Wiki

Thai nhi 25 tuần tuổi phát triển như thế nào, mẹ nên làm gì – Huggies

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Thai 25 tuần nặng bao nhiêu để chia sẻ cho bạn đọc

Khi thai nhi 25 tuần tuổi, em bé của bạn thực sự đang cố gắng “cơi nới” cái bọc tù túng của mình, và dạ con của bạn mỗi ngày lại cần phải giãn ra một chút để chứa vừa bé. Rõ ràng điều này có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở các cơ và dây chằng khi mang thai tuần 25. Lưng, xương chậu, tất cả các phía của bụng, và thậm chí là cả chân cũng đều đau nhức ê ẩm vì những tác động của hoóc môn thai kỳ lên các mô liên kết trong cơ thể.

Trung bình, một thai phụ sẽ tăng thêm từ 10 đến 12 kilogram sau 40 tuần mang thai. Tất cả những gì khiến bạn lên cân gồm em bé, nhau thai, nước ối, lượng máu tăng thêm, lượng dịch tuần hoàn bổ sung, hai bầu ngực, và cả một chút mỡ nữa.

Tham khảo: Tam cá nguyệt thứ 2

Những điều bất ngờ

Nếu đây là lần đầu bạn mang thai, mỗi cơn đau hay triệu chứng mới đều khiến bạn phải lật đật chạy đi tìm sách hướng dẫn bà mẹ mang thai ngay. Điều này có bình thường không nhỉ, có đúng là mình sẽ cảm giác thế này không, con có ổn không? Nếu bạn đã trải qua tất cả những thứ đó rồi và giờ đã có kinh nghiệm, có lẽ bạn sẽ bớt lo lắng hơn. Nhưng đến một chừng mực nào đó, cảm giác lo lắng là rất bình thường và còn có ích nữa, bởi nó khiến thai phụ tránh những hành động có thể làm nguy hại tới thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn chìm trong âu lo và không thể sống vui vẻ được, thì bạn cần phải nói chuyện với ai đó.

Tham khảo: Chăm sóc thai nhi

Cơ thể mẹ bầu khi mang thai tuần 25

  • Khi bụng bạn lớn ra vào giai đoạn thai nhi 25 tuần tuổi thì khung xương sườn cũng lớn theo. Chắc chắn khung xương phải nở ra bởi dạ con của bạn cần có chỗ để nhô lên cao và nhô ra ngoài. Giai đoạn này bạn có thể cảm thấy khó thở vì phổi không còn chỗ để nở ra mỗi khi bạn hít vào. Thi thoảng bạn nên thở thật sâu. Khi bạn nói chuyện điện thoại, leo lên một chiếc cầu thang máy rất dốc hay đi nhanh quá là những lúc hơi thở của bạn trở nên gấp gáp. Hãy để ý tư thế của mình và tránh thõng người xuống, bạn cần phải để cho phổi của bạn đủ không gian để làm việc và cung cấp oxy cho cả bạn lẫn bé.
  • Bạn có thể sẽ thấy ngứa ở bụng, cảm giác như có kiến bò lung tung quanh đó vào giai đoạn thai nhi tuần 25. Lý do có thể là bởi những sợi collagen ở lớp giữa của da bạn đang duỗi ra. Bạn có thể giảm cảm giác này bằng cách thoa kem dưỡng ẩm lên bụng sau khi tắm. Tránh tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, và tránh dùng các loại xà bông tắm làm khô da. Chỉ nên dùng các loại khăn bông cotton hoặc bông sợi tự nhiên, và đừng làm gì để da bạn bị nóng lên.
  • Có thể bạn sẽ bị mất ngủ khi mang thai tuần thứ 25 này. Bạn thường cảm thấy mình đã rất mệt khi lên giường, thế nhưng lại rất khó ngủ dù muốn lắm. Tâm trí bạn cứ đầy ắp suy nghĩ về mọi thứ, và vấn đề chỉ được giải quyết khi bạn dậy đi vệ sinh. Lại nói về chuyện đi vệ sinh, có thể bạn thường phải đi vào nhà vệ sinh vài lần một đêm, và rõ ràng là phải thức dậy nhiều lần trong đêm như vậy không giúp ích gì cho chứng mất ngủ của bạn. Nhưng cứ nằm trên giường lăn qua lại thì cũng tệ chả kém. Nếu bạn bị mất ngủ như thế, thì bạn nên ngồi dậy một lúc. Có thể xem truyền hình, uống một cốc sữa, đi tắm, hoặc đọc sách. Những thứ nhẹ nhàng dễ chịu như là những tấm ga trải giường sạch sẽ thơm tho, không khí trong lành, gió quạt dìu dịu thổi qua người, hay một chồng gối êm êm đều có thể giúp cho bạn chìm vào giấc ngủ dễ hơn.
  • Khi bạn đang bị mất ngủ về đêm, thì hãy cố gắng chống cự với cơn thèm ngủ ban chiều. Thay vào đó, hãy đi ngủ sớm hơn và tận dụng sự mệt mỏi của cơ thể lúc này. Cố gắng đi ngủ điều độ và tránh dùng máy tính trước lúc ngủ. Bạn cần gạt hết mọi yếu tố gây kích thích từ môi trường chứ không phải là tạo thêm điều kiện để chúng tác động đến giấc ngủ của bạn.
  • Có thể bạn sẽ phải chịu đựng hội chứng ống cổ tay trong tuần này. Sự nghẽn dịch khiến cho cườm tay bạn sưng phồng lên, tạo áp lực lên thần kinh điều khiển hai tay. Vật lý trị liệu cũng có tác dụng đáng kể với chứng này, và có thể bạn cần nẹp tay nếu chuyên gia vật lý trị liệu của bạn thấy cần thiết. Nếu bạn thấy quá khó chịu, hãy đặt tay đau lên một chiếc gối khi nằm ngủ. Làm như vậy sẽ giúp cho lượng dịch dư thừa phân tán bớt khỏi vùng cườm tay.
  • Bạn có thể cảm thấy phải hoạt động chân liên tục để giảm cảm giác châm chích hoặc như kiến bò, thường hay xuất hiện ở cánh tay, đùi hoặc bàn tay khi mẹ nghỉ ngơi hoặc ngủ. Hiện chưa rõ nguyên nhân chính của hội chứng này nhưng cơ chế chính tạo điều kiện cho “Hội chứng chân không yên” có thể là thay đổi nội tiết, cũng như thiếu hụt sắt và folate. Hội chứng này sẽ tự khỏi khoảng bốn tuần sau sinh. Bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng, tắm nước ấm trước khi ngủ, uống thuốc bổ chứa sắt, folate, vitamin B12, magie và tránh uống cà phê, nhưng hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kì loại thuốc nào nhé!
  • Bạn có thể cảm nhận các dây chằng và các cơ ở xương chậu bị kéo căng, gây đau ở khu vực chậu. Đây gọi là “Hội chứng rối loạn chức năng khớp mu” (SPD). Các bài tập kegel và nghiêng vùng xương chậu sẽ giúp cơ vùng này khỏe hơn.
  • Ngoài ra, bạn có thể trải qua những cơn co thắt Braxton Hicks bất thường và ít đau khi thay đổi vị trí. Đây là cách để cơ thể chuẩn bị cho việc sinh nở sau này.
  • Tóc dày hơn: Những thay đổi nội tiết trong thai kì ức chế sự rụng tóc như bình thường.
  • Trĩ: Vòng bụng tăng lên tạo áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu, có thể gây trĩ. Trĩ thật khó chịu, nhưng phổ biến lúc mang thai và thường tự khỏi sau sinh, trừ một số trường hợp phải điều trị can thiệp theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đầy hơi: khó tiêu làm sản sinh ra khí và khiến bạn cảm thấy bị đầy hơi.
  • Ợ nóng và khó tiêu: tử cung lớn lên chèn lên dạ dày, đẩy axit dạ dày lên thực quản gây ợ nóng. Ngáy: lưu lượng máu tới các màng nhầy gia tăng có thể gây nghẹt mũi và khiến bạn ngủ ngáy.
Đọc thêm:  Xe đạp điện bao nhiêu tiền? Một số dòng xe điện được ưa chuộng

Tham khảo: Chăm sóc phụ nữ mang thai

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 25 tuần tuổi. Tìm hiểu thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo: Thai nhi 26 tuần tuổi Thai nhi 27 tuần tuổi Thai nhi 28 tuần tuổi Thai nhi 29 tuần tuổi Thai nhi 30 tuần tuổi

Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button