Wiki

[CHÍNH HÃNG] Thuốc Vfend 200mg: Công dụng, liều dùng, giá bán

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Thuốc vfend giá bao nhiêu để chia sẻ cho bạn đọc

Với tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay, tạo điều kiện thích hợp cho các loại nấm nhanh chóng phát triển và xâm nhập vào cơ thể. Chính vì vậy, các thuốc chống nấm được phát minh ra nhằm tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng. Bài viết dưới đây, nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) sẽ giới thiệu thêm cho các bạn đọc về thuốc Vfend 200mg. Mong rằng bài viết sẽ cho các bạn có cái nhìn tổng quát về sản phẩm để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.

Vfend 200mg là thuốc gì?

Vfend 200mg được biết đến rộng rãi là một dạng thuốc chống nấm. Thuốc được sử dụng trong nhiễm trùng do nấm men hay một số loại nấm khác như: Nấm Aspergillosis, nấm candida,…

– Nhóm thuốc: Thuốc điều trị nhiễm trùng.

– Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

Ngoài ra Vfend còn dạng bào chế khác là bột pha tiêm.

– Quy cách đóng gói: Hộp 30 viên nén.

– Xuất xứ: Italia.

– Nhà sản xuất: Pfizer.

– Số đăng ký: Thuốc được đăng ký tại Việt Nam tại công ty Glaxo SmithKline Pte,Ltd; số đăng ký: VN – 8476 – 04.

Thành phần của Vfend 200mg

  • Thành phần trong mỗi viên nén bao phim bao gồm:

Voriconazol……………………200 mg.

Tá dược vđ 1 viên: Lactose monohydrate, , natri croscarmellose, povidone, magnesi stearat, tinh bột gelatin.

Tác dụng của thuốc Vfend 200mg

Voriconazole – hoạt chất có cấu trúc triazole, có vai trò trong điều trị nhiễm nấm phổ rộng. Cơ chế hoạt động của hoạt chất này như sau: Voriconazole liên kết với 14 – alpha sterol demethyl ( CYP51). Từ đó ức chế quá trình demethyl hóa (khử hóa) lanosterol làm giảm sinh tổng hợp ergosterol. Sự mất cân bằng ergosterol trong tế bào nấm làm thay đổi cấu trúc và hoạt động của chúng. Màng tế bào tăng tính thấm, ức chế chuyển hóa và tăng trưởng tế bào, dẫn đến phá hủy tế bào. Chính vì vậy hoạt chất voriconazol có trong chế phẩm thuốc Vfend có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn chặn và tiêu diệt các loại nấm gây bệnh.

⇒ Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc có cùng hoạt chất như: Terfuzol 10g với công dụng, liều dùng và giá bán.

Dược động học

– Hấp thu

Sinh khả dụng đường tiêu hóa của Voriconazole cao, theo ước tính khoảng 96%. Ở trẻ em, uống lúc đói AUC khoảng 80%. Hoạt chất này không ưa chất béo. Vì vậy sử dụng Vfend trong bữa ăn làm cản trở sự hấp thu của thuốc. Theo nghiên cứu, nồng độ thuốc tối đa trong máu giảm còn 34%, AUC 24%. PH dạ dày không ảnh hưởng tới hấp thu của thuốc.

– Phân bố

Sau khi vào cơ thể, thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 58%. Thể tích phân bố rộng 4.6 lít/kg ở người lớn, tại các mô và có xuất hiện ở dịch não tủy.

– Chuyển hóa

Thuốc chuyển hóa mạnh qua gan bởi các hệ enzym gan: CYP450, CYP2C19, CYP2C9 và CYP3A4.

– Thải trừ

Thuốc thải trừ chủ yếu qua đường nước tiểu, khoảng 80%, trong đó khoảng 2% thải trừ ở dạng còn nguyên vẹn.

Công dụng – Chỉ định của Vfend 200mg

Voriconazol được chỉ định trong điều trị:

+) Nhiễm nấm Aspergillosis xâm lấn.

+) Nhiễm nấm candida hệ thống nghiêm trọng và có đề kháng fluconazole.

+) Bệnh nhân nhiễm nấm candida huyết, nhiễm candida ở thực quản, hầu họng.

+) Bệnh nhân có nhiễm nấm candida nhưng không làm giảm bạch cầu trung tính.

+) Bệnh nhân nhiễm loại nấm Scedosporium spp. và Fusarium spp gây ra.

+) Bệnh nhân cấy tế gốc tạo máu, bệnh nhân ghép tủy, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch có nhiễm nấm tiến triển, có thể nguy hiểm tới tính mạng.

⇒ Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc đặt Clovucire với công dụng, liều dùng, giá bán.

Liều dùng – Cách dùng của thuốc Vfend 200mg

Liều dùng của thuốc Vfend 200mg

Dựa trên thể trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn hợp lý cho từng bệnh nhân dựa trên các yếu tố sau:

Đọc thêm:  Cuồng dâm là gì, biểu hiện và ảnh hưởng của bệnh lý

+) Thăm khám lâm sàng và dựa vào các chỉ số cận lâm sàng để đảm bảo an toàn trong điều trị cho bệnh nhân.

+) Hỏi tiền sử bệnh và sử dụng thuốc của bệnh nhân.

+) Cân nặng của bệnh nhân để tính liều dùng cho chính xác.

+) Xem xét đáp ứng điều trị của bệnh nhân có tiến triển không.

+) Dự đoán bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ nào.

Liều dùng thuốc tùy từng đối tượng như sau:

+) Theo kinh nghiệm, liều khởi đầu thường dùng 100 – 200mg×2 lần/ngày. Lưu ý 2 lần dùng thuốc trong ngày cần cách nhau 12 h. Liều dùng này còn phụ thuộc vào cân nặng và tình trạng nhiễm nấm của bệnh nhân mà có thể hiệu chỉnh tăng hơn so với bình thường.

+) Đối với một số trường hợp nhiễm nấm nặng cần dự phòng, liều dùng được kê liều 9mg/kg x 2 lần/ngày. Tuy nhiên mức liều tối đa không nên vượt quá 350mg x 2 lần/ngày.

+) Thuốc chuyển hóa qua gan mạnh nên trên đối tượng bệnh nhân suy gan, thận cần giảm liều hơn so với liều bình thường.

+) Thuốc chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi nên đối tượng từ 2- 12 tuổi nên sử dụng dạng hỗn dịch để tiện lợi hơn trong khi dùng.

Liều dùng ở đối tượng này 9mg/kg × 2 lần/ngày, không vượt quá 350 mg/kg.

+) Thời gian sử dụng thuốc cần trong khoảng thời gian nhất định, tốt nhất tránh sử dụng quá dài ngày. Nếu sử dụng Vfend trên 6 tháng, bác sĩ nên xem xét thay thế thuốc hoặc cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để đạt hiệu quả tốt trong điều trị bệnh.

Cách dùng thuốc Vfend 200mg hiệu quả

Dạng bào chế viên nén

+) Dạng bào chế viên nén dùng để uống.

+) Vfend tương tác với nhiều loại thuốc, không nên uống chung với các thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

+) Uống thuốc với nước lọc. Không nên thay thế bằng nước ngọt, nước ép bưởi, nước có ga, rượu,..nhằm tránh thay đổi nồng độ thuốc trong máu.

+) Uống cách xa bữa ăn để đạt hiệu quả cao, tốt nhất uống trước hay sau bữa ăn 1h.

+) Khi uống thuốc nên nuốt toàn bộ viên tránh nghiền hoặc nhai vì có thể làm giảm hàm lượng hoạt chất voriconazole. Từ đó không đạt được mức đáp ứng điều trị tối đa, làm giảm sinh khả dụng của thuốc.

+) Uống thuốc với một lượng nước lớn, sau đó tránh nằm sau khi uống trong vòng 10 phút.

Chống chỉ định

Chống Chỉ Định Của Voriconazole trong các trường hợp:

+) Mẫn cảm với voriconazole hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc

+) Dùng đồng thời Vfend với thuốc chống nấm nhóm triazol như: ketoconazole, terconazole, fluconazole, itraconazole,…

+) Người bị suy giảm chức năng gan, thận

+) Đối tượng là phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú

+) Không sử dụng Vfend cho trẻ dưới 2 tuổi

+) Bệnh nhân có vấn đề về tim mạch như: rối loạn nhịp tim, suy tim, mạch đập nhanh…

+) Bệnh nhân có rối loạn điện giải: mất cân bằng nồng độ magnesi, kali, canxi

+) Trong thành phần viên nén có thành phần lactose. Không nên sử dụng thuốc với những bệnh nhân không dung nạp lactose; khó tiêu hóa các sản phẩm từ đường, sữa.

Tác dụng phụ của thuốc Vfend 200mg

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng Vfend:

+) Biểu hiện toàn thân: sốt, ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi, run rẩy, đổ mồ hôi, nôn và buồn nôn.

+) Rối loạn thần kinh: đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mất ngủ, gặp ảo giác.

+) Trên mắt: rối loạn thị lực, nhìn mờ, khó phân biệt màu sắc.

+) Trên tim mạch và hô hấp: rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, thở nhanh, tức ngực, khó thở khi nuốt, mạch chậm.

+) Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, đau dạ dày, mệt mỏi.

+) Trên da và các chi: ngứa, ban da, nổi mề đay, phồng rộp và bong tróc da, vàng da hoặc mắt; sưng tay chân.

+) Một số biểu hiện khác: sưng họng, mặt; bầm tím hoặc chảy máu bất thường; huyết áp cao; vấn đề về gan thận; phù…

Đọc thêm:  Toán Lý Anh thuộc khối gì? Gồm những ngành nào? Thi trường gì

Trên đây là một số tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra. Tuy nhiên bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường.

Tương tác thuốc

Một số tương tác thuốc xảy ra làm thay đổi nồng độ thuốc trong máu. Do đó không đạt được nồng độ điều trị, nên chống chỉ định Vfend khi kết hợp với các thuốc sau:

+) Nhóm thuốc an thần barbiturat: phenobarbital, mephobarbital,… Tương tác này có khả năng làm giảm nồng độ thuốc trong máu.

+) Kháng sinh điều trị nhiễm trùng và lao: Rifampicin.

+) Thuốc điều trị động kinh: Carbamazepin.

+) Quinidin.

+) Nhóm thuốc trị đau nửa đầu ergot alkaloid như: ergotamin, dihydroergotamin, ergonovin,..Khi dùng cùng nhóm thuốc này dễ gặp phải hội chứng ergotism.

+) Nhóm thuốc trong điều trị HIV: tenofovir, efavirenz,…

+) Kháng sinh nhóm Macrolid: erythromycin, azithromycin.

+) Dùng đồng thời với efavirenz liều 400mg/ngày hoặc liều cao hơn sẽ làm giảm nồng độ voriconazol trong máu.

+) Ritonavir với liều 400mg × 2 lần/ngày làm giảm nồng độ voriconazol trong máu.

+) Voriconazol có thể làm tăng hoạt tính của sirolimus – thuốc chống đào thải ở bệnh nhân cấy ghép. Khi dùng đồng thời, làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc.

+) Thuốc chẹn alpha (tamsulosin), thuốc tránh thai, nhóm thuốc statin (lovastatin, simvastatin). Các nhóm thuốc này khi sử dụng đồng thời với voriconazole sẽ làm chậm thải trừ ra khỏi cơ thể.

Để quá trình tương tác thuốc hạn chế sảy ra nhất cần thông báo cho bác sĩ biết về những thuốc mà bênh nhân đang dùng. Khi dùng thuốc cần phải theo dõi sức khỏe để không có cách xử lý kịp thời.

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

Lưu ý và thận trọng

+) Chú ý đảm bảo sử dụng thuốc còn hạn sử dụng. Không sử dụng khi có tình trạng bao bì rách, có dấu hiệu giả mạo hoặc cảm quan thuốc không còn đảm bảo chất lượng.

+) Có nhiều tác dụng không mong muốn trên mắt trong quá trình điều trị như: nhìn mờ, rối loạn thị giác, nhạy cảm với ánh sáng. Ngoài ra còn một số triệu chứng nguy hiểm khác như: giảm huyết áp, chóng mặt, ngất. Vì vậy tránh vận hành máy móc hay lái xe nhằm tránh gặp nguy hiểm trong khi dùng thuốc Vfend 200mg.

+) Thông báo với bác sĩ nha khoa khi bạn đang điều trị bằng Vfend để bác sĩ cân nhắc lựa chọn thuốc cho hợp lý.

+) Sử dụng Vfend có thể khiến da bạn yếu và nhạy cảm hơn với ánh sáng. Có thể xuất hiện các triệu chứng da nghiêm trọng như: ban da, ngứa, mẩn đỏ, thậm chí nguy hiểm hơn là ung thư da. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng các biện pháp chống nắng hợp lý, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Một số biện pháp đơn giản có thể sử dụng như: đội mũ, mặc áo chống nắng, bôi kem chống nắng thích hợp với chỉ số SPF lớn hơn 30.

+) Hạn chế tiêu thụ những thức uống chứa cồn vì có khả năng thuốc liên kết, gây nên độc tính trên gan.

+) Thận trọng trên những bệnh nhân có tiền sử bệnh nền như:

  • Vấn đề tim mạch như: Rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim.
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận.
  • Người bị rối loạn điện giải.
  • Người bệnh có vấn đề về thị giác.

Trên các đối tượng này nếu bắt buộc dùng thuốc chứa voriconazol, cần phải theo dõi sát sao các chỉ số và tác dụng không mong muốn gặp phải:

+) Không uống nước bưởi cùng với thuốc vì nước ép bưởi ngăn cản hoạt động của enzym CYP450 ở gan. Trong khi đó Vfend là chất chuyển hóa mạnh nhờ hệ thống enzym gan.

+) Khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân cần lưu ý những thuốc bệnh nhân đã dùng và đang dùng để tránh trường hợp tương tác thuốc.

+) Lưu ý thời gian, số liều dùng, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc theo đúng chỉ thị của bác sĩ. Tránh dừng Vfend đột ngột sẽ dẫn đến khả năng tái nhiễm.

+) Nồng thuốc phải luôn được duy trì ở mức điều trị, nên khoảng cách giữa các lần dùng trong ngày luôn ổn định.

+) Đối với thuốc bột pha tiêm, nếu đã pha mà chưa sử dụng nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú

– Phụ nữ có thai: Thuốc được chống chỉ định trên phụ nữ có thai vì gây quái thai trên trẻ sơ sinh. Vì vậy không sử dụng thuốc này trên phụ nữ có thai, dự định mang thai, không theo dõi được các biện pháp tránh thai. Thông báo với bác sĩ trong trường hợp bạn đang mang thai, nhằm có biện pháp thay thế thuốc kịp thời. Trong quá trình sử dụng thuốc bạn cũng nên sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả để tránh mang thai ngoài ý muốn.

Đọc thêm:  Mỗi quỷ nhỏ sẽ hồi cho Baruk bao nhiêu máu và những câu hỏi

– Phụ nữ đang cho con bú: thuốc chưa được chứng minh có qua sữa mẹ hay không . Nhưng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé vẫn nên ngưng cho con bú nếu bắt buộc phải dùng thuốc.

Bảo quản

Dạng bào chế viên nén bao phim dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và nhiệt vì vậy cần cẩn thận hơn trong quá trình sử dụng và bảo quản sản phẩm:

+) Bảo quản viên nén Vfend ở nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ thường, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp.

+) Tránh để thuốc ở những nơi có độ ẩm cao như nhà tắm hay ngăn đá tủ lạnh. Viên sẽ hút ẩm, phá vỡ cấu trúc hoạt chất, mất đi tác dụng dược lý vốn có.

+) Lưu ý để thuốc trên cao, tránh tầm với của trẻ em và thú nuôi.

+) Thuốc khi đã biến màu, hỏng hoặc hết hạn sử dụng thì nên vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt vào toilet hoặc ống dẫn nước gây khó xử lý nước. Có thể tham gia thêm ý kiến của bộ phận xử lý rác thải để có hướng xử trí sao cho đúng.

Xử trí quá liều, quên liều thuốc

Quá liều

Một số biểu hiện quá liều khi sử dụng Vfend 200mg bao gồm:

+) Sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, trầm cảm.

+) Co giật, khó thở, chảy nước dãi.

+) Một số biểu hiện ở mắt như: mắt trở lên nhạy cảm với ánh sáng hơn, nhức mắt, mờ mắt.

+) Cảm giác đi đứng không vững.

Xử trí:

+) Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu khi ngộ độc voriconazol. Khi gặp phải các trường hợp này lựa chọn ưu tiên của bác sĩ là bảo tồn sinh mạng cho bệnh nhân, điều trị những triệu chứng cấp. Sau khi nhận thấy các triệu chứng bất thường nêu trên, lập tức cho dừng thuốc. Gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến trạm xá gần nhất để bác sĩ có hướng xử trí kịp thời.

+) Tiến hành rửa dạ dày hoặc cho uống than hoạt nếu cần. Theo dõi các chỉ số: nhịp tim, huyết áp, biểu hiện thần kinh, mất cân bằng nước điện giải, chỉ số chức năng gan để có biện pháp thích hợp.

– Thống kê lại các thuốc bệnh nhân đã dùng và từng dùng nhằm tìm rõ nguyên nhân gây nên quá liều.

– Cung cấp thông tin bệnh nhân như cân nặng, chiều cao, độ tuổi để bác sĩ có hửng xử trí chính xác.

Quên liều

Một số bệnh nhân quên liều dùng tiếp theo nên chú ý dùng luôn khi nhớ ra. Nếu liều quên gần liều dùng tiếp theo, thì coi như bỏ qua liều quên và uống liều tiếp theo đúng kế hoạch. Tránh uống bù liều, gấp đôi liều gây vượt quá nồng độ thuốc cho phép.

Thuốc Vfend 200mg giá bao nhiêu?

Tùy từng nhà phân phối, hiệu thuốc mà giá Vfend 200mg dao động vào khoảng 300.000 VNĐ. Đây là thuốc kê đơn, người mua có thể mua ở nhiều nhà thuốc lớn trên cả nước. Để mua được sản phẩm chính hãng, an toàn, giá cả hợp lý các bạn có thể tham khảo ở nhà thuốc Ngọc Anh.

Mua thuốc Vfend 200mg ở đâu uy tín tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh?

Ở thủ đô Hà Nội người dùng có thể tham khảo mua Vfend ở các quầy thuốc lớn như: nhà thuốc Ngọc Anh…

Nhà thuốc Ngọc Anh – một nhà thuốc được biết đến với độ uy tín, chất lượng đảm bảo trong từng sản phẩm. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các bạn có thể tham khảo và được tư vấn nhiệt tình khi mua hàng trực tiếp tại cửa hàng hoặc tại trang web chính thức của nhà thuốc. Ngoài ra, nhà thuốc Ngọc Anh cam kết bán hàng chính hãng, hướng dẫn chi tiết cách đặt hàng và hỗ trợ giao hàng trên toàn quốc.

Tài liệu tham khảo

Medically reviewed by Drugs.com on Sep 24, 2020. Written by Cerner Multum. Voriconazole. Truy cập ngày 14/04/2022.

Medically reviewed by Drugs.com. Last updated on Mar 1, 2022. Voriconazole. Truy cập ngày 14/04/2022.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button