Wiki

SO là viết tắt của từ gì? Những điều cần biết về xuất nhập khẩu

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của So là gì để chia sẻ cho bạn đọc

1. Ngành xuất nhập khẩu là gì?

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm xuất nhập khẩu và gì để có thể biết được So là viết tắt của từ gì và hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.

Việc làm xuất nhập khẩu

1.1. Khái niệm về xuất nhập khẩu

Ngành xuất nhập khẩu có tên tiếng anh là Import – Export, được biết đến là hoạt động phát triển hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Xuất nhập khẩu giúp cho hàng hóa của các quốc gia được lưu thông và mang lại cơ hội mở rộng thị trường cho quốc gia đó.

Bên cạnh đó nó còn tạo nên các mối quan hệ kinh doanh mật thiết giữa các quốc gia với nhau và đẩy mạnh nền kinh tế trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Xuất nhập khẩu chính là khâu cơ bản nhất của hoạt động ngoại thương và nó đóng vai trò quan trọng và tác động đến nhiều ngành nghề khác của một quốc gia. Ngoài ra, nó cùng giúp thúc đẩy dịch chuyển có cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa hơn, đảm bảo nền kinh tế phát triển được một cách ổn định.

1.2. Những công việc khi làm ngành xuất nhập khẩu

Nhân viên xuất nhập khẩu là móc nối giữa các doanh nghiệp trong nước hoặc ngoài nước với nhau, họ giúp cho hàng hóa quốc tế được lưu thông một cách dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Những việc phải làm khi làm trong ngành xuất nhập khẩu như:

Đọc thêm:  Một bát cơm rang bao nhiêu calo? Cơm rang thập cẩm ... - 12 Kim Mã

– Làm việc trực tiếp với khách hàng và thực hiện đàm phán và ký kết hợp đồng

– Nhận các hợp đồng, tiến hành hoàn tất thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu

– Nhận tiền do khách hàng thanh toán bằng nhiều hình thức khác nhau

– Hoàn thiện thủ tục hải quan để việc xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra suôn sẻ nhất

– Tiếp nhận hồ sơ hàng hóa và số lượng hàng hóa trong quá trình làm hồ sơ

– Quản lý đơn hàng và hợp đồng, bên cạnh đó cần tìm kiếm khách hàng mới nhưng không quên duy trì lượng khách hàng cũ

Đó là những công việc mà khi làm trong ngành xuất nhập khẩu cần làm, vậy thuật ngữ So là viết tắt của từ gì trong ngành này?

2. SO là viết tắt của từ gì?

Trong xuất nhập khẩu thì SO là viết tắt của từ Shipping Order, nó có nghĩa là đơn hàng vận chuyển, được dùng để xác nhận người vận chuyển đã đặt một vị trí nào đó trên tàu vận chuyển.

Shipping Order được phát hành từ phía một công ty vận chuyển nào đó và đưa đến tay người giao hàng. Có đơn vận chuyển thì người ta sẽ có thể xác nhận được nơi đặt hàng và kiểm tra hàng hóa tại nhà ga, các container hoặc những bến tàu để nhận lượng hàng hóa theo quy định.

SO bao gồm: đơn đặt hàng, địa chỉ và tên người giao nhận hoặc người môi giới, số lượng hàng mua, số chuyến tàu đi, thời gian khởi hành, ngày và địa điểm giao nhận hàng và ngày hết hạn nhận chở hàng và có cả thông tin về loại kiện hàng và số kiện hàng được ghi trên đó.

Trong đơn đặt hàng vận chuyển cũng có một khoảng không để người nhận có thể ký tên lên đó và đơn này sẽ được đính kèm với lô hàng để người nhận có thể xác minh được những mặt hàng đã nhận.

Tóm lại, SO chứa các thông tin cơ bản về vị trí của container chứa hàng, số tàu và thời gian khởi hành của tàu. Những thông tin này được nhà xuất khẩu chuyển đến cho đơn vị vận chuyển hoặc đơn vị giao nhận để có thể đảm bảo được quá trình vận chuyển được chính xác với yêu cầu của người gửi hàng đó là thông báo đến khách hàng rằng hàng hóa đã được giao đến.

Đọc thêm:  Ý chí là gì? Mối quan hệ giữa ý chí với nhận thức và tình cảm?

Trên đây là những giá bạn cần biết về SO bao gồm: SO là viết tắt của từ gì và nó có tác dụng như thế nào, trong SO chứa những gì. Bạn đã có được câu trả lời qua những chia sẻ bên trên, vậy cần có những kiến thức gì về ngành xuất nhập khẩu?

Xem thêm: Hàng nhập khẩu là gì? Quy trình nhập khẩu hàng nhập khẩu

3. Những kiến thức bạn nên có khi làm trong ngành xuất nhập khẩu

Một số kiến thức mà bạn nên biết về ngành xuất nhập khẩu để có thể làm tốt công việc của mình:

3.1. Nắm vững được quy trình xuất nhập khẩu và chính sách xuất nhập khẩu

Cần nắm rõ được những chính sách cũng như quy trình đối với từng loại mặt hàng và công ty bạn làm cung cấp ra thị trường.

Những loại hàng hóa nào được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu, cần những điều kiện gì để được phép xuất nhập khẩu loại hàng hóa nào đó và quy trình chuẩn để xuất nhập khẩu hàng hóa là gì, bạn cần phải nắm rõ.

3.2. Hình thức giao nhận vận tải

– Đối với vận tải trong nước:

Cần biết rõ mục đích và cách vận hành những loại phương tiện cún như những chi phí có liên quan. Tìm hiểu những danh mục cảng biển và cả những cảng sông tại Việt Nam.

– Đối với vận tải quốc tế:

Cầm phải nắm được những phương tiện vận tải và những phụ phí có liên quan, biết được những sân bay và cảng biển chính giữa các quốc gia và lưu ý đến những hình thức vận tải quốc tế, những chứng từ vận tải quốc tế như: SI, BL, Booking, AWB,…

Xem thêm: Những bí quyết thành công với việc làm xuất nhập khẩu

3.3. Hiểu biết về thanh toán quốc tế

Đây là kiến thức được coi là cơ bản và là nền tảng khi tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu. Một số phương thức cũng như công cụ để thanh toán quốc tế hiện nay bạn nên tìm hiểu và trau dồi thêm cũng như cần nắm được những ưu điểm và khó khăn mà những phương thức đó mang lại.

Đọc thêm:  Ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12: Lịch sử, ý nghĩa

3.4. Biết rõ về những thủ tục hải quan

Những điều bạn cần biết về thủ tục hải quan như:

– Những chính sách liên quan đến hải quan như: pháp luật, các thông tư, nghị định và các mức xử phạt hành chính nếu có sai sót xảy ra

– Cách áp mã hàng hóa và cách tính thuế xuất nhập khẩu, tính giá hải quan

– Nắm được những quy định thông quan tại các khu vực như cửa khẩu, sân bay, chi cục,…

– Biết rõ những nguyên lý cơ bản về những việc làm quyết toán, hoàn thuế, thuế VAT,…

3.5. Nắm rõ về những chứng từ phục vụ cho việc xuất nhập khẩu, các hợp đồng, giao dịch

Chứng từ xuất nhập khẩu là những giấy tờ vô cùng quan trọng trong xuất nhập khẩu và nó có giá trị trước pháp luật, bởi vậy cần cẩn thận trước những giấy tờ đó.

– Biết hoàn thiện các chứng từ xuất nhập khẩu về việc thanh toán tùy theo từng phương thức thanh toán khác nhau mà khách hàng lựa chọn.

– Xin giấy phép chuyên ngành, kiểm định, kiểm tra chất lượng và công bố có phù hợp với quy định hay không.

– Biết cách giao dịch và đàm phán một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất cho doanh nghiệp của mình

– Lưu ý và hiểu rõ những điều khoản và hình thức trước khi ký kết hợp đồng với bất kỳ đối tác nào, bởi hợp đồng rất quan trọng nếu không cẩn thận thì rất có thể sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp

Bên cạnh đó, kiến thức về ngoại ngữ là vô cùng cần thiết thiết, cần phải thông thạo tiếng anh để có thể thực hiện những giao dịch với khách hàng bằng tiếng anh và nếu bạn biết thêm được những ngôn ngữ khác nữa chính là một lợi thế vô cùng lớn.

Qua bài viết, timviec365.vn đã giải đáp thắc mắc SO là viết tắt của từ gì cho bạn đọc đồng thời cũng giới thiệu đến bạn đọc những thông tin vô cùng hữu ích về ngành xuất nhập khẩu. Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu thêm về thuật ngữ SO và ngành xuất nhập khẩu.

Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button