Wiki

Pressing là gì? Tìm hiểu lối đá tạo áp lực cực kỳ mãn nhãn – ADFP-SD

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Pressing là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Pressing là gì? Thuật ngữ này gần đây được phổ cập và chúng ta được nghe rất nhiều trong bóng đá. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và phân tích về nghệ thuật bóng đá tạo áp lực này.

Pressing là gì?

Pressing nghĩa là sự đè nén, siết lại nhưng đối với bóng đá nói riêng và các môn thể thao khác nói chung thì Pressing được hiểu là chiến thuật tạo áp lực lên đối phương. Mỗi khi chúng ta nghe thấy bình luận viên phân tích về lối đá pressing tức chúng ta sẽ hiểu là các cầu thủ sẽ gia tăng sức ép lên đội bạn.

Đây là một quân bài trong hàng tá những lựa chọn chiến thuật mà các vị huấn luyện viên có thể lựa chọn tùy vào tình hình thực tế và diễn biến của trận đấu. Một số đội bóng gần như định hình lối chơi Pressing là phong cách chơi bóng của mình.

Càng ngày, lối đá Pressing càng được ưa chuộng và kéo theo nhiều ý tưởng chơi Pressing độc đáo, mới lạ. Từ đó làm những trận cầu ngày càng trở nên thực dụng nhưng lại không hề nhàm chán, trái lại chúng còn đẩy nhanh nhịp độ trận đấu hơn bao giờ hết.

Anh em hẳn đều nghe đến kỷ nguyên Joachim Low khi ông đã ông dẫn dắt đội tuyển Đức giành ngôi á quân Euro 2008, vị trí thứ 3 World Cup 2010, vào đến bán kết hai kỳ Euro 2012, 2016, giành chức vô địch World Cup 2014 và Confed Cup 2017 và đoạt luôn danh hiệu huấn luyện viên xuất sắc nhất thế giới vào năm 2014 nhờ khai thác triệt để lối đá Pressing này.

Chiến thuật đá Pressing chi tiết

Tôi sẽ làm rõ và giải thích cặn kẽ về Pressing để anh em hiểu đúng và cảm được cái tầm của huấn luyện viên khi điều chỉnh chiến thuật trận đấu.

Pressing không phải là áp lực đuổi theo bóng

Nhiều người vẫn lầm tưởng Pressing là các cầu thủ sẽ tạo áp lực theo quả bóng, tức quả bóng ở đâu thì cầu thủ sẽ đuổi theo và giành lại đến đấy. Nghe quen nhỉ, đó chính là kiểu đá bóng thời con nít của tôi và cả anh em hồi nhỏ đấy.

Pressing chính xác là tạo áp lực lên hệ thống cầy thủ đối phương để khiến họ mất bóng, sau đó giành lại bóng triển khai cơ hội tấn công cho đội mình. Chính vì thế, Pressing là cả một nghệ thuật di chuyển của cả một hệ thống cầu thủ khi gây sức ép lên đối phương.

Chẳng hạn như Pessing tuyến giữa, toàn bộ hệ thống cầu thủ ở trung vệ sẽ đồng loạt phối hợp di chuyển khôn khéo để theo chặt toàn bộ tuyến giữa đối phương, ép đội bạn lọt vào thế gọng kiềm với tuyến sau để tăng cơ hội đoạt lại bóng.

Pressing chỉ dành cho đội khi không có bóng

Một đội không có bóng thì mới có thể dụng chiến thuật Pressing để áp lực lên đối phương. Còn nếu đội cầm bóng đẩy cao và áp sát mạnh thì chiến thuật đó gọi là bóng đá tổng lực – Total Fooball nên anh em cần chú ý.

Đọc thêm:  Đơn vị Gallon - Gal là gì? 1 gallon bằng bao nhiêu lít? 1 ... - Dinhnghia

Một cầu thủ của đội mất bóng sẽ phối hợp với đồng đội của mình thực hiện áp sát nhanh và tốc độ lên đối phương, gây áp lực để cầu thủ đang cầm bóng sẽ hoang mang và không biết chuyền đâu dẫn đến mất bóng hoặc chuyền hỏng.

Hai phương pháp Pressing phổ biến nhất

Để có thể đẩy cầu thủ đối phương vào thế khó và áp lực mỗi khi cầm bóng, các huấn luyện viên sẽ phân tích đối thủ và lựa chọn hai phương pháp Pressing phổ biến nhất dưới đây:

Pressing tạo áp lực trực tiếp

Các cầu thủ sẽ áp sát nhanh nhất có thể mỗi khi cầu thủ đối phương vừa có bóng. Khi đó, khoảng thời gian mà cầu thủ nhận bóng cần để xử lý bóng chính là khoảng khắc vàng để gây áp lực. Cầu thủ nào có tốc độ và thể hình vượt trội sẽ tận dụng rất tốt khi Pressing để giành lại bóng.

Huấn luyện viên cần nhận định kỹ lưỡng khả năng và vị trí của từng cầu thủ, để từ đó có thể phân bổ phù hợp vào từng trận đấu cũng như kèm người sao cho Pressing đạt hiệu quả cao nhất.

Pressing tạo áp lực gián tiếp

Khóa chặt mọi đường chuyền bóng của cầu thủ cầm bóng đối phương, đây chính là phương pháp Pressing thứ hai và được ứng dụng thực tế nhiều nhất. Lúc này, cần có sự tổ chức di chuyển chặt chẽ của cả tập thể đội bóng. Đồng thời, sẽ có 2 – 3 cầu thủ chủ chốt gây áp lực lên đồng đội của đối thủ để bịt kín các đường chuyền của họ.

Sự cao tay của các huấn luyện viên nằm ở cách chỉ đạo chiến thuật Pressing này, bởi tính tập thể được đưa lên hàng đầu nên khả năng nhận định tình hình và bố trí các cầu thủ sẽ quyết định độ hiệu quả của cách Pressing này.

Pressing có ưu và nhược điểm gì?

Pressing là một trong hàng tá chiến thuật được áp dụng tùy vào tình hình trận đấu. Thế nên, việc hiểu rõ ưu và nhược điểm của chúng thì mới có thể khai thác triệt để sự công phá của việc Pressing.

Ưu điểm

Pressing giúp các vị huấn luyện viên và đội bóng nhận ra nhanh chóng điểm yếu trong hệ thống phòng ngự và chiến thuật của đối phương. Đồng thời giúp chặn kín các pha tấn công của đội bạn ngay từ đầu để tuyến sau kịp thời chấn chỉnh đội hình và tạo lớp phòng thủ vững chắc.

Anh em hãy nhìn các Barcelona thời Pep Guardiola, chiến thuật Pressing được tổ chức như một cách phòng ngự hiệu quả ngay trên phần sân đối phương. Các cầu thủ của xứ Catalan hoàn toàn rất ít khi co cụm về thế phòng ngự, bởi được tổ chức tốt nên họ luôn đoạt được lại bóng ở ngay phần sân đối phương và mở ra những bài tấn công chớp nhoáng.

Bên cạnh đó, Pressing tốt sẽ dập tắt khí thế và tâm lý chiến đấu của đối phương. Khi đó, việc làm chủ thế trận và điều khiển được nhịp độ trận đấu sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Nhược điểm

Chính bởi vì yêu cầu liên tục áp sát và bịt kín các đường chuyền của đối thủ. Lối chơi Pressing yêu cầu các cầu thủ thực hiện phải có một nền tảng thể lực thật sung mãn để bức tốc và nhanh chóng tạo áp lực.

Việc tính toán thời điểm Pressing, Pressing thế nào … của các vị chiến lược gia sẽ quyết định diễn biến trận đấu. Các cầu thủ không thể Pressing trong khoảng thời gian dài bởi đó là cách nhanh nhất để phá sức, làm vỡ thế trận và hoàn toàn bị phản tác dụng. Cái sự mưu lược và cáo già của các huấn luyện viên thể hiện ở điểm này.

Đọc thêm:  N là tập hợp số gì? N là gì trong toán học?

Đồng thời, di chứng của một trân đấu lạm dụng quá nhiều Pressing sẽ bào mòn thể lực các cầu thủ, dẫn tới những trận sau các chân sút của chúng ta sẽ không đạt phong độ tốt nhất. Nói Pressing là con dao bén, sử dụng đúng sẽ nấu được những món ăn ngon. Nhưng không khôn khéo sẽ làm đứt tay chảy máu là thế.

Các kiểu Pressing hiện đại và biến thể của nó

Tùy vào trình độ từng đội bóng và tài năng của các vị huấn luyện viên mà Pressing được ứng dụng với rất nhiều mục đích và kỹ thuật khác nhau. Chung quy lại, có bao kiểu Pressing cơ bản nhất như sau:

Low Pressing

Hay còn gọi là Pressing tầm thấp, các cầu thủ sẽ lui về sân nhà và tạp áp lực thụ động lên đối phương. Bóng đá Italia thập niên 30, 40 trứ danh với lối đá ”Catenaccio” tức Low Pressing này.

Những hậu vệ sẽ phối hợp với đồng đội ngay lập tức thực hiện 1 kèm 1 để gây sức ép lên cầu thủ tấn công của đội bạn và không cho bóng được tiến vào vòng cấm địa của mình.

Đây còn được gọi là lối bóng đá thực dụng hoặc tiêu cực, bởi nhiều đội bóng một khi ghi bàn thì chủ động lùi về Low Pressing để bảo vệ khung thành, lối đá này dưới thời của Mourinho rất được trọng dụng và gây nên nhiều ý kiến trái chiều.

Midfield Pressing

Các cầu thủ sẽ tạo áp lực ở khu vực giữa sân nhằm kiểm soát hoàn toàn trung lộ, không nhường thế trận cho đối phương ở tuyến giữa. Những đội bóng muốn tạo sự yên tâm và an toàn thường chọn chiến thuật Mid Pressing này, đó cũng là bảo vệ thể lực cầu thủ bởi phạm vị hoạt động sẽ trở nên thu hẹp lại.

Chính vì thế, những đường chuyền vượt tuyến chính là khắc tinh của Mid Pressing, những cầu thủ có kỹ năng quan sát tối thượng và khả năng chọc khe bổng đỉnh cao sẽ hoàn toàn có thể phá ngay chiến thuật áp sát này.

High Pressing

Đây chính là Pressing tầm cao mà chúng ta thường được hay nghe. Các cầu thủ mất bóng sẽ thực hiện Pressing ngay từ 1/3 phần sân đối phương và dâng lên rất cao và sẽ tốn rất nhiều thể lực.

Bởi lẽ ngay khi đối phương phân phối bóng ở tuyến dưới, các tiền đạo sẽ phối hợp với đồng đội dâng cao, vừa áp sát cầu thủ nhận bóng, vừa bịt kín các đường chuyền có thể để làm rối loạn hậu vệ đội bạn.

Brazil thập niên 1998 – 2002 là đại diện tiêu biểu cho lối đá Pressing tầm cao, không phải khi không mà đất nước này luôn sản sinh ra những tiền đạo quái vật và làm say đắm biết bao cổ động viên ở khắp hành tinh. Bất cứ sai lầm nhỏ nhoi nào của hàng hậu vệ đều sẽ trả giá bằng những bàn thắng đau đớn bởi các tiền đạo của đội vàng xanh này chớp cơ hội cực đỉnh.

Tấn công là cách phòng ngự hiệu quả nhất, đó chính là châm ngôn của chiến thuật Pressing tầm cao. Việc áp lực từ phần sân đối phương cũng mở ra cơ hội phản công để ghi bàn là cực lớn, bởi khi đó khoảng cách đến khung thành đối phương đã ngắn vô cùng.

Các cầu thủ Hà Lan cũng là đại diện tiêu biểu cho lối đá tổng lực, vốn được khai thác triệt để từ High + Mid Pressing. Tuyến giữa của họ gây áp lực sát sao ở tuyến giữa và khi cướp được bóng thì lập tức chuyển trạng thái sang tấn công và đội hình dâng cao rất nhanh.

Đọc thêm:  Cung là gì? 5 yếu tố tác động đến nguồn cung trong kinh tế vĩ mô

Lối đá Tiki – Taka của Barca dưới thời Pep cũng lấy cảm hứng từ đó mà tạo nên những khoảng khắc và đường chuyền tốc độ cao làm mê hoặc lòng người. Anh em có thể xem kỹ hơn về lối chơi Tiki – taka để thấy được sự lợi hại của Pressing.

Biến thể Gegenpressing hay Counter Pressing

Đây là thứ đã tạo nên thương hiệu của Jurgen Klopp gắn liền với tên tuổi của Liverpool và trước đó là Dortmund. Đây chính là chiêu Pressing để bẽ gãy các pha phản công nhanh của đối thủ. Với việc tân dụng thời điểm đối thủ đang có bóng và chuyển trạng thái (transition) từ phòng ngự sang tấn công, Pressing ngay đúng thời điểm đó sẽ tăng tỷ lệ đoạt được bóng và tranh thủ lúc đội bạn đang ở thế lưng chừng giữa hai trạng thái.

Một khi cướp được bóng rồi, đội hình đối thủ sẽ chưa kịp điều chỉnh lại ngay được, tận dụng khoảng khắc ít ỏi đó sẽ làm tăng sức mạnh của pha phản công lên rất nhiều lần.

Một đội bóng chơi Gegenpressing tốt sẽ có thể kiểm soát cực chuẩn toàn bộ tuyến giữa và triển khai những pha phản công nhanh cực kỳ nguy hiểm. Chuyển từ bị tấn công sang tấn công chỉ trong tích tắc.

Thời gian là yếu tố chống lại Gegenpressing, nên việc áp dụng chuyền vượt tuyến là cần thiết, vì thế tiền đạo thường phải bứt tốc liên tục nên ảnh hưởng đến thể lực các cầu thủ rất nghiêm trọng. Nhìn Klopp thường hay hụt hơi ở những giai đoạn cuối mùa giải chính là minh chứng cho việc triển khai Gegenpressing quá nhiều.

Những trường phái Pressing nổi tiếng nhất mọi thời đại

Những đội bóng và cá nhân đã đạt đến đỉnh cao với lối đá Pressing này như:

  • Marcelo Bielsa và El Loco (gã điên) là đại diện tiêu biểu cho trường phái Pressing mọi lúc mọi nơi khi tân dụng được cả kỹ thuật và nền tảng thể lực sung mãn của mình.
  • Ronaldo Delima của Brazill và Drogba của Bờ Biển Ngà là nỗi ác mộng của những hậu vệ cùng thời.
  • Catenaccio 2.0 của bóng đá Italya thập niên 40, 50 cũng đã đạt đến đỉnh cao khi bảo vệ khung thành sạch lưới với lối đá Low Pressing
  • Bóng đá Hà Lan do HLV Rinus Michell đã làm khiếp đám bất cứ hàng hậu vệ nào của thế giới với lối đá tổng lực, vốn phối hợp Mid + High Pressing.
  • Barcalona thời Pep Guardiola với hệ thống Tiki Taka có thể hủy diệt mọi hàng thủ.
  • Diego Simenone với Atletico Madrid đã lên ngôi vô địch La Liga 2013 – 2014 với phong cách Pressing đặc trưng.
  • Klopp của Dortmund đã lật đổ Bayern Munich hai năm liên tiếp 2011 – 2012.
  • Liverpool đã trở thành mãnh hổ của đấu trường châu lục khi theo đuổi lối đá phản công chớp nhoáng Gegenpressing.
  • Kỷ nguyên Joachim Low khi đưa đội tuyển Đức trở thành cỗ xe tăng nghiền nát mọi hàng thủ và vô địch World Cup.

Kết luận

Anh em hoàn toàn đã nắm rõ Pressing là gì cũng như cách vận dụng và cách ứng dụng chúng vào bóng đá. Hãy quan sát các trận bóng một cách thật tập trung. Phân tích kỹ cách các cầu thủ áp dụng Pressing, anh em sẽ cảm được cái hay của kính phục cái đầu của các HLV khi vận dụng chiến thuật này.

>> M88 – Trang cá cược bóng đá trùm cuối uy tín <<

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button