Chỉ số NPV là gì? Quy định về giá trị hiện tại ròng (Net Present Value
Chỉ số NPV là gì? Đây là một trong các chỉ số được sử dụng để đánh giá tính khả thi của dự án. Nhà đầu tư, kinh doanh nào cũng cần phải biết về chỉ số này.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Chỉ số NPV là gì?
Chỉ số NPV, viết tắt của cụm từ Net Present Value, là giá trị hiện tại ròng. Mọi dự án đầu tư đều bao gồm dòng tiền ra và dòng tiền vào. Và cần có một khoản tiền cần thiết để thực hiện đầu tư với hy vọng đem lại lợi nhuận.
Để xem liệu khoản đầu tư thu được lợi nhuận hay không, nhà đầu tư tổng hợp các dòng tiền. Do giá trị thời gian của tiền, mỗi dòng tiền có giá trị nhất định tại mỗi thời điểm. Vì vậy, để tổng hợp các dòng tiền vào và ra, mỗi dòng tiền phải được chiết khấu về một điểm chung trong thời gian.
Chỉ số NPV – Giá trị hiện tại ròng được dùng để thực hiện việc đó. Giá trị hiện tại ròng (NPV) là giá trị của các dòng tiền dự kiến, được chiết khấu cho đến hiện tại. NPV được sử dụng trong việc lập ngân sách vốn và lập kế hoạch đầu tư. Từ đó phân tích khả năng sinh lời của một khoản đầu tư hoặc dự án dự kiến.
Chỉ số NPV tiếng Anh là: Net Present Value
Net present value (NPV) is a method used to determine the current value of all future cash flows generated by a project, including the initial capital investment. It is widely used in capital budgeting to establish which projects are likely to turn the greatest profit.
The formula for NPV varies depending on the number and consistency of future cash flows. If there’s one cash flow from a project that will be paid one year from now, the calculation for the net present value is as follows.
2. Công thức tính chỉ số NPV:
Ta có công thức tính NPV tại một thời điểm như sau:
Trong đó:
i : tỷ lệ chiết khấu
t : thời gian được tính (thường là năm)
Khi dòng tiền ròng không đồng đều, tức là dòng tiền ròng thay đổi giữa các thời kỳ. Ta có công thức:
Trong đó:
Rt : dòng tiền vào tại thời điểm t
i : tỷ lệ chiết khấu
Co : Chi phí đầu tư ban đầu
t : thời gian được tính (thường là năm)
3. Ý nghĩa của giá trị NPV:
Kết quả đối với NPV có thể dương hoặc âm. Điều này tương quan với việc một dự án là lý tưởng hay nên bị bác bỏ:
– Giá trị NPV dương chỉ ra rằng thu nhập dự kiến được tạo ra bởi một dự án hoặc khoản đầu tư vượt quá chi phí dự kiến.
– Nếu NPV của một dự án hoặc khoản đầu tư là số âm. Điều đó có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng sẽ kiếm được từ nó nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu. Điều này không nhất thiết có nghĩa là dự án sẽ “mất tiền”. Nó rất có thể tạo ra lợi nhuận kế toán (thu nhập ròng). Nhưng vì tỷ suất lợi nhuận được tạo ra nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu, nó được coi là không có giá trị.
– Nếu giá trị NPV bằng 0, dự án hoặc khoản đầu đó không có lãi hay lỗ. Tức là hoà vốn.
Về lý thuyết, nhà đầu tư nên thực hiện bất kỳ khoản đầu tư nào có NPV dương. Tương tự, nhà đầu tư nên từ chối bất kỳ quyền chọn nào có NPV âm vì nó làm giảm giá trị.
Khi đứng trước nhiều lựa chọn đầu tư, nhà đầu tư nên luôn chọn phương án có NPV cao nhất. Điều này chỉ đúng nếu tùy chọn có NPV cao nhất không âm. Nếu tất cả các lựa chọn đầu tư đều có NPV âm, thì không nên thực hiện điều nào.
4. Ưu điểm của chỉ số NPV:
– Dễ sử dụng
Chỉ số NPV là một cách nhà đầu tư xác định mức độ hấp dẫn của một khoản đầu tư tiềm năng. Vì nó về cơ bản xác định giá trị hiện tại của khoản lãi hoặc lỗ của một khoản đầu tư, nên nó rất dễ hiểu và là một công cụ ra quyết định tuyệt vời.
– Dễ so sánh
NPV cho phép so sánh các khoản đầu tư tiềm năng dễ dàng. Miễn là NPV của các phương án được tính tại cùng một thời điểm, nhà đầu tư có thể so sánh tính khả thi của mỗi phương án. Khi có được chỉ số NPV của nhiều phương án, nhà đầu tư sẽ chỉ cần chọn phương án có NPV cao nhất vì nó sẽ cung cấp nhiều giá trị nhất cho công ty.
Nếu không có phương án nào có NPV dương, nhà đầu tư sẽ không chọn phương án nào trong số đó. Vì không có khoản đầu tư nào sẽ làm tăng giá trị cho công ty. Nên tốt hơn hết là công ty không nên đầu tư.
– Có thể tùy chỉnh
NPV có thể tùy chỉnh để phản ánh chính xác các mối quan tâm và nhu cầu tài chính của công ty. Ví dụ, tỷ lệ chiết khấu có thể được điều chỉnh để phản ánh những điều như rủi ro, chi phí cơ hội và phí bảo hiểm đường cong lợi suất thay đổi đối với nợ dài hạn.
5. Hạn chế của chỉ số NPV:
5.1. Khó giải thích để người khác hiểu về NPV:
Việc áp dụng phương pháp đánh giá dự án NPV thực tế lại gặp một bất cập lớn là khá có thể giải thích một cách rõ ràng, dễ hiểu cho người khác nếu như không trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá. Và rất nhiều chuyên viên tài chính trong các doanh nghiệp khi được giao nhiệm vụ về đánh giá, xem xét các khoản đầu tư các dự án tiềm năng đã gặp vấn đề khó khăn khi phải trình bày làm sao cho các lãnh đạo có thể hiểu và chấp nhận về các lập luận, đánh giá đó.
Có thể thấy, đối với các dự án đầu tư, giá trị ban đầu chính là thứ mà chúng ta có thể hiểu một cách dễ dàng, thời gian để hoàn lại các khoản vốn cũng không quá khó hiểu. Tuy nhiên thì đối với các giá trị hiện tại thuần (chỉ số NPV) thì lại không phải ai cũng có khả năng nhận biết và hiểu về nó. Đây là những giá trị chiết khấu đối với các dòng tiền xuất hiện trong tương lai mà nếu một người không có chuyên môn về lĩnh vực này thì sẽ gặp khá nhiều rắc rối khi phân tích, cố gắng hiểu về nó. Mà trên thực tế thì không phải một nhà lãnh đạo nào cũng sẽ am hiểu chuyên sâu và hiểu được về các chỉ số NPV đưa ra.
Chính bởi điều đó mà các chuyên gia về tài chính khi trình bày, lập luận về phương pháp này sẽ cần phải hết sức kiên nhẫn, giải thích cho mọi người hiểu được về NPV. Bởi các khoản đầu tư mà có chỉ số đánh giá NPV >0 thì sẽ giúp cho các giá trị cổ đông tăng lên khá nhiều. Tuy nhiên, điều kiện đặt ra là các ước tính mà chuyên gia phân tích, đưa ra cần phải hợp lý.
5.2. Các phép tính NPV chỉ dựa trên ước tính:
Để có thể tính được chỉ số NPV trong các dự án thì những chuyên gia tài chính sẽ cần phải thu thập các số liệu và cần sử dụng đến rất nhiều thông tin, con số khác nhau. Mà thực tế, chi phí ban đầu của một dự án sẽ luôn có sự dao động hay cũng có thể xảy ra tình trạng đội vốn. Ví dụ như bạn có thể dễ dàng đưa ra các dự đoán về giá của một chiếc xe ôtô nhưng nếu muốn xây dựng nên một tòa chung cư thì chắc chắn không phải là một điều dễ dàng.
Theo đó, dòng tiền của các dự án cũng sẽ như vậy, đó thực chất chỉ là những phỏng đoán, ước tính chủ quan mà mỗi người đưa ra trong quá trình đánh giá. Hơn nữa, bạn sẽ còn cần xem xét về tỉ lệ chiết khấu nhưng dựa vào đâu để có thể đưa ra được tỉ lệ này một cách chính xác nhất.
Với những phép tính này nếu như được học trên lớp thì bạn chắc chắn sẽ nhận được những kết quả có sẵn. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế trong hoạt động của doanh nghiệp thì một chuyên gia tài chính sẽ phải trực tiếp là người dự đoán, ước tính rồi mời đưa vào công thức để tính ra kết quả cuối cùng.
Đối với phương pháp này trong các dự án đầu tư, dân tài chính thường nói vui bằng cụm từ “bốc thuốc” để đánh giá. Theo đó, những con số đều do chính các chuyên gia đưa ra, kết quả cho thấy chỉ số NPV dương hay âm đều sẽ phụ thuộc vào người thực hiện đánh giá. Do đó, đây chính là một nhược điểm khá lớn mà doanh nghiệp, nhà đầu tư cần hết sức lưu ý.
Ví dụ: khi phát triển một sản phẩm mới, chẳng hạn như một loại thuốc mới, NPV dựa trên các ước tính về chi phí và doanh thu. Chi phí phát triển loại thuốc này vẫn chưa được xác định. Và doanh thu từ việc bán thuốc có thể khó ước tính, đặc biệt là trong nhiều năm tới.
5.3. Phương pháp đánh giá dự án NPV đòi hỏi các chi phí chính xác:
Một nhược điểm rất lớn và quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm khi áp dụng phương pháp đánh giá dự án NPV đó là nó đòi hỏi độ chính xác về các chi phí, tuy nhiên yêu cầu này lại khá khó để thực hiện đối với các dự án dài hạn.
Chính bởi điều đó mà hiện nay, nhiều chuyên gia đã có ý tưởng phát triển các chi phí vốn trở thành các tỷ suất chiết khấu (tỷ suất sinh lợi nhuận tối thiểu mà có thể chấp nhận được) khi đánh giá về dự án.
Ngoài ra thì việc đánh giá dự án theo phương pháp NPV cũng có nhược điểm chính là không đưa ra được kết quả về khả năng sinh lợi nhuận theo tỷ lệ %. Do đó, áp dụng phương pháp này sẽ khá ảnh hưởng đến việc đưa ra các lựa chọn về cơ hội đầu tư cho các dự án trong tương lai.
Tóm lại, khi thực hiện đầu tư dự án thông qua phương pháp đánh giá NPV sẽ cần phải đưa ra những ước tính một cách khách quan nhất, phải hiểu rõ được về cách tính chỉ số này để có thể đưa ra một kết quả sát thực, mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp sau khi đầu tư.
5.4. Không tính đến chi phí cơ hội:
NPV chỉ hữu ích khi so sánh các dự án tại cùng một thời điểm. Nó không hoàn toàn tính đến chi phí cơ hội.
Ví dụ: Một ngày sau khi công ty đưa ra quyết định sẽ thực hiện khoản đầu tư nào dựa trên NPV. Công ty có thể phát hiện ra có một lựa chọn mới cung cấp NPV cao hơn.
NPV tính đến chi phí cơ hội của việc không có vốn để chi cho các lựa chọn đầu tư trong tương lai. Vì vậy, các nhà đầu tư không chỉ đơn giản chọn tùy chọn có NPV cao nhất. Họ có thể bỏ qua tất cả các lựa chọn vì họ nghĩ rằng một lựa chọn khác tốt hơn có thể xuất hiện trong tương lai.
5.5. Không thể hiện được bức tranh toàn cục:
Một vấn đề khác khi dựa vào NPV là nó không cung cấp một bức tranh tổng thể về lợi ích hay mất mát khi thực hiện một dự án nhất định.
Để xác định tỷ lệ phần trăm thu được so với các khoản đầu tư cho dự án. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) hoặc các biện pháp hiệu quả khác được sử dụng như một phương án bổ sung cho NPV.
5.4.. Không tính đến quy mô của dự án:
Giả sử dự án A yêu cầu đầu tư 4 triệu đô để tạo ra NPV là 1 triệu đô. Trong khi dự án cạnh tranh B yêu cầu đầu tư 2 triệu đô để tạo ra NPV là 0,8 triệu đô. Nếu quyết định chỉ dựa trên NPV, bạn sẽ thích dự án A hơn vì nó có NPV cao hơn. Nhưng dự án B tạo ra nhiều tài sản hơn trên mỗi đô la đầu tư ban đầu.
Chỉ số NPV là một công cụ tốt để đánh giá tiềm năng của một dự án. Tuy nhiên với những hạn chế nói trên, bạn nên chú ý sử dụng thêm nhiều phương pháp bổ sung trước khi đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp Công ty luật TNHH Dương Gia để được giải đáp.