Wiki

CPTPP là gì? Những lợi ích khi tham gia CPTPP – CareerLink

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Cptpp là gì để chia sẻ cho bạn đọc

CPTPP là gì? CPTPP được viết tắt bởi cụm từ “Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership” có nghĩa là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Việt Nam là một trong 11 quốc gia được vinh dự có mặt trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là Hiệp định CPTPP.

Hiệp định CPTPP là gì?

CPTPP là hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 11 quốc gia xung quanh Vành đai Thái Bình Dương: Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Brunei, Singapore, Malaysia, Việt Nam và Nhật Bản.

CPTPP chiếm tỷ trọng đáng kể (khoảng 13%) trong GDP thế giới.

Quá trình Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP

Tiền thân của Hiệp định CPTPP là Hiệp định TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) được thành lập vào năm 2008 với sự tham gia của 7 nước. Trong đó có 4 nước khởi xướng gồm Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, 3 nước thành viên còn lại có Mỹ, Australia và Peru. Một năm sau, Việt Nam tham gia Hiệp định TPP với tư cách là quan sát viên đặc biệt.

Trải qua 3 phiên đàm phán, tại Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức vào tháng 11/2010 ở thành phố Yokohama (Nhật Bản), Việt Nam tuyên bố trở thành thành viên chính thức của Hiệp định TPP. Cùng thời điểm này, TPP cũng tiếp nhận thêm 4 thành viên khác là Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản, nâng tổng nước thành viên lên con số 12.

Tuy nhiên, vào tháng 01/2017, Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp định TPP, 11 quốc gia còn lại đã tích cực nghiên cứu, trao đổi, bổ sung và thống nhất thay tên Hiệp định TPP thành Hiệp định CPTPP như ngày nay.

Ngày 08 tháng 3 năm 2018, Việt Nam cùng đại diện các nước đã chính thức ký kết Hiệp định CPTPP tại thành phố Santiago, Chile. CPTPP chính thức có hiệu lực đối với 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Nhật Bản, Mexico, Singapore, Canada, New Zealand và Australia từ ngày 30/12/2018. Riêng với Việt Nam, Hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 14/01/2019.

Đọc thêm:  1 thế kỷ bằng bao nhiêu năm? Các dụng cụ tính thời gian trong lịch sử

Khác biệt giữa Hiệp định TPP và CPTPP là gì?

Hiệp định CPTPP là sự thay đổi, cải tiến từ Hiệp định TPP, vì vậy nó có một số điểm khác biệt cơ bản như:

Về số lượng thành viên

Hiệp định TPP có 12 thành viên trong khi Hiệp định CPTPP chỉ gồm 11 thành viên (không có Hoa Kỳ).

Về nội dung Hiệp định

Sự khác nhau giữa nội dung Hiệp định TPP và CPTPP là gì? Về cơ bản, CPTPP vẫn giữ nguyên các nội dung cam kết chính từ Hiệp định TPP, nhất là các cam kết mở cửa thị trường. Tuy nhiên, Hiệp định CPTPP cho phép các nước tạm hoãn thực thi khoảng 20 nghĩa vụ trong bối cảnh Mỹ rút khỏi TPP.

Về giá trị đóng góp vào thương mại và GDP toàn cầu

Giá trị đóng góp vào thương mại và GDP toàn cầu trong Hiệp định TPP quy định là 30% và 40%. Tỷ lệ này thấp hơn ở Hiệp định CPTPP, tương ứng chỉ còn 15% và 15%.

Nội dung chính của Hiệp định CPTPP là gì?

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP bao gồm 07 Điều và 01 Phụ lục, quy định chặt chẽ về mối quan hệ thương mại song phương và đa phương giữa 11 nước thành viên.

Nội dung chính của Hiệp định CPTPP về cơ bản vẫn giữ nguyên nội dung từ Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục). Tuy nhiên CPTPP bổ sung thêm điều lệ cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ gồm: 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 chương còn lại.

Đọc thêm:  Danh từ là gì ? Chức năng, phân loại danh từ - Tiếng Việt lớp 4

Lợi ích khi Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP là gì?

Thúc đẩy phát triển xuất khẩu

Một số thị trường lớn như Canada hay Nhật Bản giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa Việt Nam, tạo ra những tác động tích cực thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của nước ta.

Song song đó, khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được hưởng cắt giảm thuế quan rất ưu đãi.

Nâng tầm kinh tế nhờ tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu

Tham gia Hiệp định CPTPP cũng đồng nghĩa Việt Nam sẽ được rộng mở cánh cửa cung ứng hàng hóa, dịch vụ sang thị trường các nước lớn.

Vậy lợi ích của CPTPP là gì? Đó là giúp tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam nâng tầm trình độ phát triển nền kinh tế như: tăng năng suất lao động, giảm gia công lắp ráp, phát triển các ngành điện tử công nghệ cao…

Tăng trưởng các ngành kinh tế

Tham gia vào Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam tăng trưởng mạnh các ngành thực phẩm, đồ uống, dệt may, hóa chất, thuốc lá, sản phẩm nhựa và đồ da, trang thiết bị vận tải, máy móc. Các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác dự kiến cũng sẽ đạt mức tăng trưởng bình quân từ 4% – 5%/ năm.

Giúp cải cách và hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế

CPTPP là một dạng Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Tham gia vào Hiệp định CPTPP sẽ là cơ hội để Việt Nam cải cách và hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế. Cụ thể là:

– Tiếp tục hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa;

– Hỗ trợ đổi mới mô hình tăng trưởng và tái thiết kinh tế;

– Đẩy mạnh phát triển môi trường kinh doanh theo thông thoáng, minh bạch, tiệm cận với các chuẩn mực tiên tiến của quốc tế;

Đọc thêm:  Giấc mơ sáng suốt (lucid dream) là gì? Có nguy hiểm không?

– Thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước;

Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập quốc dân

Xét về lợi ích xã hội, sự tăng trưởng kinh tế từ việc tham gia vào Hiệp định CPTPP sẽ là cơ sở tích cực để Việt Nam tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo.

CPTPP giúp tổng số việc làm ở nước ta bình quân mỗi năm tăng lên khoảng 20.000 – 26.000 lao động. Đây là một con số đáng mừng đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, dịch vụ an sinh xã hội và bảo vệ môi trường

Tăng trưởng kinh tế cũng kéo theo lợi ích giúp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhờ tham gia CPTPP, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để cạnh tranh thương mại với những nước ngoài Hiệp định, có cơ hội tốt để xây dựng một lộ trình giảm thuế hợp lý.

Những điều này thúc đẩy nước ta kết hợp hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, đồng thời có khả năng xử lý các vấn đề xã hội nảy sinh khi tham gia CPTPP.

Đặc biệt, trong nội dung Hiệp định CPTPP có bao hàm cả những cam kết về bảo vệ môi trường, do vậy tiến trình mở cửa hợp tác, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư tại Việt Nam sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về CPTPP là gì, nội dung Hiệp định, quá trình Việt Nam tham gia và những lợi ích thiết thực từ CPTPP. Nhìn chung, Hiệp định CPTPP mở ra nhiều cơ hội tích cực để Việt Nam phát triển toàn diện cả về kinh tế và xã hội, trở thành dấu hiệu đáng mừng về diện mạo đất nước trong tương lai.

Pha Lê

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button