Wiki

Địa chỉ thường trú là gì? Phân biệt giữa thường trú và tạm trú?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của địa chỉ thường trú là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Thường trú và tạm trú được biết đến là hai thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với những công dân sinh sống trên một vùng lãnh thổ, hai thuật ngữ này đã và đang được sử dụng phổ biến trong thực tiễn cuộc sống và trong các quy định pháp lý về cư trú. Tuy rằng là hai khái niệm phổ biến những không phải ai cũng hiểu biết hết về bản chất và nội dung của hai khái niệm này để có thể phân việt được chúng Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về địa chỉ thường trú là gì? Phân biệt giữa thường trú và tạm trú? Để giúp bạn có những thông tin đầy đủ về vấn đề này, chúng tôi cung cấp thông tin về thường trú và tạm trú cũng như cách phân biệt thường trú và tạm trú theo quy định của pháp luật hiện hành.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Luật Cư trú năm 2020;

– Nghị định 62/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú

1. Địa chỉ thường trú là gì?

Một người cư trú hợp pháp tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người đó không phải là công dân nhưng ở đó họ có quyền thường trú thì đây được biết đến là định nghĩa về thường trú. Tại một quốc gia, một vùng lãnh thổ mà người thường trú một người có tư cách pháp nhân sẽ được gọi là thường trú nhân khi họ được sinh sống một khoảng thời gian vĩnh viễn ở đây.

Trên cơ sở quy định theo Luật Cư trú 2006 địa chỉ thường trú được định nghĩa như sau: ” địa chỉ thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú”.

Những, hiên nay, đối với Luật Cư trú 2020 pháp luật hiện hành quy định mới nhất có quy định về khái niêm địa chỉ thường trú với nội dung đó là: “địa chỉ thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Nếu người đó đã sinh sống lâu dài trên một địa điểm nhưng không đăng ký thường trú trên địa điểm đó. Trong trường hợp này, người đó không được coi là có địa chỉ thường trú đúng theo quy định của pháp luật”.

Đọc thêm:  Option là gì? Định nghĩa, ví dụ, giải thích

Trên thực tế thì nơi mà một người xuất thân hoặc nơi cha mẹ của họ thường trú hay đó là địa chỉ gốc được ghi trên giấy tờ tùy thân của một người thì đó được xác định là địa chỉ thường trú. Địa chỉ thường trú là một trong những căn cứ để xác định địa chỉ của một cá nhân, không những thế mà địa chỉ thường trú còn dùng để xác định các nhân đó thuộc sự quản lý của địa phương nào.

Địa chỉ thường trú được biết đến với định nghĩa đó chính là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Đối với một công dân khi muốn đăng ký tạm trú tại một cơ sở nhất định thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Một là, Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó ( quy định về việc đăng ký thường trú tại tỉnh).

– Hai là, Công dân đáp ứng một trong các điều kiện như: có chỗ ở hợp pháp, được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình, được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp; trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình,… ( quy định về đăng ký thường trú tại Thành phố trực thuộc trung ương)

Việc cá nhân thực hiện đăng ký thường trú sẽ được thực hiện tại công an quận, huyện, thị xã đối với thành phố trực thuộc trung ương hoặc tại công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã đối với thành phố thuộc tỉnh và được cấp sổ hộ khẩu. Thời hạn đăng ký thường trú của một cá nhân sẽ được xác định dựa trên các yếu tố khác nhau và thời gian thường trú cũng được xác định là khác nhau, cụ thể:

– Một là, người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới thì kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú (ĐKTT), việc này sẽ được thực hiện trong thời hạn 12 tháng.

Đọc thêm:  Điện thoại Samsung Galaxy A73 8GB/128GB 6.7 inch - Websosanh

– Hai là, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, việc này sẽ được thực hiện trong thời hạn 60 ngày.

– Ba là, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú trong thời hạn 60 ngày theo như quy định của pháp luật hiện hành.

2. Địa chỉ thường trú có tên tiếng Anh là gì?

Địa chỉ thường trú tiếng Anh là: “Permanent address”.

Ngoài ra, địa chỉ thường trú tiếng Anh là gì, cũng nội dung liên quan đến địa chỉ thường chú nhưng lại được thể hiện với ngữ nghĩa khác như sau:

Các cụm từ thường sử dụng liên quan đến địa chỉ thường trú tiếng Anh thường được sử dụng trong các tình huống khác nhau, có nghĩa tương đồng hoặc gần giống, cụ thể như sau:

– Địa chỉ thường sống – có nghĩa tiếng Anh là: The address usually lives;

– Nơi cư trú thường sống – có nghĩa tiếng Anh là: Place of residence usually lives;

– Địa chỉ thường xuyên sinh sống – có nghĩa tiếng Anh là: Address frequently live;

– Nơi cư trú thường xuyên – có nghĩa tiếng Anh là: Place of permanent residenc;

– Địa chỉ sinh hoạt cố định – có nghĩa tiếng Anh là: Fixed living address.

3. Phân biệt giữa thường trú và tạm trú?

Để phân biệt giữ thường trú và tạm trú thì trong nội dung mục 3 này tác giả sẽ sử dụng các tiêu chí để phân biệt như: khái niệm, thời hạn cư trú, nơi đăng ký thời hạn cư trú, điều kiện đăng ký, kết quả đăng ký.

– Khái niệm

Thường trú: Trên cơ sở quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật cư trú 2020 quy định: “Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú”.

Tạm trú: Trên cơ sở quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật cư trú 2020 quy đinh: “Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú”.

– Bản chất

Thường trú: Sinh sống lâu dài, thường xuyên chủ yếu tại nơi ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn, ở nhờ

Tạm trú: Sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định chủ yếu là nhà thuê, mượn.

Đọc thêm:  Giá que thử thai bao nhiêu tiền? - Cập nhật giá từng loại - Docosan

Thời hạn cư trú

Thường trú: Không có thời hạn

Tạm trú: Có thời hạn

– Có thời hạn, tối đa 02 năm

– Được gia hạn nhiều lần

Nơi đăng ký thời hạn cư trú

Thường trú:

Đối với thành phố trực thuộc Trung ương: Nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

Đối với tỉnh: Nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Tạm trú: Tại công an xã, phường, thị trấn.

Điều kiện đăng ký

Thường trú: Trên có sở quy định tại Luật cứ trú năm 2020 như sau:

“1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong một số trường hợp pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020″.

Thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Có chỗ ở hợp pháp;

+ Nhập hộ khẩu về nhà người thân

+ Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ

+ Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở

+ Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội

+ Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động

Tạm trú:

Trên cơ sở quy định tại Điều 27 Luật cư trú 2020 quy định “công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú”.

Đáp ứng 02 điều kiện:

+ Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú

+ Sinh sống từ 30 ngày trở lên.

Kết quả đăng ký

Thường trú: Trên cơ sở quy định tại Khoản 3 Điều 23 Luật cư trú 2020 kết quả đăng ký sẽ được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Tạm trú: Trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật cư trú 2020 kết quả đăng ký sẽ được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button