Giáo dục

Điều kiện, thủ tục xin chuyển trường và chuyển ngành đại học

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Chuyển trường đại học để chia sẻ cho bạn đọc

Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp các sinh viên đang theo học do phải thay đổi nơi cư trú do hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc do trường hợp khách quan mà không có khả năng theo học trường mà sinh viên đang học nhưng vẫn muốn tiếp tục học theo nguyện vọng và ngành nghề mà mình đang học. Điều kiện xin chuyển trường và chuyển ngành đại học. Trình tự thủ tục và hồ sơ để chuyển trường, chuyển ngành. Chuyển trường đại học có phải thi lại, học lại từ đầu không? Trong phạm vi bài viết này thì chúng tôi sẽ giải đáp những vấn đề trên theo quy định của pháp luật.

1. Điều kiện xin chuyển trường và chuyển ngành đại học:

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì trong thời gian mà sinh viên đang học tập tập trung tại cơ sở đào tạo, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập thì phải đáp ứng các điều kiện như sau:

+ Khi sinh viên làm thủ tục xin chuyển đến trường có ngành đào tạo trùng hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học ví dụ một sinh viên đang học năm 2 ngành kế toán của trường đại học A muốn chuyển sang trường đại học B thì chuyển cùng ngành kế toán hoặc nhóm ngành kinh tế.

Điều kiện để sinh viên được chuyển trường từ trường đại học này sang trường đại học khác phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến theo quy định của pháp luật.

Khi có nguyện vọng chuyển trường thì các sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:

+ Các sinh viên có nguyện vọng chuyển trường mà trước đó đã dự thi tuyển sinh nhưng không trúng tuyển hoặc có điểm thi thấp hơn điểm xét tuyển của trường xin chuyển đến trong trường hợp chung đề thi tuyển sinh khi tuyển sinh.

+ Sinh viên có nguyện vọng chuyển trường mà có hộ khẩu thường trú nằm ngoài vùng tuyển của trường xin chuyển đến thì cũng không đủ điều kiện để chuyển trường.

+ Thông thường thì các sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa không được phép chuyển trường vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo vì nó là nền móng cơ bản cho các môn học sau.

+ Khi sinh viên muốn chuyển trường phải không bị xử lý kỷ luật nếu đang chịu mức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên thì không được chuyển trường theo quy định.

Đọc thêm:  Chứng chỉ hành nghề spa - Những điều cần biết cho chủ cửa hàng

2. Trình tự thủ tục và hồ sơ để chuyển trường, chuyển ngành:

Khi sinh viên có nguyện vọng và đáp ứng được các điều kiện để chuyển trường đại học thì phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường. Trong trường hợp này, thì các sinh viên nên chủ động tìm hiểu kỹ các điều kiện và thủ tục chuyển trường của từng trường để xem xét đã đủ điều kiện để chuyển trường hay không và thực hiện theo thủ tục đã quy định. Vì việc chuyển trường được quy định trong văn bản nội bộ của từng trường nên các sinh viên có thể tới Phòng công tác sinh viên hoặc Phòng đào tạo của trường để biết chính xác nhất.

Thông thường khi chuyển trường thì các sinh viên chuẩn bị theo các hồ sơ sau đây:

+ Các sinh viên nộp và điền và đơn xin chuyển trường theo mẫu.

+ Các sinh viên nộp học bạ bản chính của cấp học dưới.

+ Sao y bản chính bằng tốt nghiệp cấp học dưới

+ Các sinh viên nộp thêm bản sao giấy khai sinh của mình.

+ Giấy trúng tuyển đầu cấp theo quy định cụ thể của các trường công lập hoặc ngoài công lập.

+ Giấy giới thiệu chuyển trường đã được hiệu trưởng đồng ý do hiệu trưởng trường đại học nơi đi cấp.

+ Ngoài ra, các sinh viên nộp thêm các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong tuyển sinh.

+ Hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của gia đình sinh viên hoặc quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ

+ Đối với các sinh viên có gia đình hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nộp thêm giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi sinh viên đang cư trú.

+ Công văn đồng ý tiếp nhận vào học của Trường sinh viên xin chuyển đến.

+ Các sinh viên nộp kèm bảng điểm học tập, rèn luyện của sinh viên (tính đến thời điểm chuyển trường).

Sau đó các sinh viên có nguyện vọng chuyển trường nộp hộ sơ cho phòng Quản lý sinh viên tiếp nhận hồ sơ của sinh viên xin chuyển trường, trình Hiệu trưởng xem xét giải quyết.

Sau khi Hiệu trưởng trường chuyển đi và trường chuyển đến đồng ý, phòng Quản lý sinh viên tham mưu ra quyết định cho sinh viên chuyển trường.

Sinh viên được chuyển trường phải làm thủ tục thanh toán các khoản nợ, hoàn trả kinh phí đào tạo theo quy định (nếu có) và rút hồ sơ tại phòng Quản lý sinh viên.

Sinh viên nộp hồ sơ xin chuyển trường vào thời điểm 2 tuần trước khi vào học kì mới hay năm học mới tại Phòng Quản lý sinh viên của trường chuyển đến một bộ hồ sơ như sau:

+ Các sinh viên nộp và điền vào ơn xin chuyển trường, được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi.

+ Các sinh viên nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi hoặc giấy báo trúng tuyển và nhập học của sinh viên theo quy định của nhà trường

Đọc thêm:  Không học đại học thì làm gì? Sự khác biệt có làm nên kỳ tích

+ Sinh viên nộp bản chính các bảng điểm học tập của sinh viên tính đến thời điểm chuyển trường của trường chuyển đi khi làm thủ tục chuyển trường.

+ Ngoài ra các sinh viên nộp thêm một bộ hồ sơ gốc của sinh viên theo quy định.

Thông thường khi các sinh viên thực hiện chuyển trường sẽ được thực hiện khi hết thúc học kỳ 1 của năm học hoặc trong thời gian nghỉ hè trước khi khai giảng vào năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian tùy theo quy định của pháp luật trong từng thời kỳ.

Khi nhận được hồ sơ của các sinh viên có nguyện vọng chuyển trường thì hiệu trưởng trường đại học có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận, quyết định việc học tiếp tục của sinh viên như: năm học và số học phần mà sinh viên chuyển đến trường phải học bổ sung nếu có, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến nhằm đảm bảo chương trình học theo quy định.

3. Chuyển trường đại học có phải thi lại, học lại từ đầu không?

Thông thường khi các sinh viên có nguyện vọng chuyển trường thì sẽ không phải thi lại hay học lại từ đầu mà chỉ học thêm các học phần mà sinh viên chuyển đến trường phải học bổ sung nếu có nếu chưa kịp chương trình học giữa hai trường.

Việc cho phép sinh viên đại học được phép chuyển trường khi đang học tại trường đại học này sang học một trường đại học khác do hoàn cảnh gia đình khó khăn là góp phần chia sẻ và tạo điều kiện cho sinh viên có thể thực hiện những ước mơ còn dang dở để phục vụ cho đất nước về sau.

TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho em hỏi là bây giờ em đang là sinh viên năm nhất đại học. Và giờ em được biết là năm 2 có thể xin chuyển trường đại học. Luật sư cho em hỏi điều kiện để xin chuyển trường và khi qua trường mới có được chuyển ngành luôn không hay phải học theo ngành đã chọn ở trường cũ và cần làm theo trình tự nào để xin ạ. Em cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Quyết định 25/2006/QĐ-BGDĐT về quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy thì sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện :

– Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập;

– Xin chuyển đến trường có ngành đào tạo trùng hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học;

Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp :

Đọc thêm:  Cách tính thể tích hình nón, diện tích xung quanh và toàn phần hình nó

– Sinh viên đã dự thi tuyển sinh nhưng không trúng tuyển hoặc có điểm thi thấp hơn điểm xét tuyển của trường xin chuyển đến trong trường hợp chung đề thi tuyển sinh;

– Sinh viên có hộ khẩu thường trú nằm ngoài vùng tuyển của trường xin chuyển đến;

– Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa;

– Sinh viên đang chịu mức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

Như vậy, phải đến năm thứ 2 đại học bạn mới có thể làm thủ tục chuyển trường.Theo quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành không có quy định cụ thể về vấn đề sinh viên được chuyển đổi ngành học sau khi đã trúng tuyển. Tuy nhiên, dựa vào tình hình thực tế, rất nhiều trường linh hoạt giải quyết cho sinh viên chuyển ngành học nếu đáp ứng các điều kiện. Nên bạn có thể tìm hiểu về quy chế tuyển sinh của trường mới và xem xét mình có đủ điều kiện để chuyển ngành hay không.

Trình tự thủ tục chuyển trường:

A. Đối với sinh viên chuyển đi

1- Sinh viên nộp hồ sơ xin chuyển trường tại Phòng quản lý sinh viên, gồm

– Đơn xin chuyển trường của sinh viên (theo mẫu)

– Công văn đồng ý tiếp nhận vào học của Trường sinh viên xin chuyển đến.

– Bảng điểm học tập, rèn luyện của sinh viên (tính đến thời điểm chuyển trường).

2- Phòng Quản lý sinh viên tiếp nhận hồ sơ của sinh viên xin chuyển trường, trình Hiệu trưởng xem xét giải quyết.

3- Sau khi Hiệu trưởng trường chuyển đi và trường chuyển đến đồng ý, phòng Quản lý sinh viên tham mưu ra quyết định cho sinh viên chuyển trường.

4- Sinh viên được chuyển trường phải làm thủ tục thanh toán các khoản nợ, hoàn trả kinh phí đào tạo theo quy định (nếu có) và rút hồ sơ tại phòng Quản lý sinh viên.

B. Đối với sinh viên chuyển đến

1- Sinh viên nộp hồ sơ xin chuyển trường vào thời điểm 2 tuần trước khi vào học kì mới hay năm học mới tại Phòng Quản lý sinh viên.

– Đơn xin chuyển trường, được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi.

– Giấy chứng nhận kết quả thi hoặc giấy báo trúng tuyển và nhập học của sinh viên(bản chính).

– Bảng điểm học tập của sinh viên (tính đến thời điểm chuyển trường).

– Hồ sơ gốc của sinh viên theo quy định.

2- Sau khi nhận được hồ sơ xin chuyển trường của sinh viên, Phòng Quản lý sinh viên chủ trì phối hợp với Phòng Đào tạo kiểm tra hồ sơ của sinh viên chuyển đến, xem xét nếu đủ các điều kiện thì sẽ trình Hiệu trưởng ra quyết định tiếp nhận sinh viên vào học tại trường.

3- sinh viên vào học taị trường khi có Quyết định.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button