Wiki

Cụm từ là gì? – Luật Hoàng Phi

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Cụm từ là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Để đáp ứng các nhu cầu trong tư duy và giao tiếp các từ cần kết hợp với nhau để tạo nên một đơn vị ngôn ngữ lớn hơn. Theo đó, cụm từ chính là một trong những đơn vị được tạo thành từ quá trình kết hợp từ này. Vậy cụm từ là gì? Nó có chức năng như thế nào?

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc các thông tin cần thiết liên quan đến cụm từ là gì?

Cụm từ là gì?

Cụm từ là đơn vị cú pháp nhỏ nhất do các từ kết hợp với nhau tạo thành. Cụm từ là những tổ hợp từ gồm từ hai từ trở lên, trong đó có ít nhất là một thực từ (thực từ là từ có ý nghĩa từ vựng độc lập và có khả năng làm thành phần câu).

Ví dụ cụm từ: bố và mẹ; nghịch ngợm nhưng thông minh; ánh đèn bên đường;….

Mỗi ngôn ngữ có những cách thức khác nhau để cấu tạo các cụm từ, vì vậy không nắm vững các nguyên tắc cấu tạo cụm từ trong tiếng Việt sẽ dẫn đến việc tạo ra những câu không đúng ngữ pháp.

Cũng cần phân biệt cụm từ với ‘giới ngữ’. Giới ngữ luôn nằm trong cụm từ, là một bộ phận của cụm từ. Một cụm từ không bao giờ bắt đầu bằng giới từ.

Ví dụ:

Về vấn đề này (giới ngữ)

Nói chuyện về vấn đề này (cụm từ)

Sau khi tìm hiểu khái quát cụm từ là gì? hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cụm từ thông qua phần tiếp theo các loại cụm từ.

Đọc thêm:  OPPO A71 - Thiết kế sang trọng, giá tốt chính hãng - có trả góp

Các loại cụm từ

Trong ngôn ngữ, có hai loại cụm từ : cụm từ tự do và cụm từ cố định. Cụm từ cố định là đơn vị từ vựng, còn cụm từ tự do là đơn vị ngữ pháp.

1/ Cụm từ cố định

Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách một đơn vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ.

Việc nghiên cứu cụm từ cố định của tiếng Việt tuy chưa thật sâu sắc và toàn diện nhưng đã có không ít kết quả công bố trong một số giáo trình giảng dạy trong nhà trường đại học và tạp chí chuyên ngành.

Có thể phân loại cụm từ cố định tiếng Việt như sau:

a. Thành ngữ

Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc/và gợi cảm.

Ví dụ: Ba cọc ba đồng, Chó cắn áo rách, Nhà ngói cây mít, Bán bò tậu ễnh ương, Méo miệng đòi ăn xôi vò, Ông mất của kia bà chìa của nọ,…

b. Ngữ cố định

c. Quán ngữ

Quán ngữ là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn từ thuộc phong cách khác nhau. Chức năng của chúng là để đưa đẩy, rào đón, để nhấn mạnh hoặc để liên kết trong diễn từ.

Ví dụ: Của đáng tội, (Nói) bỏ ngoài tai, Nói tóm lại, Kết cục là, Nói cách khác,…

d. Ngữ cố định định danh

Ngữ cố định định danh là các cụm từ cố định, nhưng được tạo dựng theo cách gần như cách tạo những từ ghép mà người ta vẫn hay gọi là từ ghép chính phụ.

Ví dụ:Lông mày lá liễu, Lông mày sâu róm, Mắt lá răm, Tuần trăng mật, Con gái rượu, Giọng ông kễnh, Tóc rễ tre, Mắt ốc nhồi, Má bánh đúc, Mũi dọc dừa,…

2/ Cụm từ tự do

Cụm từ tự do là đơn vị ngữ pháp. Do vậy, khi đối chiếu cụm từ với tư cách là đơn vị cú pháp, người ta chỉ quan tâm đến cụm từ tự do mà thôi. Nói cách khác, trong ngữ pháp, thuật ngữ “cụm từ” đồng nghĩa với “cụm từ tự do”.

Đọc thêm:  Dashboard là gì? Thế nào là Dashboard? Định nghĩa Dashboard

Cụm từ tự do gồm các loại: cụm từ chủ – vị, cụm từ đẳng lập và cụm từ chính phụ.

a. Cụm từ chủ – vị (C- V)

Cụm C – V là cụm có 2 thành tốchính, trong đó có 1 thành tố đóng vai trò chủngữ đi trước, vị ngữ đi sau. Cụm C – V khác với câu là không có chức năng thông báo, không thực hiện được hành động nói.

Ví dụ: Cách mạng tháng Tám/thành công

C V

Tinh thần/rất hăng hái

C V

b. Cụm từ đẳng lập

Cụm từ đẳng lập là cụm từ có hai thành tố trở lên (mỗi thành tố tối thiểu là một từ), gắn bó với nhau bằng quan hệ ngữ pháp đẳng lập.

Ví dụ 1: Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.

Cụm từ đẳng lập: “Sống/chiến đấu/lao động/ và /học tập” được tạo thành bởi 4 thành tố đều là các động từ.

Ví dụ 2: Ở đây và mọi nơi đều giống nhau

Cụm từ đẳng lập: “Ở đây và mọi nơi” có hai thành tố đều chỉ nơi chốn tạo thành

c. Cụm từ chính phụ

Cụm chính phụ là cụm từ gồm một thành tố chính và một hay nhiều thành tố phụ ở trước và sau thành tố chính. Cụm từ chính phụ gồm: Cụm danh từ, Cụm động từ và Cụm tính từ.

d. Cụm danh từ

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.

Ví dụ: Những chiếc lá rơi đầy cả một sân.

Cụm danh từ gồm ba phần, được kết hợp ổn định với nhau theo thứ tự:

phần phụ trước + danh từ trung tâm + phần phụ sau

Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số lượng.

Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.

Đọc thêm:  Làm thế nào để Cuddle: Cuddling Vị trí là một Cuddler Loving - Nối Lại

Ví dụ: Một/ con mèo/nằm trên đám cỏ.

số từ/ trung tâm/ Phụ sau

e. Cụm động từ

Cụm động từ (còn gọi là động ngữ) là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Trong đó thành tố trung tâm là động từ còn các thành tố phụ có chức năng bổ sung ý nghĩa về cách thức, mức độ, thời gian, địa điểm… cho động từ trung tâm đó.

Giống như cụm danh từ, cụm động từ cũng gồm ba phần, được kết hợp ổn định với nhau theo thứ tự:

phần phụ trước + động từ trung tâm + phần phụ sau

Ví dụ: Đang học online

Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa về quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự…

Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân…

Ví dụ: Chưa / tìm / được ngay câu trả lời.

Phụ trước /Trung tâm/ Phụ sau

g. Cụm tính từ

Cụm tính từlà loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm tính từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình tính từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một tính từ.

Ví dụ: Thơm dịu ngọt cốm mới.

Mô hình của cụm tính từ gồm:

phần phụ trước +tính từ trung tâm + phần phụ sau

Các phụ ngữ ở phần trước biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất …

Các phụ ngữ ở phần sau biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ….

Ví dụ:

giọng hát/thánh thót/như chim sơn ca

Phụ trước/Phụ trung tâm/Phần sau

Trên đây là các nội dung liên quan đến Cụm từ là gì? Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button