Wiki

Ngân hàng BIDV là ngân hàng gì? Có uy tín không? – Hieuluat

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Bidv là ngân hàng gì để chia sẻ cho bạn đọc

Ngân hàng BIDV là ngân hàng gì? Ngân hàng BIDV có hoạt động bằng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước không? BIDV có uy tín không?… Những câu hỏi trên đây là những câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về BIDV. Trong phạm vi bài viết này, HieuLuat cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất xoay quanh BIDV như lãi suất, các sản phẩm dịch vụ, các ngân hàng liên kết,…

1. Ngân hàng BIDV là ngân hàng gì?

Để trả lời cho câu hỏi ngân hàng BIDV là ngân hàng gì, cần bắt đầu từ các thông tin cơ bản nhất như tên, địa chỉ,…tầm nhìn, sứ mệnh, quy mô hoạt động của BIDV.

1.1 Một số thông tin cơ bản về ngân hàng BIDV

Trên đây là một số thông tin cơ bản về ngân hàng BIDV.

1.2 Quy mô, cơ cấu hoạt động của BIDV hiện nay

Khi tìm hiểu ngân hàng BIDV là ngân hàng gì chắc chắn nhiều người sẽ hình dung đến quy mô, cơ cấu hoạt động, mạng lưới mà BIDV đã xây dựng trong quá trình 65 năm phát triển của mình.

Quy mô/Mạng lưới hoạt động của BIDV:

BIDV có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp cả nước với những con số thể hiện quy mô của ngân hàng rất ấn tượng. Bên cạnh đó, BIDV cũng là đơn vị có sự hiện diện thương mại ở một số quốc gia trên thế giới, cụ thể như sau:

Các công ty con và công ty liên kết của BIDV:

Ngoài sự hiện diện thương mại tại 6 nước trên thế giới cùng sự bao phủ trên khắp cả nước các phòng giao dịch, chi nhánh thì BIDV còn mở rộng về chiều sâu trong các hoạt động tài chính của mình là các công ty con và các công ty liên kết. Các công ty con, công ty liên kết với BIDV có thể kể đến như:

1.3 Đôi nét về lịch sử phát triển của BIDV

Một vài dấu mốc lịch sử phát triển của BIDV khi tìm hiểu về ngân hàng BIDV là ngân hàng gì như sau:

-1957 -1981: Ngày 26/04/1957 là ngày Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (tiền thân của ngân hàng BIDV) chính thức được cấp phép hoạt động. Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam là ngân hàng trực thuộc Bộ Tài chính với mục tiêu hoạt động là cấp phát vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ được giao để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Đọc thêm:  Trình duyệt web là gì? - Mozilla

Một số những dự án quan trọng mà ngân hàng Kiến thiết Việt Nam thực hiện cấp phát vốn xây dựng trong giai đoạn này như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt Nam, nhà máy nhiệt điện Phả Lại, cầu Chương Dương, Nhà máy thủy điện Đa Nhim, xi măng Hà Tiên, Hồ thủy lợi Dầu Tiếng…

– 1981- 1990: Đây là giai đoạn mà ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

Đây là giai đoạn mà ngân hàng cùng với cả nước tiến hành chuẩn bị và thực hiện công cuộc đổi mới đất nước với nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ nền kinh tế, cùng với nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường.

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu trọng tâm, ngân hàng có sự thay đổi căn bản về cơ chế vận hành, phương thức hoạt động, từ hoạt động theo cơ chế bao cấp, cấp phát chuyển dần sang hệ thống tài chính – ngân hàng, thực hiện các hoạt động tín dụng để phục vụ nền kinh tế. Ngân hàng được có con dấu riêng, có tư cách pháp nhân, được hạch toán kinh doanh từ cơ sở và toàn hệ thống.

– 1990 -2012: Đây là giai đoạn mà ngân hàng một lần nữa được đổi tên từ ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam;

Khoảng thời gian này minh chứng cho quá trình chuyển đổi của BIDV: Từ ngân hàng thương mại quốc doanh trở thành ngân hàng thương mại, hoạt động tuân thủ theo nguyên tắc thị trường, đồng thời, theo định hướng mở cửa của nền kinh tế. Đây cũng được coi là giai đoạn mà BIDV đa dạng hóa các sản phẩm tài chính, mở rộng chiều sâu các nghiệp vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Liên kết với các ngân hàng khác, các đơn vị tài chính khác để thực hiện mục tiêu là ngân hàng dẫn đầu cả nước. BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên có bước phát triển mở rộng thị trường tài chính ngân hàng tại nước ngoài trong giai đoạn này.

– 2012 – nay: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam một lần nữa được đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngày 27/04/2012, BIDV chính thức được đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đây là dấu mốc thể hiện BIDV được chuyển đổi từ Ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước thành Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước chi phối hoạt động theo quy định của luật pháp và thông lệ quốc tế.

Ngày 24/01/2014, BIDV chính thức được giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán (Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh – HOSE) với mã chứng khoán BID. Sau khi chính thức chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) trên sàn HOSE, tỉ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước tại BIDV giảm xuống dưới 100%, theo đó, hoạt động bán lẻ của BIDV đã có những thay đổi. Việc thay đổi này được thể hiện thông qua mô hình tổ chức của ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng và đổi mới hoạt động bán lẻ theo thông lệ quốc tế.

Đọc thêm:  Ăn măng cụt có béo không? Cách giảm cân hiệu quả bằng ... - VinID

Tháng 03 năm 2021, Moody’s thông báo thay đổi triển vọng định hạng tín nhiệm từ mức tiêu cực thành tích cực cho BIDV.

1.4 BIDV có nguồn vốn Nhà nước không?

Như chúng tôi đã cung cấp thông tin, sau khi tiến hành chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu vào năm 2014, BIDV chính thức không còn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, mà tỉ lệ sở hữu vốn của Nhà nước đã giảm xuống mức 100%.

Do vậy, có thể nói, đây là một trong những doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hòa đạt nhiều thành công khi các chỉ số về quy mô hoạt động, doanh thu, các sản phẩm tài chính ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Kết luận: BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần có phần vốn góp của Nhà nước. Tuy rằng không phải là doanh nghiệp Nhà nước (Nhà nước nắm giữ 100% vốn) nhưng BIDV cũng là một trong số những ngân hàng của Nhà nước.

ngan hang bidv la ngan hang gi

2. BIDV có các sản phẩm dịch vụ tài chính nào?

Để hiểu toàn diện hơn ngân hàng BIDV là ngân hàng gì, cần tìm hiểu về các sản phẩm, dịch vụ tài chính tiêu biểu mà BIDV cung cấp. Cụ thể, các sản phẩm tài chính của BIDV như sau:

Chi tiết các sản phẩm mà BIDV cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân như dưới đây.

2.1 Các sản phẩm về vay và cho vay tài chính

Bao gồm các sản phẩm tiền gửi, cho vay (tín dụng/cấp tín dụng), bảo hiểm, thẻ, ngân hàng số mà BIDV cung cấp cho cả đối tượng khách hàng là khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp như sau:

2.2 Sản phẩm dịch vụ khác của BIDV cho khách hàng cá nhân

Ngoài các sản phẩm dịch vụ cơ bản như tiền gửi, cấp tín dụng…khách hàng cá nhân còn có thể được sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính khác của BIDV như:

2.3 Sản phẩm dịch vụ khác của BIDV cho khách hàng doanh nghiệp

Sản phẩm dịch vụ khác mà BIDV cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp khác biệt so với khách hàng cá nhân có thể kể đến như sau:

3. Một số dự án nổi bật do BIDV đầu tư

Ngân hàng BIDV trong giai đoạn cấp phát vốn cho các dự án, doanh nghiệp theo yêu cầu của Nhà nước hoặc thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước giao, và sau này, là khi đã cổ phần hóa nguồn vốn của mình đã thực hiện đầu tư nhiều dự án trọng điểm. Một số dự án có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước có thể liệt kê như:

– Dự án phát triển đường cao tốc (BEDC);

– Cổ đông của công ty cổ phần cho thuê hàng không;

– Nhà đầu tư lớn cho dự án sân bay quốc tế Long Thành;

– Dự án công trình thủy điện Sông Đà;

– Dự án xây dựng cầu Thăng Long, cầu Chương Dương;

– Dự án xây dựng nhà máy đóng tàu Hạ Long;

……………

ngan hang bidv la ngan hang gi

4. Liên hệ với BIDV bằng cách nào?

Khách hàng có thể liên hệ với BIDV thông qua một trong những cách sau đây:

Đọc thêm:  089 là mạng gì? Vì sao sim 089 lại là đầu số đẹp

– Trực tiếp tại trụ sở (hội sở): Tháp BIDV – 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc tại các chi nhánh/phòng giao dịch gần nhất, thuận tiện nhất đối với khách hàng;

– Hotline: 19009247

– Email: [email protected]

– Qua các trang mạng xã hội:

+ Facebook: https://www.facebook.com/BIDVbankvietnam (tên: BIDV – Ngân hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam);

+ Zalo: https://zalo.me/3644272514222140240 (tên: Ngân hàng BIDV)

+ Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC42tGYv5Mbwuyz5u7v9-uBg (tên: BIDV – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

5. BIDV có làm việc thứ 7 không?

Tùy thuộc từng khu vực, từng phòng giao dịch/chi nhánh mà thời gian làm việc của BIDV có sự khác nhau. Thông thường, lịch làm việc của BIDV tại các phòng giao dịch, chi nhánh là:

– Sáng từ 08h – 12h từ thứ 2 đến sáng thứ 7;

– Chiều từ 13h30 đến 16h từ thứ 2 tới thứ 6 (chiều thứ 7, chủ nhật nghỉ);

Thông thường, BIDV có làm việc sáng ngày thứ 7. Khách hàng có thể liên hệ qua hotline của BIDV để được hỗ trợ, giải đáp trực tiếp về lịch làm việc, thời gian làm việc của từng phòng giao dịch, chi nhánh của BIDV.

6. BIDV liên kết với các ngân hàng nào?

Cũng giống các ngân hàng khác, BIDV thực hiện liên kết với hầu hết các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam để khách hàng có thể thuận lợi thực hiện các giao dịch liên ngân hàng (ví dụ chuyển tiền,…).

Một số ngân hàng tiêu biểu mà BIDV có liên kết hoạt động gồm: Agribank, Vietcombank, ACB, Seabank, PGBank, OceanBank, SaigonBank, MHB, VRB, WesternBank, TrustBank, Nam A Bank, ABBank, Co-opBank, MB, VietBank, DongA Bank, CommonWealth, BaoVietBank,…

Ngoài ra, BIDV cũng có liên danh, liên kết, hợp tác với ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài, có thể kể đến như: Ngân hàng liên doanh Lào – Việt Nam, Ngân hàng VID-Public, ngân hàng Việt Nga, hoặc công ty liên doanh quản lý đầu tư BIDV – Việt Nam Partners với đối tác là Mỹ…

Ngoài ra, BIDV cũng liên kết với các ví điện tử như: Zalopay, Momo,

7. Một số câu hỏi thường gặp về BIDV là gì?

Khách hàng có thể quan tâm đến khả năng xử lý nợ xấu, cũng như chất lượng dịch vụ của BIDV khi tìm hiểu về ngân hàng BIDV là ngân hàng gì. Cụ thể, các giải đáp cho những thắc mắc trên của khách hàng, bạn đọc như sau:

7.1 Khả năng xử lý nợ xấu của BIDV thế nào?

Theo các số liệu được tổng hợp từ báo chí, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn ở mức cao, trích lập nợ xấu đã tăng cao lên mức 87,1% vào cuối tháng 09/2020, là mức tăng cao nhất trong hai năm gần đây (Con số này đã có sự thay đổi trong năm tài chính 2021, 2022).

7.2 Chất lượng dịch vụ nào của BIDV cần cải thiện?

Nhìn chung, chất lượng phục vụ tại các cây ATM của BIDV vào những dịp lễ, tết thường quá tải. Đây cũng là điểm trừ của nhiều ngân hàng, không riêng gì BIDV do nhu cầu sử dụng tiền mặt tăng cao trong thời gian nghỉ.

Vậy nên, khắc phục tình trạng quá tải này cần có cách thức phù hợp, đồng bộ.

Trên đây là giải đáp về ngân hàng bidv là ngân hàng gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

>> Tín dụng là gì? Thế nào là thông tin tín dụng?

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button