn hơn so với lúc chào đời là 3 – 3.6kg. Sang tháng thứ 4, bé sẽ tăng thêm từ 0.5 – 0.6kg tùy thuộc thể trạng và giới tính của bé. Do đó, chỉ số cân nặng trung bình của bé 4 tháng tuổi đạt chuẩn là 6.4kg đối với bé gái và 7kg với bé trai.

Bảng cân nặng bé gái 0 – 12 tháng tuổi. (Nguồn: WHO)

Bảng cân nặng bé trai 0 – 12 tháng tuổi. (Nguồn: WHO)

1.2. Khi nào mẹ nên lo lắng về cân nặng của bé 4 tháng

Nhiều ba mẹ gặp phải tình trạng bé 4 tháng tuổi cân nặng chỉ đạt 5, 6kg hoặc nặng tới 9kg và lo lắng không biết con có bị thiếu, thừa cân hay không. Theo dõi số liệu từ WHO cho thấy cân nặng của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi đạt chuẩn đối với bé gái, bé trai lần lượt là 5.7 – 7.3kg và 6.2 – 7.8kg. Nếu trọng lượng của con bạn nằm trong giới hạn này thì con đang phát triển tốt.

Đọc thêm:  IPhone 12 64GB (Like New) cũ đẹp như mới - Giảm đến 2.5 triệu

Lưu ý, nếu cân nặng của trẻ bằng hoặc thấp hơn mức thiếu chuẩn, bằng hoặc cao hơn mức vượt chuẩn độ 2 thì chỉ số của con chưa hợp lý và cần được điều chỉnh. Trường hợp con số này chạm tới mức độ 3 tức là bé đang có vấn đề sức khỏe và ba mẹ nên cho con thăm khám để xác định nguyên nhân, phương pháp cải thiện.

1.3. Cân nặng của trẻ thay đổi thế nào từ tháng thứ 4?

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi tăng bao nhiêu cân là tốt? (Ảnh: Shutterstock)

Tháng thứ 4 là mốc khởi đầu của giai đoạn 2 trong cột mốc tăng trưởng cân nặng của trẻ sơ sinh. Trong khoảng từ 4 – 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ tăng từ 0.5 – 0.6kg và trong 6 tháng tiếp theo (7 – 12 tháng) sẽ tăng 0.2 – 0.3kg. Giai đoạn nửa cuối năm đầu tiên, trọng lượng của trẻ sẽ tăng ít và chú trọng phát triển chiều dài, trí não. Sự thay đổi này sẽ giúp bé học thêm nhiều kỹ năng hơn trong các cột mốc tiếp theo.

Xem thêm: Bảng cân nặng trẻ sinh non: Con tăng cân thế nào là bình thường? Các vấn đề thường gặp và cách chăm sóc an toàn

2. Sự phát triển chung: Bé 4 tháng tuổi biết làm gì?

Xét về con số, trong 3 tháng đầu, cân nặng của trẻ 4 tháng thay đổi nhiều nhất. Kế tiếp là đến mức ăn và tần suất vận động của trẻ. Kỹ năng của bé càng tốt thì mức độ hoạt động của bé càng cao.

Ở tháng thứ 4, bé sẽ ngủ ít hơn, thường xuyên thức giấc vì vậy ba mẹ có thể quan sát và thấy được những kỹ năng mới của con.

  • Xã hội, cảm xúc: Bé biết cười với những người tiếp xúc nhiều như ba mẹ, anh chị, ông bà trong gia đình. Đặc biệt một số bé dễ tính,thay vì khóc để biểu hiện sự khó chịu thì bé chỉ cau mày, nhăn mặt.

  • Ngôn ngữ, giao tiếp: Tiếng khóc có sự khác nhau về cường độ để bộc lộ nhiều nhu cầu như đòi ăn, buồn ngủ, bị đau hoặc chỉ đơn giản là không ai chơi cùng bé. Thi thoảng, con biết nói ê a như gọi ba mẹ, bắt chước một vài hành động, âm thanh thường được nghe.

  • Nhận thức, học hỏi: Bé có thể phản ứng với âm thanh, hình ảnh bên ngoài. Ba mẹ dễ bắt gặp bé đưa mắt, đưa tay theo vật đang chuyển động và miệng phát ra tiếng ê a như muốn nói gì đó.

Đọc thêm:  Bằng B1 lái được những loại xe nào? chạy được xe gì?

Bé 4 tháng tuổi có thể lật lẫy cầm đồ chắc chắn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Vận động tinh: Ở tháng thứ 4, hầu hết các bé đã có thể lẫy, lật mình thành thạo nên bé có thể tự với tay lấy đồ chơi, đồ vật ở gần mà không cần trợ giúp. Đôi khi, trẻ sẽ đưa những vật này lên miệng vì tò mò. Đặc biệt, trong lúc bé ngủ, nếu mẹ đắp chăn, bé có thể dùng 2 tay kéo chăn giống như người lớn.

  • Vận động thô: Ba mẹ sẽ thấy rõ khi thay đổi tư thế nằm hoặc cách bế bé. Chẳng hạn, khi đặt nằm ngửa, tay bé tự động khép lại trước ngực, đôi lúc còn biết đưa chân. Nếu đặt nằm sấp, hai tay dang qua 2 bên, ngóc đầu nhìn xung quanh hoặc nhìn tập trung vào một vật, một người nào đó.

3. Chế độ ăn và thời gian sinh hoạt của bé 4 tháng tuổi như thế nào?

3.1. Chế độ ăn của trẻ sơ sinh 4 tháng

Nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động cũng như tăng trưởng chiều cao cân nặng trẻ 4 tháng tuổi, chế độ ăn uống của con cũng cần thay đổi theo từng tháng. Trong 4 tháng đầu, dinh dưỡng chủ yếu của trẻ vẫn là sữa. Bé có thể bú mẹ hoàn toàn, bú sữa ngoài hoặc kết hợp cả hai nhưng số cữ bú và liều lượng mỗi cữ đều phải đảm bảo.

Trẻ sơ sinh 4 tháng ăn ngủ như thế nào? (Ảnh: Sưu tầm internet)

Theo viện dinh dưỡng, trung bình trẻ 4 tháng tuổi bú 5 – 6 lần/ngày, mỗi lần 60 – 120ml. Thời gian mỗi cữ cách nhau 4 tiếng và có thể dài hơn 20 – 30 phút nếu bé dùng sữa công thức do sữa ngoài chứa nhiều chất khó tiêu hơn sữa mẹ. Ngoài ra, một số trẻ có cân nặng tương đối lớn cũng có thể ăn nhiều hơn mức trung bình nhưng nếu con vẫn tiêu hóa tốt, không bị táo bón hay gặp các vấn đề sức khỏe khác thì ba mẹ vẫn nên duy trì.

Đọc thêm:  Cái nịt là gì? Còn cái nịt là sao? - GENCE

3.2. Thời gian sinh hoạt của trẻ 4 tháng có gì khác với 3 tháng đầu?

Bé 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa, đủ chuẩn còn phụ thuộc vào chất lượng giấc ngủ và thời gian sinh hoạt của bé. Ở tháng thứ 4, mỗi ngày bé chỉ ngủ từ 13 – 14h, còn lại con sẽ ăn hoặc nằm chơi cùng ba mẹ.

Khi bé giảm bớt thời gian ngủ, bé sẽ dành nhiều thời gian để học thêm các kỹ năng giúp cơ thể cứng cáp và tăng sự linh hoạt cho cơ thể. Điều này sẽ giúp bé tăng thêm cả cân nặng và chiều cao của trẻ. Đặc biệt, nếu bé 4 tháng tuổi thường xuyên hoạt động, con có thể lật lẫy thành thạo, ngồi tương đối vững, đầu không lắc lư khi có ba mẹ trợ giúp.

Bé ngủ ít và trò chuyện nhiều hơn với ba mẹ. (Ảnh: Shutterstock)

Bé 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg, con phát triển, ăn uống và hoạt động như thế nào là thắc mắc chung của mọi ba mẹ. Hi vọng với câu trả lời Monkey giải đáp trên đây, ba mẹ cùng con sẽ đạt được tiêu chuẩn sức khỏe theo cách tốt nhất.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button