Wiki

Lãi suất là gì? Tìm hiểu về các loại lãi suất hiện nay – TOPI

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Lãi suất là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Lãi suất được cả người gửi tiết kiệm và người đi vay quan tâm. Lãi suất tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Lãi suất hợp lý sẽ thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa.

I. Tìm hiểu về lãi suất

1. Lãi suất là gì?

Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian (1 tháng, 12 tháng, 24 tháng…). Hay nói cách khác, lãi suất là tỷ lệ % tính trên tiền vốn mà người đi vay phải trả để sử dụng một đơn vị vốn vay trong khoảng thời gian nhất định.

dụ:

Khách hàng gửi tiết kiệm 100 triệu tại ngân hàng, kỳ hạn gửi là 12 tháng, lãi suất áp dụng là 7%/năm, có nghĩa là khi hết kỳ hạn gửi, khách hàng sẽ được nhận số tiền lãi bằng 7% của số tiền đã gửi (7 triệu đồng)

Lãi suất là gì?

Lãi suất là giá sử dụng vốn vay tính theo tỷ lệ %

Cần phân biệt lãi suất và tiền lãi. Lãi suất được tính theo tỷ lệ % trong khi tiền lãi là số tiền sinh lời mà chủ sở hữu nhận được. Ở ví dụ trên, 7% là lãi suất, số tiền lãi là 7 triệu đồng.

2. Lãi suất ngân hàng là gì?

Lãi suất ngân hàng là tỷ lệ % giữa tiền lãi và tiền gốc ban đầu mà người gửi tiết kiệm được nhận hoặc người đi vay phải trả cho chủ nợ. Lãi suất được xác định từ trước, theo kỳ hạn cụ thể.

Đọc thêm:  ISO 9001 là gì? Tại sao iso 9001 lại quan trọng với doanh nghiệp

Lãi suất càng cao đồng nghĩa với chi phí sử dụng vốn càng lớn. Sự tăng, giảm của lãi suất ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Đối với cá nhân, lãi suất tác động đến đời sống hàng ngày. Đối với doanh nghiệp, lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận thu về.

Lãi suất cơ sở là lãi suất được sử dụng để xác định mức lãi suất cho vay sau thời gian điều chỉnh.

Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất mà ngân hàng Nhà nước áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại thông qua hình thức cho vay lại hoặc chiết khấu các giấy tờ có giá trị.

Lãi suất ngân hàng là gì?

Lãi suất tăng hoặc giảm ảnh hưởng đến nền kinh tế

Mục đích của việc ngân hàng giảm lãi suất

Lãi suất giảm đồng nghĩa với tiền sinh lời từ gửi tiết kiệm giảm, tiền lãi các doanh nghiệp phải trả cũng giảm. Lúc này, cá nhân sẽ tìm kênh đầu tư khác sinh lời tốt hơn, các doanh nghiệp được giảm áp lực trả nợ, tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể thấy động thái giảm – hạ lãi suất của ngân hàng nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh.

Mục đích của việc ngân hàng nâng lãi suất

Ngược lại, việc tăng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế và ổn định tỷ giá, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

II. Những loại lãi suất phổ biến

Dựa vào các tiêu chí có thể chia các loại lãi suất sau:

1. Căn cứ vào tính chất khoản vay

+ Lãi suất cơ bản: Được dùng làm cơ sở để ấn định các mức lãi suất phát sinh cho các dịch vụ tín dụng.

+ Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng: Là lãi suất ngân hàng phải trả cho khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

+ Lãi suất cho vay hay còn gọi là lãi suất tín dụng là lãi suất người vay tiền phải trả cho ngân hàng khi vay vốn. Dựa theo hình thức vay (vay thế chấp vay tín chấp, vay trả góp…) sẽ có mức lãi suất khác nhau.

Đọc thêm:  Tháng 12 có bao nhiêu ngày - Lịch âm Dương tháng 12 năm 2022

+ Lãi suất chiết khấu ngân hàng: áp dụng khi một cá nhân xin vay dưới dạng chiết khấu thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá trị, tính theo tỷ lệ phần trăm dựa trên mệnh giá thương phiếu và được khấu trừ ngay khi khách hàng nhận khoản tiền vay.

+ Lãi suất tái chiết khấu: Ngân hàng Trung Ương áp cho các ngân hàng thương mại khi cho vay tái chiết khấu dưới dạng thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trị ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán.

+ Lãi suất liên ngân hàng: Đây là lãi suất do ngân hàng Trung Ương quy định, dựa vào tỷ trọng sử dụng vốn và sự phát triển của thị trường sẽ áp mức lãi suất giữa các ngân hàng với nhau.

Căn cứ vào tính chất khoản vay

Có nhiều loại lãi suất khác nhau tùy theo tiêu chí

2. Căn cứ vào giá trị thực dựa theo giá trị khoản vay

+ Lãi suất danh nghĩa: Đây là lãi tính theo giá trị danh nghĩa, chưa gồm tác động của lạm phát. Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát.

+ Lãi suất thực tế: Là lãi suất được điều chỉnh theo lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát.

3. Căn cứ tính linh hoạt của lãi suất

+ Lãi suất cố định: Lãi suất sẽ không thay đổi trong suốt thời gian hợp đồng vay vốn hoặc tiết kiệm còn hiệu lực. Mức lãi suất này được ấn định trong hợp đồng vay vốn hoặc sổ tiết kiệm và không thay đổi khi thị trường biến động.

+ Lãi suất thả nổi: Lãi có thể thay đổi tăng hoặc hạ tùy theo lãi suất thị trường trong thời hạn vay tín dụng. Người vay có lợi khi lãi suất hạ nhưng sẽ chịu rủi ro nếu các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất.

4. Căn cứ loại tiền cho vay

+ Lãi suất nội tệ: Áp dụng với tiền gửi và khoản vay tiền VNĐ.

+ Lãi suất ngoại tệ: Áp dụng với tiền gửi và khoản vay ngoại tệ (USD, JPY, AUD…)

Đọc thêm:  Diện tích đất thổ cư tối thiểu là bao nhiêu? - Luật ACC

5. Căn cứ nguồn tín dụng trong nước hay quốc tế

+ Lãi suất quốc gia (lãi suất trong nước): tiền đề cho mọi hình thức cho vay tín dụng trong nước.

+ Lãi suất quốc tế: Chỉ áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng quốc tế

III. Ảnh hưởng của lãi suất

Ảnh hưởng của lãi suất

Lãi suất là công cụ điều tiết nền kinh tế của Nhà nước

Lãi suất có vai trò to lớn trong sự ổn định và phát triển kinh tế của một quốc gia. Lãi suất tăng/giảm có tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Lãi suất hợp lý là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa và ngược lại.

Từ đặc điểm trên có thể thấy việc sử dụng lãi suất một cách thông minh là rất quan trọng và cần thiết.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất như: Cung – cầu quỹ cho vay, kỳ hạn vay, mức rủi ro, mức lạm phát dự tính, chính sách tiền tệ từ ngân hàng Trung Ương, chính sách vĩ mô do Chính Phủ đề xuất.

Lãi suất tăng hoặc giảm sẽ ảnh hưởng đến hình thức cho vay nợ và các giao dịch tín dụng. Khi lãi tăng, khả năng vay nợ giảm và nhu cầu gửi tiết kiệm tại ngân hàng tăng cao, tiêu dùng giảm. Ngược lại, lãi suất giảm khiến nhu cầu vay tăng cao, hạn chế gửi tiết kiệm, cung tăng cao dẫn đến phát sinh lạm phát.

Lãi suất thay đổi cũng tác động đến tỷ giá hối đoái. Nếu lãi suất trong nước cao hơn nước ngoài, dòng vốn nước ngoài sẽ xuất hiện nhiều hơn làm tỷ giá nội tệ/ngoại tệ giảm xuống, giảm giá trị đồng nội tệ, xuất khẩu giảm, làm phát tăng.

Ở góc độ vĩ mô, lãi suất là công cụ điều tiết nền kinh tế, thông qua điều chỉnh lãi suất ngân hàng, Nhà nước sẽ thực hiện chính sách tiền tệ hợp lý trong từng thời kỳ. Hy vọng những thông tin TOPI chia sẻ đã giúp bạn nắm rõ khái niệm về lãi suất và các loại lãi suất phổ biến. Hãy truy cập website của chúng tôi hàng ngày để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button