Wiki

Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Sốt xuất huyết là gì để chia sẻ cho bạn đọc

This post is also available in: English

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền bởi muỗi vằn. Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, gây lây nhiễm virus Dengue.

Trước đây, sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ em; nhưng hiện tại, rất nhiều người lớn cũng mắc bệnh và tỷ lệ tử vong khá cao. Bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc trị, những trường hợp nặng được điều trị hầu như chỉ bằng cách hạ sốt, truyền dịch và chống sốc tích cực. Những trường hợp nhiễm bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau một tuần.

Để tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết chi tiết hơn, hãy tham khảo bài viết sau đây.

Bệnh sốt xuất huyết là gì

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Bệnh sốt xuất huyết dạng nặng có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Hiện nay, số ca nhiễm sốt xuất huyết mỗi năm đều lên đến khoảng 50 – 1000 ca và đã xảy ra trên 100 quốc gia. Căn bệnh này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và cần được quan tâm.

Những dấu hiệu và triệu chứng sốt xuất huyết là gì?

Có ba loại bệnh sốt xuất huyết: sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ), sốt xuất huyết chảy máu và sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue).

Triệu chứng sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ)

Những người lần đầu tiên mắc bệnh bị loại sốt xuất huyết này vì họ chưa có miễn dịch với bệnh. Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng. Bệnh sốt xuất huyết thường bắt đầu với triệu chứng sốt và sẽ kéo dài trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như:

  • Sốt cao, lên đến 40,5 độ C;
  • Nhức đầu nghiêm trọng;
  • Đau phía sau mắt;
  • Đau khớp và cơ;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Phát ban.

Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sau đó thuyên giảm sau 1-2 ngày. Bạn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

Đọc thêm:  Nà ní nghĩa là gì trên Facebook? Bật mí thông tin bạn chưa biết

Triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu

Các dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

Thể bệnh này là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, và hiện tượng huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

Sốt xuất huyết dengue thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bạn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn). Dạng bệnh này có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Nếu bạn có dấu hiệu, triệu chứng nêu trên hoặc bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu gần đây bạn có đến một nơi đang có dịch bệnh và bị sốt sau đó thì hãy đi khám ngay. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân sốt xuất huyết là do đâu?

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là do một loại virus có thể lây lan khi bị muỗi cắn. Có bốn loại virus sốt xuất huyết, được gọi là virus DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Loài muỗi truyền bệnh có tên là Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus, chúng có thể đưa virus gây bệnh vào máu của bệnh nhân bằng cách chích người bệnh.

Muỗi Aedes aegypti hoạt động ban ngày, đặc biệt chỉ có muỗi cái mới có thể chích người và truyền bệnh. Virus sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Khi bạn bị muỗi chích, virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu bạn bị muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi.

Một khi bạn đã phục hồi, cơ thể bạn sẽ miễn dịch chống lại bệnh, tuy nhiên bạn chỉ có thể kháng lại loại virus đã gây ra bệnh thôi. Trong khi đó lại có 4 chủng virus khác nhau, có nghĩa là bạn vẫn có khả năng bị nhiễm lại bởi chủng virus khác. Điều quan trọng là bạn phải xác định được các dấu hiệu và có phương chữa trị kịp thời.

Sốt xuất huyết có thường gặp không?

Sốt xuất huyết là bệnh thường gặp nhất ở người với hơn hàng triệu ca nhiễm bệnh trên toàn thế giới mỗi năm và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện vào khoảng thời gian trong và ngay sau mùa mưa ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như châu Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung đông, khu vực Caribe, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Úc và Tây Nam Thái Bình Dương.

Đọc thêm:  Tivi Lg 43 inch giá rẻ chính hãng 100%【Ra mắt mới 2022】

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết?

Các yếu tố sau đây làm tăng khả năng mắc sốt xuất huyết thể nặng:

  • Sinh sống hoặc đi du lịch ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc với virus gây bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt là các khu vực có nguy cơ cao là khu vực Đông Nam Á, các đảo tây Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê;
  • Nếu bạn đã từng nhiễm sốt xuất huyết trước đây thì khi nhiễm lại, các triệu chứng sẽ nặng hơn và nguy hiểm hơn;
  • Trẻ dưới 12 tuổi;
  • Phụ nữ và người da trắng.

Cách điều trị sốt xuất huyết

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán sốt xuất huyết?

Việc đoán bệnh sốt xuất huyết có thể khá khó khăn, bởi vì các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể dễ dàng gây nhầm lẫn với những bệnh khác – chẳng hạn như bệnh sốt rét, bệnh do leptospira và sốt thương hàn.

Nếu gần đây bạn có đi du lịch, bạn nên mô tả chi tiết cho bác sĩ biết bạn đã đi đến đâu, ở đó vào ngày nào và trong quá trình ở đó có bị muỗi cắn hay không.

Một số xét nghiệm có thể giúp phát hiện mức độ của bệnh sốt xuất huyết gồm:

  • Điện giải đồ;
  • Khí máu;
  • Chức năng đông máu;
  • Men gan;
  • X-quang phổi nhằm phát hiện biến chứng tràn dịch phổi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị sốt xuất huyết?

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết, hầu hết bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần. Bác sĩ sẽ điều trị các triệu chứng để hạn chế diễn tiến nặng có thể xảy ra. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nghỉ ngơi tại giường, uống nhiều nước. Bác sĩ có thể kê một số thuốc để giảm sốt cho bạn như paracetamol (Tylenol®, Panadol®), thuốc này cũng có tác dụng giảm đau cơ khớp.

Bạn nên tránh các thuốc giảm đau có khả năng làm tăng biến chứng chảy máu chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và naproxen sodium.

Đối với những trường hợp nặng hơn, bệnh sốt xuất huyết có thể gây sốc hoặc chảy máu, lúc này bạn cần phải đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến sốt xuất huyết?

Đối với các thể bệnh nhẹ, bạn có thể điều trị sốt xuất huyết tại nhà mà không cần nhập viện. Hãy nhớ uống nước đầy đủ và sử dụng thuốc giảm sốt hoặc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra để phòng bệnh, khi đi đến một số nước có dịch sốt xuất huyết, bạn cần phải có sự chuẩn bị. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp:

  • Nên ở phòng máy lạnh hoặc phòng sạch sẽ để tránh muỗi vào;
  • Tránh đi ngoài trời lúc bình minh, hoàng hôn và buổi tối, vì khi đó có nhiều muỗi bên ngoài;
  • Mặc quần áo phủ kín. Khi bạn đi vào khu vực muỗi mang mầm bệnh, bạn nên mặc một chiếc áo sơ mi dài tay, quần dài, vớ và giày;
  • Bạn cũng nên thoa kem chống muỗi ở các vùng da không được quần áo che chắn như cánh tay, mặt, chân và cổ.
Đọc thêm:  Giá xe Honda SH 2019 mới nhất hôm nay - Tinxe.vn

Các loại muỗi mang virus sốt xuất huyết thường sống trong và xung quanh nhà. Chúng thường sống trong các vũng nước đọng, chẳng hạn như trong lu, thùng phuy hoặc gần hồ cá. Hãy làm sạch hồ cá thường xuyên cũng như dọn dẹp các vũng nước đọng để không tạo điều kiện cho muỗi phát triển.

Bạn cũng cần đậy kín các dụng cụ chứa nước, hạn chế hoặc vứt bỏ các vật dụng có thể ứ nước mưa (ví dụ như lốp xe cũ, chén bát, thau chậu cũ,…) và nuôi các loại sinh vật trong nước để tiêu diệt lăng quăng, trứng của muỗi. Khi có dịch, bạn phải nhờ chính quyền địa phương phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.

Luôn luôn phải giữ gìn và vệ sinh sạch sẽ không gian sống xung quanh chúng ta. Đây là cách tốt nhất giúp bạn tránh được muỗi và các loại vi khuẩn gây bệnh. Nếu ở không gian gia đình thì bạn nên lau dọn, vệ sinh nhà cửa hàng ngày. Còn đối với môi trường công nghiệp có không gian rộng lớn thì phải thường xuyên dọn dẹp vệ sinh bằng những thiết bị chuyên dụng như: máy chà sàn, máy rửa xe, máy hút bụi hút nước để không gian làm việc của chúng ta luôn được sạch sẽ xua đuổi muỗi và vi khuẩn gây bệnh.

Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, bất cứ chúng ta ai cũng có thể mắc bệnh. Dịch bùng phát không những cướp đi mạng sống của nhiều người mà còn làm tổn hao đáng kể chi phí y tế. Vì vậy, mỗi người chúng ta hãy cố gắng có ý thức phòng ngừa bệnh. Bạn nên nhớ rằng không có muỗi thì không có sốt xuất huyết. Mọi người hãy tự giác làm vệ sinh nơi mình sinh sống, dọn dẹp ao nước đọng hoặc những nơi lăng quăng có thể phát triển, luôn luôn ngủ mùng kể cả ban ngày.

Khi bạn có bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ sốt xuất huyết, hãy đi đến khám tại cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Nhằm giúp mọi người giải quyết được các vấn đề về sức khỏe tốt hơn, Pacific Cross Việt Nam xin cung cấp các gói bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Để bảo vệ bản thân và người thân từ hôm nay, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: [email protected].

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Rối loạn mỡ máu là bệnh gì?
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Nguyên nhân và cách điều trị
  • Bảo hiểm sức khỏe và những điều bạn cần biết

Nguồn tham khảo

  • Dengue fever
  • http://www.niaid.nih.gov/topics/DengueFever/Understanding/Pages/overview.aspx
  • Ngày truy cập: 8/78/2022.
  • Dengue fever
  • http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dengue-fever/basics/definition/con-20032868
  • Ngày truy cập: 8/8/2022.
  • Dengue Fever Home Remedies.
  • http://www.emedicinehealth.com/dengue_fever/page7_em.htm#dengue_fever_home_remedies
  • Ngày truy cập: 8/8/2022.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button