Wiki

Câu trần thuật là gì? – Luật Hoàng Phi

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Câu trần thuật là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Trong giao tiếp, chúng ta sử dụng phổ biến nhất là kiểu câu trần thuật để thuật lại một sự việc, sự kiện đã diễn ra. Vậy câu trần thuật là gì? Câu trần thuật có đặc điểm hình thức và chức năng như thế nào?

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan câu trần thuật.

Câu trần thuật là gì?

Câu trần thuật hay còn được gọi là câu kể là một dạng câu được sử dụng với mục đích kể, miêu tả, thông báo, nhận định,… về những sự vật, hiện tượng trạng thái hay tính chất của sự vật, hiện tượng hoặc đối tượng nào đó.

Ví dụ: Ngoài vườn, có một cây hoa hồng.

Mục đích sử dụng câu trần thuật

Dùng để kể, tả, nhận định, giới thiệu 1 sự vật, sự việc

Dấu hiệu nhận biết câu trần thuật: Cuối câu thường ghi dấu (.)

Ví dụ câu trần thuật

Ví dụ: Hôm qua trời nắng như đổ lửa. (kể)

Đọc thêm:  PHÔ MAI CON BÒ CƯỜI BAO NHIÊU CALO? ĂN CÓ GIẢM CÂN

Ví dụ: Đường phố vắng lặng. (tả)

Ví dụ: Đây là ngôi biệt thự của Ông Thăng. Nó được xây dựng theo phong cách kiến trúc kiểu pháp, mang vẻ đẹp cổ điển và sang trọng (giới thiệu, nhận định)

cau-tran-thuat-la-gi

Đặc điểm hình thức của câu trần thuật

– Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.

– Khi viết câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm nhưng cũng có khi kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

Đặc điểm chức năng câu trần thuật

– Câu trần thuật thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,…

– Ngoài ra còn dùng để bộc lộ cảm xúc

Câu trần thuật được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp. Vì trong cuộc sống, nhu cầu trao đổi thông tin, trao đổi tư tưởng, tình cảm giữa người với người rất lớn, mà chỉ có câu trần thuật mới đáp ứng được, nó bao hàm nhiều chức năng như thông báo, trình bày, miêu tả, yêu cầu, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Ví dụ bài tập về câu trần thuật

Xác định câu trần thuật và chức năng của nó trong các câu sau đây:

a) Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.

b) Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên: Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!

Đọc thêm:  Biên Độ Dao Động Là Gì Và Những Kiến Thức Cần Nắm

Đáp án:

a) Thế rồi Dế Choắt tắt thở – đây là câu trần thuật dùng để kể;

Tôi thương lắm – đây là câu trần thuật dùng để biểu lộ cảm xúc;

Vừa thương vừa ăn năn tội mình – đây là câu trần thuật dùng để biểu lộ cảm xúc.

b) Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên – đây là câu trần thuật dùng để kể;

Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông! – đây là câu trần thuật dùng để biểu lộ tình cảm và hành động cảm ơn.

Câu trần thuật đơn

Câu trần thuật đơn là câu trần thuật được sử dụng phổ biến với kết cấu chỉ do một chụm chủ ngữ vị ngữ tạo thành câu.

Dựa vào mặt cấu trúc, câu trần thuật đơn được chia thành câu trần thuật đơn có từ “là” và câu trần thuật đơn không có từ “là”.

Câu trần thuật đơn có từ “là” là câu trần thuật đơn do một cụm chủ vị tạo thành và trong phần vị ngữ có từ “là” kết hợp với một cụm từ, được dùng để giới thiệu, miêu tả hoặc kể về một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó.

Câu trần thuật đơn không có từ “là” là câu trần thuật đơn do một cụm chủ vị tạo thành và trong vị ngữ không xuất hiện từ “là”. Câu được sử dụng với mục đích miêu tả, thông báo kể.

Đọc thêm:  Lịch âm 22/1, âm lịch hôm nay Chủ nhật ngày 22/1/2023 là ngày tốt

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến câu trần thuật là gì? Câu trần thuật có đặc điểm hình thức và chức năng như thế nào? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button