Wiki

Client là gì? Sự khác biệt và mối quan hệ giữa Client và Agency

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Client là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Bạn đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp của mình trong ngành Marketing và nhìn thấy thuật ngữ client nhưng lại chưa hiểu rõ về nó. Vậy thì, đừng bỏ qua bài viết này, dưới đây mình sẽ giải thích cho bạn ý nghĩa của Client trong Marketing, khoa học máy tính và game. Ngoài ra, giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về Client và Agency. Cùng theo dõi nhé!

Có thể bạn chưa biết: Marketing là gì

I. Client là gì trong Marketing?

1. Định nghĩa Client trong Marketing

Trong Marketing, Client được dịch ra là khách hàng. Cụ thể hơn, Client là những doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ nhưng không trực tiếp làm Marketing cho nó. Một Marketer làm việc tại Client sẽ phải thực hiện tất cả các công việc trọng hoạt động truyền thông, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp.

Thông thường, doanh nghiệp Client sẽ thuê Agency thực hiện những dự án truyền thông lớn mà đội ngũ Marketing trong công ty không thể đảm bảo được chất lượng. Client sẽ truyền tải cho Agency ý tưởng, mục tiêu, mong muốn trong chiến dịch truyền thông và sau đó giám sát, theo dõi tiến trình và kết quả nhận về.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm Marketing:

– Chuyên viên PR truyền thông

– Nhân viên Employer Branding (Talent Acquisition)

– Nhân viên PR

2. Sự khác biệt giữa Client và Agency

Agency là thuật ngữ dùng để chỉ đơn vị cung cấp các dịch vụ Marketing cho các doanh nghiệp. Công việc của một Marketer trong Agency là giới thiệu những dịch vụ truyền thông mà Agency cung cấp đến với các đối tượng Client. Vậy nên, Agency cần phải thấu hiểu bản chất kinh doanh, thách thức của doanh nghiệp để từ đó đưa ra giải pháp Marketing cho phù hợp.

Trong khi, Client tập trung vào thị phần của lý trí thì Agency lại tập trung vào thị phần cảm xúc. Nghĩa là Client sẽ tìm cách để kinh doanh, sản xuất, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ phục vụ người dùng thì Agency sẽ đưa ra những giải pháp giúp sản phẩm, dịch vụ đó tiếp cận đúng nhóm người dùng mà Client yêu cầu.

Client chỉ làm việc cho một người, một công ty duy nhất nhưng cần phải làm rất nhiều công việc, trái lại Agency sẽ phải làm việc với rất nhiều người, nhiều doanh nghiệp và có thể chỉ cần làm tốt, làm xuất sắc một nghiệp vụ duy nhất. Môi trường làm việc tại Client sẽ phải theo nguyên tắc, số liệu rất quan trọng, Agency thì ngược lại, môi trường mở, làm việc với nhiều lĩnh vực, gặp gỡ nhiều đối tác khác nhau.

Kết quả do Agency làm ra phải được Client chấp thuận, chính vì vậy mà người chịu trách nhiệm chính trong các chiến dịch truyền thông sẽ là Client.

3. Những yêu cầu của Client đối với Agency

– Mong muốn được thấu hiểu: Để sự hợp tác của Client và Agency có thể tạo ra những chiến dịch truyền thông bùng nổ thì việc được thấu hiểu được đặt lên hàng đầu. Khi một người khác thay mình thực hiện công việc thì không chỉ riêng Client mà ai cũng mong muốn sẽ được thấu hiểu. Không chỉ Agency phải thấu hiểu ý tưởng ban đầu và mục tiêu mà còn cần thấu hiểu doanh nghiệp, thấu hiểu Client của mình.

Đọc thêm:  Từ Hà Nội đi Vĩnh Phúc bao nhiêu km và mất bao lâu?

– Yêu cầu những con số rõ ràng: Khi Client bỏ ra chi phí, họ mong muốn những chi phí đó sẽ tạo ra được những kết quả rõ ràng. Trước khi tiến hành chiến dịch Agency nên cung cấp cho Client những số liệu về kết quả sẽ đạt được, phản ánh cụ thể độ hiệu quả khi thực hiện chiến dịch này.

– Đòi hỏi sự nhanh nhạy và chuyên nghiệp: Là một Marketer làm việc tại Agency cần phải xử lý nhanh những trường hợp “lật brief” của Client và phải đảm bảo bản thân luôn đảm nhận được. Vậy nên, việc đòi hỏi sự nhanh nhạy và chuyên nghiệp nhằm chiều lòng Client và đảm bảo được tiến độ công việc.

– Cần dự báo ngân sách chính xác: Dù là Client hay Agency thì đều mong muốn đem về doanh thu cho doanh nghiệp. Vậy nên, khi nhận dự án, Agency phải chắc rằng ngân sách cần được dự báo chính xác nhất để tối ưu doanh thu.

– Mong muốn được cung cấp giải pháp: Agency sẽ hiểu rõ và có chuyên môn hơn so với bộ phận Marketing trong doanh nghiệp, vì vậy mà Client mới tìm đến khi muốn có một dự án truyền thông lớn. Client khi tìm đến Agency, họ mong muốn sẽ được cung cấp những giải pháp tối ưu và phù hợp với mục tiêu đang hướng đến.

4. 5 yếu tố giúp mối quan hệ Client và Agency tốt đẹp

– Minh bạch và trung thực: Khi hợp tác cả Client và Agency đều mong muốn có một mối quan hệ Win – Win. Hãy sử dụng khả năng đàm phán, thẳng thắn khi bàn bạc về mục tiêu và ngân sách của dự án để có thể hợp tác vui vẻ và lâu dài về sau. Vậy nên, Client và Agency cần xây dựng mối quan hệ minh bạch và trung thực trong mọi vấn đề giữa hai bên.

– Thường xuyên giao tiếp: Khi cả hai bên có kỹ năng giao tiếp tốt thì việc trao đổi công việc sẽ dễ dàng hơn. Việc trao đổi, giao tiếp thường xuyên sẽ giúp cho Client và Agency hiểu nhau hơn, từ đó đem đến kết quả tốt nhất.

– Thấu hiểu công việc của nhau: Công việc của Client và Agency đều có những khó khăn riêng, việc hiểu công việc của đối tác sẽ không khiến bạn bị thất vọng với kết quả và có trách nhiệm hơn với công việc của mình. Khi thấu hiểu công việc của nhau, Client và Agency sẽ gia tăng khả năng trở thành đối tác lâu dài của nhau.

– Phản hồi về tiến độ công việc từ hai phía: Đây là công việc cần sự tương tác giữa hai bên. Việc phản hồi tiến độ công việc từ hai phía sẽ giúp những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn được xử lý ngay, tránh tình trạng làm xong mới sửa.

– Phê duyệt công việc có quy trình, rõ ràng: Trước khi tiến hành công việc, hai bên cần phải thỏa thuận trước quy trình công việc và quy trình phê duyệt rõ ràng để yên tâm thực hiện. Và cũng như việc có quy trình phê duyệt, thì khi bàn giao công việc sẽ tránh được những tranh luận ngoài mong muốn. Quy trình phê duyệt càng rõ ràng và cụ thể sẽ giúp mọi thứ diễn ra suôn sẻ như mong muốn của cả Client và Agency.

5. Đặc thù công việc tại công ty khách hàng

Khi làm việc tại công ty khách hàng là bạn đang làm nhiều công việc cho một người. Từ việc nghiên cứu thị trường, lên ý tưởng, kế hoạch truyền thông, thậm chí những công việc liên quan đến sản xuất, đưa sản phẩm đến người dùng bạn đều có thể sẽ phải làm. Nếu là người nhạy bén, có khả năng phân tích tốt bạn sẽ nắm bắt thị trường kịp thời, cũng như có cái nhìn về xu hướng trong tương lai.

Với cường độ công việc cao như vậy, bạn sẽ tích lũy được cho mình nhiều kiến thức và kinh nghiệm, các kỹ năng nghề nghiệp cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Làm việc tại các công ty khách hàng, bạn sẽ phải là người đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm cho những quyết định đó. Vậy nên, đi kèm với lợi ích là những áp lực, bạn sẽ phải chịu áp lực rất lớn khi làm việc tại các công ty khách hàng.

Đọc thêm:  Drama là gì? Tại sao giới trẻ sử dụng nhiều trên Facebook?

6. Tố chất cần có khi làm việc tại Client

– Kiến thức chuyên môn: Đây không chỉ là tố chất cần có, mà nó được xem là điều kiện để bạn có thể làm việc, không chỉ vị trí Marketing mà các vị trí khác đều cần phải có kiến thức chuyên môn khi làm việc. Hãy nhớ rằng, trong Client, bạn sẽ phải làm rất nhiều công việc khi làm việc tại Client, vậy nên, bạn cần có đủ kiến thức chuyên môn để có thể xử lý các công việc.

– Am hiểu về công ty: Bạn làm nhiều việc nhưng chỉ làm cho một doanh nghiệp, vì vậy mà việc am hiểu công ty sẽ giúp bạn biết được mục tiêu khi thực hiện công việc là gì. Am hiểu về công ty cũng sẽ giúp bạn không bị bỡ ngỡ dễ dàng làm việc ăn nhập với quy trình làm việc.

– Khả năng tư duy sáng tạo: Công việc của một Marketer trong Client vẫn là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo. Khả năng tư duy sáng tạo được biết đến như là một kỹ năng mà hầu hết người làm Marketing đều sở hữu.

– Kỹ năng lãnh đạo: Làm việc tại Client bạn có thể sẽ phải làm việc với các Agency và kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp bạn có thể điều hướng như mong muốn, đem đến kết quả tốt hơn.

– Kỹ năng giao tiếp khéo léo: Bạn sẽ phải làm việc với rất nhiều phòng ban khác trong công ty khách hàng, việc giao tiếp khéo léo sẽ giúp bạn dễ dàng kết hợp với các phòng ban. Người có kỹ năng giao tiếp khéo léo sẽ thuyết phục các đồng nghiệp cùng hợp tác tốt hơn và một người chỉ biết chỉ tay và ra lệnh.

– Khả năng đàm phán: Khi làm việc với các phòng ban, đối tác, Agency bạn sẽ cần có kỹ năng đàm phán tốt để thoả thuận được kết quả đem lại tốt nhất cho công ty. Ngoài ra, người biết cách sử dụng kỹ năng đàm phán không chỉ đem đến kết quả như mong đợi mà còn duy trì tốt mối quan hệ với các đối tác của mình.

– Khả năng phản biện: Bên cạnh kỹ năng đàm phán thì kỹ năng phản biện của một người làm việc tại Client cũng rất quan trọng. Phản biện để các bên thấu hiểu công việc của nhau hơn, để bản thân công ty Client sẽ không chịu thiệt khi hợp tác.

7. Cơ hội việc làm tại công ty Client

– Brand Manager – Quản trị thương hiệu: Đối với một công ty, thương hiệu là một yếu tố khẳng định vị thế và sự uy tín của doanh nghiệp. Một Brand Manager sẽ giúp sản phẩm và thương hiệu của công ty Client đến gần hơn với khách hàng và người dùng. Vậy nên, đây là một công việc mà công ty Client nào cũng cần đến, mức lương sẽ dao động từ 35 – 50 triệu/tháng.

– Trade Marketing Manager: Vị trí này chịu trách nhiệm chính trong việc đưa sản phẩm của công ty Client đến gần với khách hàng hơn. Brand Manager và Trade Marketing Manager hỗ trợ và cùng nhau thúc đẩy đem doanh thu về cho doanh nghiệp. Vị trí Trade Marketing Manager có mức lương từ 35 – 50 triệu/tháng, thậm chí là cao hơn.

– Market Research & Analytics Manager: Công việc này ở công ty Client hay Agency đều nắm giữ vị trí quan trọng. Một Market Research & Analytics Manager sẽ nghiên cứu và đem về những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp, như chủ động tìm kiếm khách hàng cho công ty. Với mức lương trung bình hấp dẫn cho vị trí này lên tới 40 – 50 triệu/tháng.

– Media Manager – Quản trị truyền thông: Media Manager là người giúp khách hàng mục tiêu biết đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của công ty Client. Những người này có khả năng sáng tạo tốt, nhạy bén với các xu hướng trên mạng xã hội và là người chịu trách nhiệm chính trong mảng truyền thông. Mức lương của Media Manager có năng lực, có thể lên đến 100 triệu/tháng.

– Consumer Market Intelligence (CMI): Những người làm việc trong vị trí này chuyên phụ trách nghiên cứu thị trường, thu thập những thông tin liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp. Vị trí này thường yêu cầu tốt nghiệp đại học và có mức lương dao động trong khoảng 32 – 50 triệu.

– Thực tập sinh: Nhiều doanh nghiệp tìm những bạn trẻ yêu thích ngành Marketing nhưng lại chưa có kinh nghiệm về để hỗ trợ chạy sự kiện, chiến dịch quảng bá, hỗ trợ các công việc văn phòng. Mức lương khá ổn khi mỗi tháng thu nhập từ 1 – 5 triệu, có thể làm toàn thời gian hoặc bán thời gian tùy vào doanh nghiệp.

Đọc thêm:  Business Analyst (BA) là gì? - TopDev

II. Client là gì trong khoa học máy tính?

1. Định nghĩa Client trong mô hình giao tiếp

Client trong máy tính cũng có nghĩa là khách, nhưng ở đây muốn chỉ đến những thiết bị trong mô hình Khách – Chủ (Client – Server). Các thiết bị Client ở đây có thể là phần cứng, phần mềm hoặc có thể là người dùng.

2. Ưu và nhược điểm của Client

Client trong khoa học máy tính đem đến những ưu điểm cho người dùng như hạn chế sự cố xảy ra, tránh tình trạng quá tải mạng hay dễ dàng mở rộng hệ thống kết nối mạng. Ngoài ra, khi cần truy cập và xử lý dữ liệu mạng từ xa cũng dễ dàng hơn, thao tác nhận và gửi tệp cũng trở nên đơn giản.

Bên cạnh đó thì Client – Server vẫn đi kèm với những khó khăn như phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng. Đặc biệt, sẽ có nhiều lỗ hổng khiến các thông tin trong quá trình trao đổi dữ liệu dễ bị rò rỉ ra bên ngoài.

3. Sự khác biệt của Client và Server

Trong khoa học máy tính, Client và Server đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau. Trong khi, máy khách Client thực hiện việc tìm kiếm thông tin để các công việc sau được thực hiện tốt nhất thì máy chủ Server sẽ là nơi lưu trữ những thông tin Client vừa tìm được. Thiết bị Client chỉ cần có khả năng tra cứu dữ liệu, nhưng Server lại yêu cầu máy có cấu hình cao đủ khả năng xử lý thông tin từ nhiều thiết bị Client cùng lúc truy xuất dữ liệu.

4. Vai trò của mô hình Client – Server

Mô hình Client – Server gồm các thiết bị như máy tính, điện thoại, thiết bị điện tử, máy fax, máy in gọi chung là máy khách hay máy trạm (Client) và máy chủ (Server).

Mô hình này cho phép các thiết bị truyền tải dữ liệu và tệp thông tin từ thiết bị này sang thiết bị khác. Trong đó, máy khách Client không chịu trách nhiệm việc cung cấp dữ liệu mà chỉ sử dụng những thông tin do máy chủ Server truyền đến. Mô hình này giúp bạn có thể xử lý từ xa công việc dễ dàng trên các thiết bị.

5. Nguyên tắc hoạt động của mô hình Client – Server

Mô hình Client – Server hoạt động với nguyên tắc mô hình mạng máy tính. Đầu tiên, máy khách gửi yêu cầu đến máy chủ, sau khi máy chủ nhận được yêu cầu sẽ ngay lập tức gửi trả kết quả. Quá trình này hoạt động rất nhanh, có thể xem là tức thời, cùng lúc hoạt động.

Muốn quá trình đó được diễn ra thì giữa máy khách và máy chủ cần có giao thức hoạt động. Một số giao thức phổ biến như HTTPS, TCP/IP, FTP,…Khi máy khách đáp ứng được giao thức mà máy chủ đưa ra thì mới có thể nhận về kết quả, thông tin đã yêu cầu trước đó.

III. Client là gì trong game?

Khác với hai định nghĩa trên, client trong game dùng để chỉ giao diện game, là hình ảnh, âm thanh của game. Client trong một game chứa tất cả các tệp dữ liệu để chạy game đó, vậy nên nó rất quan trọng.

Và Game Client là một mạng lưới chơi game kết nối với rất nhiều người dùng cá nhân. Mạng lưới này sẽ thu thập các thông tin như điểm số, trạng thái người chơi, vị trí và chuyển động từ các máy khách đến máy chủ. Game Client có thể thấy không chỉ ở những giải đấu game lớn, mà ngay cả những giải quy mô nhỏ vài người chơi cũng dễ bắt gặp thấy.

Xem thêm:

– Insight là gì? Nguyên tắc và cách xác định Insight khách hàng

– CMS là gì? Danh sách hệ thống CMS sử dụng phổ biến hiện nay

– Social Media là gì? Vai trò chiến lược Social Media trong Marketing

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm thông tin về Client trong Marketing, trong khoa học máy tính và trong game. Hãy chia sẻ nếu thấy bài viết này hữu ích và đừng quên để lại bình luận suy nghĩ của bạn về chủ đề này.

Nguồn tham khảo:

https://learntomato.flashrouters.com/what-is-a-client

https://en.wikipedia.org/wiki/Game_client

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button