Giáo dục

Ngành Đô thị học là gì? Học ngành Đô thị học ra trường làm gì?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của đô thị học ra trường làm gì để chia sẻ cho bạn đọc

Những năm gần đây, Đô thị học là ngành học được đánh giá cao và được nhiều thí sinh quan tâm. Với sự phát triển của kinh tế đô thị như hiện nay, nhu cầu nhân lực ngành Đô thị học rất lớn, đem đến nhiều cơ hội việc làm rộng mở. Dưới đây, bài viết xin trình bày thông tin tổng quan về ngành Đô thị học.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Đô thị học

Đô thị học (Mã ngành: 7580112) là ngành khoa học tổng hợp, bao gồm các lĩnh vực quy hoạch kiến trúc đô thị, sử dụng đất đai, đầu tư và phát triển hạ tầng công cộng. Đây là ngành học mới được đánh giá cao trong nhóm ngành Kiến trúc và quy hoạch.

Chương trình đào tạo ngành Đô thị học sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành, kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt nghiệp. Sinh viên sẽ được học những kiến thức chuyên ngành như Cơ sở quy hoạch đô thị, Luật đất đai, Cơ sở quy hoạch san nền tiêu thủy và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, Kinh tế xây dựng và phát triển đô thị, Quy phạm và tiêu chuẩn xây dựng, Quy trình quản lý đô thị và quản lý xây dựng, Quy trình quản lý giao thông vận tải, quản lý điện và cấp thoát nước đô thị, Quy trình quản lý môi trường và chất thải, Quy trình quản lý bất động sản, đất đai, nhà ở đô thị, Quy trình quản lý các dịch vụ dân sinh và trật tự đô thị, Khái quát nhiệm vụ và quyền hạn các cấp chính quyền trong quản lý đô thị, Cơ sở điều tra xã hội học.

Đọc thêm:  Công thức tính diện tích hình hộp chữ nhật, có ví dụ đi kèm - Thủ thuật

2. Các trường đào tạo ngành Đô thị học

Vì là ngành học mới nên số lượng trường tuyển sinh và đào tạo ngành Đô thị học còn rất hạn chế. Thực tế, chỉ có một đơn vị đào tạo ngành học này là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. HCM.

3. Các khối xét tuyển ngành Đô thị học

  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh

4. Chương trình đào tạo ngành Đô thị học

Khối kiến thức đại cương

Bắt buộc:

Lý luận chính trị: 10 chỉ

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx – Lenin (Phần 1)

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx – Lenin (Phần 2)

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Khoa học xã hội: 15 chỉ

1

Lịch sử văn minh thế giới

2

Cơ sở văn hoá Việt Nam

3

Pháp luật đại cương

4

Logic học

5

Xã hội học đại cương

6

Phương pháp nghiên cứu khoa học

7

Kinh tế học đại cương

Tự chọn: 4 – 5 tín chỉ (Sinh viên chọn trong tổng số 13 tín chỉ các môn tự chọn thuộc nhóm khoa học xã hội và 2 tín chỉ cho các môn thuộc nhóm nhân văn – nghệ thuật)

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bao gồm các môn học

Kiến thức cơ sở ngành

Đọc thêm:  Khối C gồm những ngành nào? Các ngành khối C dễ kiếm việc làm?

1

Phương pháp nghiên cứu đô thị ứng dụng

2

Địa lý đô thị

3

Đồ họa kiến trúc đại cương

4

Kinh tế học phát triển

5

Môi trường đô thị

6

Mỹ thuật đô thị

7

Phần mềm SPSS (for Windows)

8

Đô thị học đại cương

Kiến thức chuyên ngành

Bắt buộc

1

Bảo tồn di sản không gian kiến trúc đô thị

2

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị

3

Kiến trúc cảnh quan đô thị

4

Kiến trúc đại cương

5

Lý thuyết quy hoạch đô thị

6

Quy hoạch ứng dụng

7

Dân số học đô thị

9

Kinh tế học đô thị

10

Xã hội học đô thị

11

Đánh giá kinh tế – tài chính dự án đầu tư

12

Quản lý dự án đại cương

13

Thiết kế và quản lý dự án xây dựng

14

Xây dựng và lượng giá dự án phát triển cộng đồng

15

Hệ thống thông tin địa lý GIS

16

Nhà ở và quản lý nhà ở

17

Phát triển đô thị bền vững

18

Quản lý đất đô thị

19

Quản lý đô thị vĩ mô

20

Quản lý môi trường

21

Thị trường bất động sản

22

Quản lý nhà nước về đô thị

23

Đô Thị học đại cương

Tự chọn

24

Thiết kế đô thị

25

Truyền thông đại chúng đô thị

26

Dịch vụ công đô thị

27

Kỹ thuật xử lý chất thải đô thị

28

Nghèo đô thị

29

Quy hoạch môi trường đô thị

30

Xã hội học quản lý

31

Lịch sử Đô thị Việt Nam

5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Đô thị học sau khi tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Đô thị học, sinh viên sẽ được cung cấp đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng các công việc cụ thể như:

  • Nghiên cứu, quy hoạch, xây dựng, tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế xã hội;
  • Đảm nhiệm việc tư vấn điều phối, quy hoạch kinh tế – xã hội, thiết kế và xây dựng chính sách, thẩm định và đánh giá các dự án có liên quan đến việc phát triển đô thị…
Đọc thêm:  Top 11 Địa chỉ học trang điểm cá nhân hiệu quả nhất tại Hà Nội

Với các công việc nêu trên, bạn có thể làm việc tại những vị trí như:

  • Các cơ quan công quyền ở các cấp quản lý hành chánh khác nhau (Sở Quy hoạch Kiến trúc, Phòng Quản lý đô thị – xây dựng…), các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức phát triển quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế…
  • Bạn cũng có thể tham gia hoạt động giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu có liên quan đến Đô thị học và Quản lý đô thị hay học lên trình độ chuyên môn cao hơn tại một số chuyên ngành như Khoa học quản lý, Nhân học, Xã hội học…

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Đô thị học. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Đức Anh

Theo tuyensinhso.vn

Xem thêm bài viết tại đây:

Ngành Mỹ thuật đô thị là gì? Học ngành Mỹ thuật đô thị ra trường làm gì?

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button