Wiki

Assessment là gì? Các thuật ngữ liên quan đến … – CareerLink

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Assessment là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Assessment là gì? Assessment là một thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khối ngành kinh tế với ý nghĩa là sự đánh giá. Tuy nhiên, trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì sẽ có cách giải nghĩa khác nhau về Assessment là gì.

Dưới đây là một số thông tin cụ thể về Assessment có thể giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn.

Assessment là gì?

“Assessment có nghĩa là sự đánh giá, là ước tính về bản chất, chất lượng hoặc khả năng của ai đó hoặc một điều gì đó.”

Trong giáo dục, thuật ngữ đánh giá đề cập đến nhiều phương pháp hoặc công cụ mà các nhà giáo dục sử dụng để đánh giá, đo lường và ghi lại tiến độ học tập, tiếp thu hoặc nhu cầu giáo dục của học sinh. Trong lĩnh vực này, thuật ngữ thường gặp là summative assessment. Vậy summative assessment là gì? Summative assessment đánh giá việc học tập, tiếp thu kỹ năng và thành tích học tập của học sinh khi kết thúc một giai đoạn giảng dạy nhất định.

Trong kinh tế, đánh giá là quá trình xác định, tính toán và so sánh các chi phí và lợi ích của một đề xuất để đánh giá giá trị của đề xuất đó so với các đề xuất khác.

Trong lĩnh vực về thuế, đánh giá là việc xác định giá trị và đôi khi xác định việc sử dụng tài sản, thường là để tính thuế tài sản. Việc này thường được thực hiện bởi giám định viên.

Các thuật ngữ liên quan đến Assessment

Risk Assessment là gì?

Risk Assessment có nghĩa là đánh giá rủi ro. Nó được hiểu là việc xác định và phân tích các rủi ro liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp, có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của doanh nghiệp ấy nói chung. Các công ty cũng như các đơn vị đầu tư có thể tiến hành đánh giá rủi ro trước khi bắt tay vào công việc kinh doanh hoặc dự án đầu tư mới.

Đọc thêm:  Rap là gì?Nguồn gốc nhạc Rap và các Rapper huyền thoại trên thế

Nội dung của Risk Assessment

Thiết lập mục tiêu

Nhà quản trị tiến hành thiết lập các mục tiêu của tổ chức dựa trên đánh giá chủ quan của một người để xây dựng một mô hình lý thuyết về rủi ro cho một kịch bản nhất định.

Nhận dạng rủi ro

Rủi ro được đề cập ở đây có thể tác động đến toàn doanh nghiệp, tổ chức hay ảnh hưởng đến một số bộ phận đang hoạt động trong đó. Đánh giá rủi ro – Risk Assessment là quá trình phân tích các vấn đề tiềm ẩn, có khả năng dẫn đến mất mát tài sản hoặc khoản đầu tư của doanh nghiệp.

Một số phát sinh rủi ro có thể dẫn đến sự thay đổi lớn ở mức độ toàn diện có thể kể đến: sự đổi mới sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, sự phát triển kỹ thuật mới, chính sách hoạt động thay đổi, nhu cầu khách hàng mở rộng,… Để xác định được rủi ro có thể xuất phát từ vấn đề nào, doanh nghiệp có thể tiến hành nhận dạng bằng các phương pháp như phân tích dữ liệu, phân tích dự báo cũng như tiến hành kiểm tra thường xuyên trong khu vực hoạt động của doanh nghiệp,…

Phân tích và đánh giá rủi ro

Phân tích khả năng xảy ra rủi ro: việc phân tích rủi ro định lượng thường sử dụng các mô hình toán học và mô phỏng để gán các giá trị số cho rủi ro. Từ đó, tính xác suất có thể xảy ra vấn đề rủi ro.

Ước lượng thiệt hại nếu rủi ro xảy ra: nếu như kết quả phân tích cho thấy rủi ro cao thì mức độ thiệt hại sẽ càng lớn. Trên thực tế, có trường hợp số tiền thiệt hại lớn nhưng xác suất xảy ra nhỏ và ngược lại, có một số trường hợp số tiền thiệt hại nhỏ nhưng xác suất xảy ra cao. Khi ấy, nhà quản trị cần cân nhắc những yếu tố có thể gây ra xác suất cao vì chúng đáng quan ngại hơn.

Đọc thêm:  Lòng nhân ái là gì? - Luật Hoàng Phi

Đưa ra biện pháp phòng ngừa

Dựa trên phân tích và đánh giá các rủi ro Risk Assessment là gì, nhà quản trị sẽ đưa ra kế hoạch cụ thể nhằm kiểm soát đầy đủ mọi hoạt động để có thể giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra. Các biện pháp phòng ngừa được coi là vô cùng cần thiết trong hệ thống kiểm soát.

Technology Assessment là gì?

Technology Assessment là đánh giá công nghệ, được hiểu như một dạng nghiên cứu chính sách trong mảng công nghệ nhằm cung cấp kiến thức từ nền tảng đến cao cấp, toàn diện về một công nghệ hay một hệ thống công nghệ mới.

Trên thực tế, những công nghệ mới không phải lúc nào cũng mang đến những giá trị hữu ích cho cuộc sống con người. Chính vì thế, Technology Assessment hay đánh giá công nghệ được ra đời để phân tích, đưa ra kết luận về khả năng ứng dụng thực tế hoặc tiềm năng của một hệ thống nào đó đối với các yếu tố của môi trường xung quanh.

Nội dung của Technology Assessment

Dựa vào kết quả của quá trình đánh giá công nghệ để sắp xếp thứ tự ưu tiên trong lựa chọn: chẳng hạn như hiện tại có 2 hoặc 3 công nghệ mới sắp được ứng dụng vào doanh nghiệp thì quá trình đánh giá này sẽ giúp xác định được tính thích hợp của từng công nghệ đối với bối cảnh nơi áp dụng nó. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn công nghệ mới nào là tốt nhất.

Dựa vào kết quả của quá trình đánh giá công nghệ để tiến hành điều chỉnh và kiểm soát công nghệ: các nhà quản trị có thể nhận biết các lợi ích của một công nghệ và trên cơ sở đó phát huy, tận dụng các lợi ích này. Đồng thời, đội ngũ quản trị cũng có thể tìm ra các vấn đề bất lợi tiềm ẩn của công nghệ để có biện pháp hạn chế và khắc phục.

Đọc thêm:  Tagline là gì? Làm thế nào để có một tagline ấn tượng

Dựa vào kết quả của quá trình để tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ sử dụng: cơ sở dữ liệu về công nghệ sử dụng có thể giúp các hoạt động của doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn trong từng giai đoạn có áp dụng công nghệ đó.

Bên cạnh những nội dung kể trên, Technology Assessment cũng có những nguyên tắc cần phải tuân thủ để thực hiện rõ ràng, minh bạch. Cụ thể là: toàn diện, khách quan và khoa học.

Về nguyên tắc toàn diện: đây là nguyên tắc đề cập đến những tác động có thể xảy ra của một công nghệ đến bối cảnh xung quanh. Điều này nhằm cung cấp cho nhà quản trị đánh giá được toàn bộ các mối tương quan giữa các khía cạnh của vấn đề đang được phân tích.

Về nguyên tắc khách quan: nó đòi hỏi quá trình đánh giá công nghệ phải đề cập đến tất cả các vấn đề mà các nhóm có lợi ích khác nhau quan tâm. Tiếp đến, cần có rất nhiều nhiều chuyên gia đưa ra ý kiến của mình về công nghệ để đưa ra đánh giá khách quan nhất.

Về nguyên tắc khoa học: điều này đòi hỏi khi đánh giá phải xem xét các yếu tố của bối cảnh xung quanh một công nghệ theo quan điểm động. Điều này có nghĩa là đơn vị quản trị cần tích hợp những số liệu sẵn có, mang tính khoa học và độ chính xác cao.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến khái niệm chung Assessment là gì cũng như 2 mảng sử dụng nhiều nhất là Risk Assessment và Technology Assessment. Hy vọng bạn đã hiểu được vấn đề này cũng như hiểu được tầm quan trọng của sự đánh giá – Assessment là như thế nào trong quy trình vận hành doanh nghiệp.

Pha Lê

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button