Giáo dục

Bí kíp dành cho giáo viên mầm non khi giao tiếp với trẻ và phụ huynh

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Giao tiep voi phu huynh mam non để chia sẻ cho bạn đọc

Giao tiếp với trẻ và phụ huynh là một trong những kỹ năng rất quan trọng mà các giáo viên mầm non cần nắm vững, để trở nên chuyên nghiệp hơn và góp phần chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mầm non hiệu quả hơn.

Trẻ đang trong quá trình phát triển ngôn ngữ, nên đôi khi không biết diễn đạt suy nghĩ của mình. Trong khi đó, trẻ vừa hiếu động, tò mò, háo hức khám phá, lại vừa nhạy cảm với thái độ của người lớn. Giáo viên mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối trẻ với thế giới.

Bằng cách quan sát để nắm được đặc điểm tâm lý và khả năng giao tiếp của trẻ, bạn có thể định hướng cách thức giao tiếp, cũng như sử dụng phương tiện giao tiếp phù hợp với từng trẻ.

Nghiên cứu khoa học cho thấy, giao tiếp sư phạm mầm non là sự kết hợp của nhiều kỹ năng khác nhau như: kỹ năng nhận biết sự thay đổi trạng thái tâm lý của trẻ qua nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, lời nói; kỹ năng chủ động đề xuất giao tiếp với trẻ theo ý muốn của mình; kỹ năng phán đoán nhanh ý định và thái độ của trẻ; kỹ năng tự kiềm chế; kỹ năng kích thích sự hứng thú của trẻ.

Bạn có biết, hình ảnh một giáo viên tươm tất, sạch sẽ và lịch sự mãi đọng lại trong ký ức của trẻ nhiều năm về sau? Trang phục hàng ngày của một giáo viên mầm non đóng một phần quan trọng để giao tiếp hiệu quả với trẻ. Đầm dài hoặc quần không bó sát không những giúp bạn năng động và thoải mái, nó còn giúp bạn đẹp hơn trong mắt trẻ. Không đeo trang sức và không trang điểm quá đậm sẽ giúp bạn trông giống như mẹ của trẻ ở nhà. Điều đó, giúp giảm tối đa khoảng cách giữa bạn và trẻ. Đừng quên thường xuyên vệ sinh răng miệng.

Giáo viên mầm non là cầu nối quan trọng trong việc kết nối trẻ với thế giới

Việc nói câu ngắn, dễ hiểu, rõ từng từ và không dùng phương ngữ giúp trẻ học cách nói chuyện thông qua bạn tốt hơn. Bạn có đồng ý rằng khi nói câu ngắn kèm theo cử chỉ, trẻ bị thu hút nhiều hơn? Ví dụ “Cô chào tất cả các con” kèm theo hành động hai tay dang rộng và giọng vang sẽ tạo ra một ngày tràn đầy năng lượng giữa bạn và trẻ. Bạn cũng cần chú ý đến âm lượng giọng nói của một cô giáo dịu dàng nữa nhé.

  • Cô chào tất cả các con. (giọng vang, hai tay dang rộng)  
  • Hôm nay con cảm thấy như thế nào? (Cô đặt tay lên vai trẻ)
  • Điều gì làm con buồn? (Giọng cô nhỏ lại)
  • Cô có thể giúp gì cho con? (Cô lại gần, ôm trẻ vào lòng)
  • Con yên tâm, bố/ mẹ đã gọi điện thoại cho cô và đang trên đường đến đón con. (Cô cúi xuống, tay xoa đầu hoặc xốc lại áo cho trẻ…) 
Đọc thêm:  7 cách học thuộc lòng nhanh siêu tốc chỉ sau 1 - 2 lần đọc CCBOOK

Chú công an và “ông kẹ” luôn là hai nhân vật làm trẻ thêm hoảng loạn khi đang khóc. Giáo viên mầm non và hy vọng phụ huynh đang đọc bài viết này không để hai nhân vật này xuất hiện trong suốt quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các hình thức phạt chỉ nên áp dụng đối với trẻ trên 3 tuổi như giáo viên mời trẻ ngồi ghế để quan sát các bạn khác học, chơi trong tầm quan sát. Thời gian ngồi ghế phạt chỉ được phép tối đa 10 phút. Sau đó, giáo viên nên nói chuyện riêng và phân tích cho trẻ hiểu vì sao bị phạt, và mời trẻ quay lại tham gia các hoạt động của lớp.

Để giao tiếp hiệu quả với các bé, giáo viên mầm non cần có kỹ năng nhận biết sự thay đổi trạng thái tâm lý của trẻ qua nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, lời nói

Làm giáo viên mầm non là một công việc thiêng liêng và đầy khó khăn. Nhưng nếu bạn bắt đầu cuộc nói chuyện với trẻ bằng các câu đơn dễ hiểu, tập trung trọng tâm để trẻ hiểu ra ngay lỗi của mình, đặc biệt, sử dụng biện pháp nói giảm nhẹ tình huống chắc chắn giúp trẻ hiểu ra ngay lỗi của mình.

  • Vừa rồi con xô bạn Lan ngã, làm bạn đau, con thấy có lỗi không?  
  • Con nhận ra lỗi thì con phải làm gì với bạn Lan?  
  • Lần sau con có làm như thế với bạn nữa không?  

Bật mí với bạn một bí quyết, hầu hết trẻ sẽ ngừng quấy khóc khi giáo viên đưa trẻ sang lớp khác để giữ và nói chuyện với trẻ. Chú ý không để trẻ tự đi một mình hoặc để trẻ ở chỗ nào đó một mình, không được đưa trẻ đến nơi không có camera theo dõi. 

Giao tiếp khi đón trẻ  

Bạn có thích trẻ mong chờ được gặp mình không? Bí quyết là đây, mỗi sáng khi đón trẻ, bạn chỉ cúi người thấp, nhìn thẳng vào trẻ và chào với bộ mặt tươi tỉnh “Cô chào Tuấn”, đợi trẻ trả lời hoặc gợi ý trẻ chào lại mình: “Con chào cô”. Nhắc trẻ chào bố/mẹ/người nhà nếu trẻ quên.

Việc nói câu ngắn, dễ hiểu, rõ từng từ và không dùng phương ngữ giúp trẻ học cách nói chuyện thông qua bạn tốt hơn

Tiếp theo, quan sát nhanh bên ngoài và biểu hiện tâm lý khác thường của trẻ. Nếu trẻ đến lớp với vẻ mặt không vui, bạn chủ động hỏi thăm tình hình của trẻ “Hôm nay con cảm thấy thế nào?” và đợi trẻ trả lời hoặc hướng dẫn trẻ trả lời “Cảm ơn cô, con khoẻ/ vui ạ”. 

Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, bạn cần hướng dẫn trẻ tự cởi giày và cất đúng nơi quy định, cố gắng khuyến khích trẻ tự mang túi đồ của mình đi cất, và đưa trẻ vào ghế. 

Giao tiếp với phụ huynh giờ đón trẻ trả

Thời gian đón trẻ rất quý giá để bạn giao tiếp với phụ huynh và biết tình hình của trẻ. Các câu hỏi như “con có sốt hay mệt mỏi không?” trẻ thường có phản ứng các bệnh đặc hữu tốt hơn người lớn, nếu bạn nhận thấy các triệu chứng tiêu chảy, ho sốt, nên đề nghị và cùng phụ huynh đưa ra hướng xử lý như đến phòng y tế thăm khám, hoặc đưa trẻ về nhà chăm sóc.

Đọc thêm:  Kiến ba khoang đốt có để lại sẹo không và cách chăm sóc | Medlatec

Đứng thắng, giữ khoảng cách khoảng 80cm, hơi cúi đầu chào phụ huynh với thái độ tươi tỉnh và lịch sự: “Chào anh/chị” hoặc “ Chào ông/bà !”. Bạn cần làm chủ thời gian giao tiếp với Phụ huynh, không bị cuốn hút thụ động vào câu chuyện ngoài lề, nên biết từ chối bằng câu: “ Xin lỗi, tôi/em/ cháu phải bận đón cháu “

Khi đón trẻ giáo viên cần nắm được các thông tin sau:

  • Giáo viên cần biết tình hình sức khỏe của trẻ khi tới trường. Nếu cháu nào có biểu hiện sốt, đau mắt hoặc những bệnh covid – 19 , lây nhiễm khác như tiêu chảy, chân tay miệng… thì cần trao đổi với phụ huynh đưa cháu về nhà chăm sóc.
  • Với một số trường hợp bệnh không có biểu hiện rõ ràng và chưa tìm được nguyên nhân, nhưng gia đình vẫn muốn gửi con ở trường thì giáo viên phải trao đổi kỹ với gia đình về biểu hiện của con, sau đó báo lại với bộ phận Quản lý, Y tế để có phương án xử lý kịp thời.
  • Với một số bệnh trẻ đã đỡ ( có giấy bác sĩ hoặc Y tế nhà trường khám cho phép đi học lại, có toa của bác sĩ, hướng dẫn uống thuốc), giáo viên yêu cầu phụ huynh ghi rõ liều lượng vào trong Giấy đề nghị cho trẻ uống thuốc tại trường và ký tên.

Bạn đừng quên kiểm tra kỹ, đồ dùng tư trang của trẻ để tránh nhầm lẫn cũng như không cho trẻ mang những đồ chơi mang tính bạo lực trong lớp như súng, kiếm, dao, cung tên, đồ chơi siêu nhân hoặc những loại hạt, hột nhỏ có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Trong trường hợp phụ huynh không có thời gian đưa con đến cửa lớp, giáo viên phải nhanh nhẹn đi xuống sân để đón trẻ lên và áp dụng câu chào phụ huynh/chào trẻ/hướng dẫn trẻ chào lại mình theo hướng dẫn bên trên. Nếu trời mưa, giáo viên phải dùng ô ra đón trẻ.

Giờ trả trẻ

  • Giáo viên luôn đứng gần cửa ra vào của lớp , khi nhìn thấy phụ huynh thì hơi cúi đầu đồng thời chào niềm nở.
  • Gọi trẻ ra khu vực lấy balo túi để chuẩn bị đồ về (khuyến khích trẻ tự lấy balo/ túi)
  • Dắt trẻ tới gần phụ huynh, hơi cúi đầu chào họ với thái độ tươi tỉnh và lịch sự: “Chào anh/chị!” hoặc ‘” Chào ông/bà”.
  • Nhắc trẻ chào lễ phép bố/mẹ/người nhà nếu trẻ quên.

Cúi người nhìn thẳng vào trẻ và chào tạm biệt với bộ mặt tươi tỉnh “Tạm biệt con, hẹn mai gặp lại”, đợi trẻ trả lời hoặc nhắc trẻ chào lại mình: “Con chào cô/ Con tạm biệt cô”. Trong trường hợp trẻ mới nhập học trong tuần đầu tiên, bạn nên chủ động ra trả trẻ và báo cáo tóm tắt tình hình trong ngày của trẻ để gia đình yên tâm.

Đọc thêm:  Tốt nghiệp Ngành Y học cổ truyền ra trường làm gì

Trong trường hợp trẻ gặp sự cố trong ngày như: trầy xước, bầm tím, đau, bị phạt… bạn nên báo lại cho gia đình được biết nguyên nhân cũng như cách giải quyết. Trong trường hợp phụ huynh bận, không vào trực tiếp đón trẻ, giáo viên nên nhanh nhẹn đưa trẻ ra xe (nếu mưa dùng ô) và áp dụng câu chào phụ huynh/chào tạm biệt trẻ/hướng dẫn trẻ chào lại mình như trên.

  1. Luôn bình tĩnh, tự tin, hòa nhã, vui vẻ, ân cần khi giao tiếp với phụ huynh.
  2. Khi chào luôn đứng thẳng, hơi cúi đầu và nói: “Chào anh/chị!” hoặc ;” Chào ông/ bà! “ với thái độ tươi tỉnh. Do ngôn ngữ Việt Nam phong phú về đại từ nhân xưng, để thống nhất, thuận lợi trong cách xưng hô ở trường học, bạn nên xưng hô ngôi thứ 3, ví dụ : Cô giáo xin chào ba ( mẹ, ông , bà… ) của bé Tuấn Anh.
  3. Tôn trọng tuyệt đối những thông tin cá nhân của gia đình trẻ. Không được tự động chụp, đăng ảnh trẻ, thông tin cá nhân trẻ, phụ huynh, nội bộ nhà trường lên mạng xã hội.
  4. Trao đổi những thông tin thật cần thiết, cụ thể, chính xác, thống nhất và trung thực nhất về trẻ. Chỉ trao đổi với phụ huynh về tình hình ăn, ngủ, chơi, học tập, sinh hoạt trên lớp. Không bị cuốn hút quá sâu vào những đề tài ngoài lề của phụ huynh, nên biết từ chối “Dạ xin lỗi, cô giáo bây giờ bận chăm sóc các cháu”.
  5. Khi nghe điện thoại giáo viên luôn phải xưng tên để người nghe không phải hỏi lại.
  6. Không trao đổi số điện thoại cá nhân với phụ huynh (trừ trường hợp Quản lý yêu cầu).
  7. Không nên tự động trao đổi, tư vấn về các phương pháp giáo dục như Montessori, tiếng Anh cho trẻ… khi mình không nắm rõ. Khuyên phụ huynh nên gặp giáo viên phụ trách của trường để được tư vấn.
  8. Nếu không giải quyết được một số tình huống với phụ huynh hoặc chưa chắc chắn về thông tin cần trao đổi, cần xác nhận lại với Quản lý của nhà trường để tìm cách giải quyết thống nhất, phù hợp.

Trên đây là một số nguyên tắc của giáo viên mầm non khi trao đổi với trẻ và phụ huynh trong trường mầm non. Các nguyên tắc trên là những tiêu chí xây dựng phong cách giao tiếp chuẩn mực của người giáo viên mầm non. Tùy tình hình của từng trường mầm non, Ban Quản lý và giáo viên mầm non có thể bổ sung thêm những tiêu chí khác nhằm góp phần xây dựng văn hoá giao tiếp trong trường mầm non mang tính chuyên nghiệp, thân thiện.

ThS Hoàng Thị Mai (ĐH Quốc Tế Hồng Bàng – Viện KHGD & ĐT GVMN)

Tài liệu tham khảo

  1. Hoàng Anh “Hoạt động giao tiếp nhân cách”, NXB Đại Học Sư Phạm HN- 2016
  2. Quang Lân “Nghệ thuật giao tiếp và ứng xử sư phạm”, NXB Dân Trí, 2019

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button