Giáo dục

Ngành thống kê ra làm gì? Thông tin từ A đến Z cho bạn

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Học thống kê ra trường làm gì để chia sẻ cho bạn đọc

Việc làm Thống kê

1. Ngành thống kê – ngành học dành cho những người tỉ mỉ thích con số

Thống kê là ngành học hiện không nhiều trường đào tạo, tuy nhiên đây lại là ngành thu hút nhiều sinh viên những năm gần đây. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về ngành nghề này cũng như chưa nhận định rõ về công việc cụ thể của những cử nhân thống kê sau khi ra trường sẽ thực hiện công việc gì?

1.1. Bạn đã biết ngành thống kê là gì?

Thống kê là quá trình kiểm soát về số lượng và cả chất lượng sản phẩm, những chi phí, nguồn thu ngân sách, … của doanh nghiệp hay của các cơ quan nhà nước. Ngành thống kê có tên tiếng Anh là Statistics đây là chuyên ngành đặc thù chuyên đào tạo các cử nhân thống kê trong tương lai có đủ năng lực chuyên môn, trình độ, đạo đức, … để thực hiện các công tác nghiệp vụ thống kê trong cơ quan nhà nước hoặc trong các doanh nghiệp tư nhân.

Với đặc điểm chuyên ngành riêng biệt, những cử nhân thống kê sau khi ra trường sẽ nghiên cứu tất cả những vấn đề liên quan đến hệ thống các dữ liệu mà họ thu thập được. Bằng việc sử dụng kỹ năng phân tích chuyên sâu, khả năng giải thích những con số, khả năng biểu diễn số lượng thống kê bằng biểu đồ hay đồ thị, và tổ chức hệ thống các dữ liệu thu thập được một cách khoa học. Để từ số liệu này mà cơ quan, doanh nghiệp có thể xác định số lượng và đưa ra những đánh giá, những quyết định cụ thể của mình.

Cử nhân ngành thống kê nói chung có thể ứng dụng chuyên ngành của mình vào hầu hết các lĩnh vực khác nhau như thống kê khoa học, thống kê trong ngành y học, ngành sinh học hay đặc biệt là thống kê kinh tế. Quá trình làm việc của các nhân viên thống kê thường tiếp xúc thường xuyên với những con số và các phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình làm việc, vì lẽ kết quả của quá trình làm việc phải là chuẩn xác, không thể có những nhầm lẫn hay sai sót xảy ra, bởi vậy mà việc thành thạo công nghệ thông tin nói chung và ứng dụng thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0 nói riêng vào quá tình làm việc là rất quan trọng.

Economic Statistics – Thống kê Kinh Tế, đây là một chuyên ngành đặc biệt trong ngành thống kê chuyên đào tạo các cử nhân có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức thực hiện công tác thống kê trong doanh nghiệp hay có kiến thức kinh doanh, nghiên cứu thị trường để ứng dụng trong quá trình làm việc, phát triển doanh nghiệp.

Ngành thống kê có chương trình đào tạo rất đặc biệt và chuyên sâu giúp trang bị cho những cử nhân tương lai nền tảng kiến thức vững chắc về thống kê và những hoạt động thống kê, cùng với đó là những kỹ năng nghiệp vụ đặc biệt như sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong quá trình làm việc phục vụ cho công tác thống kê sau này.

1.2. Mã ngành, trường đào tạo và tổ hợp môn thi THPT QG ngành thống kê

Ngành học này có số hiệu mã ngành là: 7460201. Thống kê là ngành học thiên về toán và những con số, chính vì vậy để ứng tuyển vào ngành học này bạn sẽ cần phải học rất tốt môn toán. Hệ thống khối các môn xét tuyển trung học phổ thông quốc gia ngành thống kê cũng chủ yếu xoay quanh tổ hợp các khối liên quan đến toán, lý và hóa.

Đọc thêm:  Học 2 trường đại học cùng lúc: Nên hay không? - JobsGO Blog

Cụ thể để xét tuyển trung học phổ thông quốc gia ngành thống kê bạn sẽ cần thi những khối sau:

– Khối A0: khối học bao gồm tổ hợp môn là toán học, vật lý, và hóa học

– Khối A1: đây là khối học bao gồm tổ hợp môn là toán học, vật lý và tiếng Anh.

– Khối D00: đây là khối học bao gồm tổ hợp môn là toán học, ngữ văn và tiếng Anh

– Khối D07: tổ hợp xét tuyển của khối học này bao gồm các môn là toán – hóa học và môn tiếng Anh.

Hiện nay, tại nước ta chưa có nhiều trường đào tạo chuyên sâu cử nhân thống kê nói chung. Duy chỉ có hai trường là Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học Quy Nhơn đào tạo sinh viên chuyên ngành này. Ngoài ra, cả Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học Quy Nhơn đểu sử dụng kết quả thi trung học phổ thông quốc gia của thí sinh để xét tuyển với mức điểm chuẩn giao động từ 17 đến 18 điểm.

Ngành thống kê nói chung tương đối hạn chế trường đào tạo, tuy nhiên ngành thống kê kinh tế lại khác, ngành học này đa dạng khối tuyển sinh và nhiều trường tuyển sinh hơn. Ngoài những khối cơ bản thì thống kê kinh tế còn tuyển sinh khối D09 là khối thi bao gồm tổ hợp môn toán học, môn khoa học tự nhiên và hóa học.

Bên cạnh đó, hệ thống trường đào tạo cũng đa dạng hơn bao gồm các trường kinh tế là: Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng và Đại học Kinh tế – Đại học Huế. Mức điểm chuyên ngành thống kê kinh tế cũng cao hơn, giao động từ 18 đến 21 điểm.

1.3. Mục tiêu và chương trình đào tạo cử nhân thống kê

Cụ thể về chương trình đạo tạo, mục tiêu đào tạo và yêu cầu cần đạt của những sinh viên chuyên ngành thống kê trong quá trình học tập như sau:

1.3.1. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung của chương trình đào tạo cử nhân thống kê đó là trang bị các kiến thức cơ bản về thống kê cũng như các kiến thức chuyên sâu về hệ thống thông tin thống kê, khả năng điều tra thống kê, cách xây dựng và sử dụng các mô hình thống kê, các công cụ để phân tích và dự đoán các thống kê được sử dụng trong tổ chức doanh nghiệp hoặc các cơ quan nhà nước.

1.3.2. Chương trình đào tạo

Để đáp ứng mục tiêu này, cử nhân thống kê sẽ được trang bị khối kiến thức sau, đây cũng chính là trương trình đào tạo chuyên ngành thống kê của 2 trường đại học chuyên sâu chuyên ngành này. Cụ thể:

– Khối kiến thức cơ sở bao gồm những môn chung:

Khối kiến thức này sẽ bao gồm các môn chung như triết học, tư tưởng, đường lối, hệ thống kiến thức lý luận chính trị và khoa học xã hội. Kiến thức về quốc phòng an ninh, … Những môn học này nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết, những kiến thức cơ bản về thế giới quan, về nhân sinh quan cũng như về chủ nghĩa Cộng sản từ đó là nền tảng để nắm vững tư tưởng, đường lối cũng như chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cùng với các kiến thức chính trị là những kiến thức về quốc phòng an ninh, từ đó sinh viên sẽ vận dụng vào nền quốc phòng toàn dân, cũng như vào an ninh nhân dân. Tất cả các kiến thức nền tảng này sẽ là nền tảng cơ bản về khoa học và xã hội, là cơ sở đầu tiên cho việc học, nghiên cứu các môn chuyên ngành sau. Ngoài quốc phòng là môn học chứng chỉ – điều kiện xét tốt nghiệp thì các môn còn lại sinh viên đều phải thực hiện các bài kiểm tra, đánh giá mức độ đạt hay không đạt các yêu cầu.

– Khối kiến thức chuyên môn:

Khối này sẽ bao gồm hệ thống các môn học đầu tiên là những môn cơ sở ngành, môn học về các phương pháp nghiên cứu, cuối cùng là môn học về ứng dụng trong thống kê làm việc.

Đọc thêm:  Tốt Nghiệp THCS Học Nghề Gì Được?

Đầu tiên là cơ sở ngành, đây là hệ thống các môn học nhằm đảm bảo sinh việc có thể nắm vững hệ thống những kiến thức cơ sở của chuyên ngành thống kê hiện đại ví dụ như những phép tính vi phân, tích phân, các phép tính về đại số tuyến tính, hệ thống kiến thức về xác suất rời rạc, phép toán ma trận, thống kê mô tả, … Cùng với đó là các phần mềm thống kê thông dụng cùng với cách sử dụng cũng như ứng dụng nó vào thực tiễn quá trình làm việc.

Thứ hai là hệ thống các môn học về phương pháp nghiên cứu. Mục tiêu của khối kiến thực này là giúp sinh viên có thể nắm vững và vận dụng các kiến thức cơ bản đã học được trong hệ thống môn cơ sở ngành vào quá trình nghiên cứu khoa học hay thực hiện các nghiên cứu nói chung trong lĩnh vực thống kê.

Cuối cùng là những hiểu biết và ứng dụng kiến thức thống kê vào quá trình làm việc. Những môn học này sẽ giúp sinh viên có các kiến thức thống kê cơ bản như kiến thức về thống kê tính toán, các phương pháp hay cách thức chọn mẫu, cách phân tích dữ liệu, các dự báo từ dữ liệu phân tích đó. Một trong những điểm quan trọng của hệ thống môn học khối này đó là để sinh viên nắm vững, thành thạo tin học cùng khả năng sử dụng các phần mềm về thống kê như SPSS hay R, … trong quá trình làm việc.

Sinh viên đều phải thực hiện các bài kiểm tra và tính điểm số đạt hay không đạt trong quá trình học tập.

1.4. Ngành thống kê và những kỹ năng nghề nghiệp sinh viên cần có

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thống kê, sinh viên không chỉ phải đáp ứng những yêu cầu chuyên môn mà còn phải đáp ứng các kỹ năng nghề nghiệp như các yêu cầu về chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm và thực tập nghề nghiệp cho mình.

– Kỹ năng chuyên môn là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất mà sinh viên thống kê cần sẵn sàng sau khi ra trường. Kỹ năng chuyên môn sẽ được sử dụng, ứng dụng vào quá trình làm việc để giải quyết những bài toán thống kê được đặt ra trong thực tế. Sinh viên sẽ phải hiểu rõ các mối quan hệ liên ngành giữa các ngành khoa học nói chung với ngành khoa học thống kê. Ngoài ra cũng phải nắm vững các phương pháp phân tích cần có trong thống kê cơ bản. Cuối cùng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề sẽ phát sinh trong quá trình làm việc thực tế.

– Những kỹ năng mềm: hệ thống kỹ năng mềm giúp sinh viên học tập tốt hơn, hoàn thiện hơn quá trình làm việc của mình. Những kỹ năng mềm này sẽ bao gồm khả năng tự học, tự tìm kiếm và cập nhật liên tục các kiến thức mới trong lĩnh vực thống kê; Khả năng phân tích, xác định những yêu cầu và xử lý nó; Khả năng bảo vệ thành quả nghiên cứu; khả năng trình bày, viết, đàm phán và thương lượng; cuối cùng là sức khỏe để chịu được tần suất làm việc cũng như áp lực công việc cao.

– Khả năng ngoại ngữ: sinh viên thống kê sẽ phải đáp ứng yêu cầu TOEIC 500 trở lên hoặc phải đáp ứng chỉ số IELTS là 5.0 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác. Để đáp ứng kỹ năng này bạn cần cung cấp các chứng chỉ còn thời hạn cho nhà trường.

Kỹ năng tin học và sử dụng các phần mềm chuyên ngành như Stata, Sas, R, SPSS, … Kỹ năng này được rèn luyện và xác định thông qua điểm thi các môn học.

– Cuối cùng là thực tập nghề nghiệp, đó là quá trình thực tập làm việc trong các doanh nghiệp thống kê.

Ngoài những kiến thức và kỹ năng này, sinh viên thống kê còn phải đáp ứng các yêu cầu về thái độ trong quá trình làm việc đó là đạo đức nghề nghiệp và những ý thức xã hội cần có trong quá trình làm việc.

Việc làm Kế toán – Kiểm toán

2. Ngành thống kê ra làm gì? – Ngành học có cơ hội việc làm tiềm năng

Thống kê là ngành học tiềm năng với cơ hội việc làm hấp dẫn. Sau khi ra trường sinh viên chuyên ngành này có thể làm các công việc sau:

Đọc thêm:  Tiếp viên hàng không học trường gì? thi khối nào? - Joboko

2.1. Thực hiện công tác giảng dạy chuyên ngành

Các sinh viên thống kê tài năng sẽ có cơ hội làm công tác giảng dạy môn thống kê hoặc môn xác suất thống kê tại các trường cao đẳng đại học trên cả nước. Chuyên ngành thống kê hiện tại chỉ có 2 trường đào tạo, thống kê kinh tế nhiều hơn nhưng môn xác suất thống kê là môn học của rất nhiều sinh viên tại hầu hết các trường cao đẳng và đại học trên cả nước.

Tuy nhiên để thực hiện tốt công tác này bạn sẽ phải học chuyên sâu, nâng cao bằng cách học chuyên sâu lên thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sự. Trở thành một giảng viên xác suất thống kê bạn có thể làm việc tại một hoặc công tác với nhiều trường đại học cùng một lúc. Ngoài ra bạn cũng có thể làm việc nghiên cứu song song với quá trình giảng dạy của mình.

Giảng viên thống kê có kinh nghiệm hiện có mức lương trung bình tối thiểu khoảng 15 triệu đồng.

2.2. Nhân viên thống kê làm việc trong phòng – cục thống kê

Nước ta hiện có hơn 7 trăm cơ quan nhà nước làm việc trong lĩnh vực thống kê từ cấp trung ước đến cấp địa phương. Bạn có thể ứng tuyển vị trí nhân viên thống kê trong các cơ quan doanh nghiệp này theo từng đợt tuyển dụng nhân sự của họ. Một trong những điểm cộng được rất nhiều cử nhân thống kê yêu thích đó là làm việc đúng chuyên ngành, học có thể được vận dụng một cách tối đa những gì được học, những kỹ năng của bản thân trong quá trình làm việc.

Nhân viên thống kê thường thực hiện công tác tổng hợp các báo cáo, điều tra về số lượng, điều tra kinh tế, điều tra dân số, … sau đó nghiên cứu, thẩm định và đánh giá kết quả đạt được. Họ cũng có thể sử dụng những thẩm định và đánh giá của bản thân để đưa ra ý kiến, những hoạch định cho sở ban ngành hay cho cơ quan, tổ chức mình đang làm việc.

Việc làm nhân viên thống kê

2.3. Nhân viên thống kê làm trong doanh nghiệp

Nhân viên thống kê cũng được tuyển dụng tại các doanh nghiệp tư nhân trong đó bao gồm cả doanh nghiệp làm trong ngành thống kê và doanh nghiệp nói chung. Với các doanh nghiệp thống kê, họ thực hiện công việc theo chỉ đạo của cấp trên hay làm theo các dự án nghiên cứu, các kế hoạch đề ra.

Trong khi đó, nhân viên thống kê nói chung của doanh nghiệp sẽ thực hiện thống kê tài sản, thống kinh doanh, thống kê tài chính, … từ các báo cáo thương nhiên của các phòng hay của chính doanh nghiệp đó để đưa ra những nhận định, giải thích cho ban lãnh đạo thông qua biểu đồ thống kê của mình. Để từ đó, lãnh đạo có những quyết định tiếp theo trong hoạch định chính sách doanh nghiệp.

Một trong những vai trò quan trọng nhất của những nhân viên thống kê doanh nghiệp đó là điều tra và thu thập dữ liệu rồi từ có sở đó họ nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường. Họ có thể đưa trực tiếp lời khuyên từ nhân định của mình cho lãnh đạo doanh nghiệp hoặc có thể cụ thể hóa các con số thống kê đó để lãnh đạo đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất cho vấn đề đầu tư và phát triển.

Ngoài những công việc tiêu biểu trên, cử nhân thống kê còn có thể làm việc trong các công ty về thương mại điện tử, các tập đoàn về công nghệ hay các doanh nghiệp khác trong các lĩnh vực về kinh tế, xã hội. Họ có thể làm công tác chuyên ngành học làm các công việc liên ngành đôi khi là trái ngành học của mình. Cụ thể những công việc đó là gì hãy truy cập timviec365.vn để tìm hiểu chi tiết hơn bạn nhé.

Tìm kiếm việc làm

Thống kê là ngành học được đánh giá là có cơ hội việc làm rất tiềm năng trong tương lai. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm rõ về ngành thống kê cũng như các công việc sau khi tốt nghiệp của cử nhân thống kê cho mình.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button