Wiki

Đất trồng là gì? – Luật Hoàng Phi

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của đất trồng là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Đất là một trong những yếu tố quan trọng trong tự nhiên. Nó có ý nghĩa đặc biệt đối với con người trên Trái Đất. Tuy nhiên, không có nhiều người có những kiến thức liên quan đến các loại đất.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Đất trồng là gì?

Đất trồng là gì?

Đất trồng là lớp bề mặt tươi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm nông sản.

– Thành phần chính của đất trồng bao gồm:

+ Phần rắn: Gồm thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây.

+ Phần lỏng: Cung cấp nước cho cây.

+ Phần khí: Oxi, nito và CO2 cung cấp cho cây.

– Tính chất chính của đất: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng, có độ chua, độ kiềm và độ phì nhiêu, thành phần cơ giới của đất.

Các loại đất trông cây và đặc điểm của các loại đất đó như thế nào?

Thứ nhất: Đối với đất thịt:

Là loại đất có khoảng 25% – 50% cát, 10% – 30% sét và 30% – 50% mùn. Loại đất này thích hợp cho đa số các loại cây trồng, do có tính chất trung gian giữa sản phẩm đất cát và đất sét.

– Những loại cây trồng phù hợp với đất thịt:

+ Rau sạch: Đất thịt giúp rau sinh trưởng, phát triển mạnh hệ rễ và dễ dàng hấp thụ được các chất dinh dưỡng.

Đọc thêm:  Giá Cua Hoàng Đế Alaska hiện nay bao nhiêu tiền 1 kg

+ Cây gia vị: Chanh, ớt, rau thơm khi trồng trên đất này sẽ giúp tăng hương vị.

+ Cây hoa/cảnh: Dùng đất thịt để trồng các loại hoa/cảnh bởi tính ôn hòa, sa cấu bền vững, phù hợp với hệ rễ của hoa.

+ Cây dược liệu chưa bệnh: Trồng trên đất thịt sẽ giúp tăng dược tính, tăng dầu nhờ vào đặc tính tơi xốp, độ thông thoáng cao và thành phần vi sinh có trong đất.

+ Cây cảnh bonsai: Thúc đẩy quá trình phát triển, không khiến cây bị phá dáng do đất có các thành phần như cát, mùn rất phù hợp với việc định hình dáng vẻ của cây.

+ Cây ăn quả: Cho quả to ngọt, sai quả, màu sắc và hàm lượng các chất dinh dưỡng đạt ở mức tương đối.

Thứ hai: Đối với đất sét.

Đất sét là loại đất phổ biến, có đặc tính rất dính và dẻo khi ướt nhưng lại có thể tạo thành những cụ đất rất cứng khí khô. Thành phần gồm có 0% – 45% cát, 50% – 100% sét và 0% – 45% mùn.

Đất sét được sử dụng rất phổ biến trong việc trồng trọt hiện nay.

Thứ ba: Đất cát.

Đây là loại đất thô với những hạt cát rời rạc có kích thước từ mịn đến thô nên khi sờ vào cảm giác sạn.

Thành phần bao gồm có 80% – 100% cát, 0% – 10% mùn và 0% – 10% sét.

Một số quy định của pháp luật liên quan đến đất nông nghiệp:

Trong phạm vi bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ trình bày tới quý bạn đọc những nội dung của pháp luật liên quan đến hạn mức giao đất nông nghiệp.

– Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, cụ thể:

Đọc thêm:  Tuổi Mậu Dần 1998 mệnh gì, hợp màu gì? Tuổi gì? Cung gì?

+ Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

+ Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

– Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng, không quá 30 héc ta đối với xã/phường/thị trấn ở trung du, miền núi.

– Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với môic loại đất:

+ Đất rừng phòng hộ.

+ Đất rừng sản xuất.

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.

+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thâm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng, không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giáp đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.

– Hạn mức giao đất trồng, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuấ nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều này.

Đọc thêm:  Gang là gì | Một số đặc điểm thành phần cấu tạo của gang - Vimi

– Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

– Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.

Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ gia đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.

– Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định Điều này.

Như vậy, Đất trồng là gì? Là câu hỏi đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày một số nội dung liên quan đến quy định của pháp luật về đất nông nghiệp. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được Quý bạn đọc.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button