Wiki

NHỮNG GÌ CHA MẸ CẦN BIẾT VỀ VẤN ĐỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Xhtd là gì để chia sẻ cho bạn đọc

“Trung bình mỗi ngày 7 trẻ bị xâm hại” – đây là số liệu mà Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội đã thu thập được sau khi làm khảo sát tại Việt Nam (Lê, 2020). Trong hơn 5 năm, con số này lên đến hơn 8.000 trẻ và đáng chú ý là không chỉ có bé gái mà bé trai cũng là đối tượng của vấn nạn này (1.672 bé trai và 7.037 bé gái).

Xâm hại tình dục (XHTD) là chủ đề nhạy cảm và nóng, được rất nhiều người trong xã hội thảo luận và thể hiện quan điểm tại Việt Nam trong những năm gần đây. XHTD không chỉ để lại ‘vết sẹo’ cho tâm hồn của trẻ nhỏ mà còn gây ra sự muộn phiền và giận dữ cho gia đình của các em, và lớn hơn là ở mức độ xã hội, khi chúng ta bàn về chủ đề đạo đức của con người.

Nội dung của bài viết này sẽ tập trung vào một số điểm cơ bản về vấn nạn XHTD như: khái niệm, chỉ ra chân dung người xâm hại, các dấu hiệu đáng ngờ từ trẻ nếu trẻ từng bị xâm hại tình dục, lý do trẻ không chia sẻ về việc bị xâm hại hay cha mẹ nên làm gì khi con mình chia sẻ việc xâm hại… Giống như bệnh tật, XHTD là một điều nên được, và có thể được, phòng ngừa trước.

1. XÂM HẠI TÌNH DỤC (XHTD) TRẺ EM LÀ GÌ?

Theo các tài liệu trong và ngoài nước, hành vi XHTD trẻ em được định nghĩa:

“là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục. Hành vi xâm hại tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn. Lạm dụng tình dục ở trẻ em không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình dục trẻ, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em.” (báo Tuổi Trẻ, 2017) (4).

Ngoài ra, thủ phạm thay vì dùng sức mạnh để o ép trẻ có thể sử dụng chiêu trò mềm dẻo để khiến trẻ nghe lời, như chơi đùa cùng trẻ, lừa đảo hay mua quà/đồ chơi/thức ăn (NCTSN, 2009) (3).

2. THỦ PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC LÀ AI?

Rất nhiều người nghĩ rằng trẻ bị xâm hại bởi những người xa lạ, nhưng sự thật thì không phải vậy. Chỉ có 10% trường hợp trẻ bị xâm hại bởi người lạ (báo Tuổi Trẻ, 2017) (4). Và hơn 3/4 các ca trình báo về XHTD trẻ em được gây ra bởi những người trẻ quen biết như người trong gia đình, hàng xóm, người trông trẻ…Ngoài ra, không phải thủ phạm nào cũng là người bị rối loạn tình dục/loạn dục trẻ em (NCTSN, 2009) (3). Nhìn nhung, đối tượng xâm hại trẻ thường là đàn ông với số ít là phụ nữ, và họ có thể đến từ mọi tầng lớp hay gia cảnh trong xã hội.

Đọc thêm:  50 USD (50 Đô la Mỹ) bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? - TheBank

3. CÁC DẤU HIỆU CHỨNG TỎ TRẺ ĐÃ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC.

Trong sự phát triển tính dục bình thường của mình, trẻ có thể biểu hiện một số hành vi tính dục nhưng khi trẻ bị xâm hại, hành vi và cảm xúc về tính dục có thể không bình thường và đây là các dấu hiệu mà bậc cha mẹ nên chú ý đến (NCTSN, 2009) (3):

  • Trẻ thể hiện hành vi, kiến thức, thông tin về tình dục không phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
  • Trẻ có hành vi né tránh hoặc không tham gia vào các hoạt động thường ngày.
  • Trẻ dễ tức giận vô cớ.
  • Trẻ có biểu hiện lo âu và trầm cảm.
  • Không muốn ở một mình với một đối tượng cụ thể nào đó.
  • Trẻ thường xuyên gặp ác mộng và có khó khăn về giấc ngủ.

4. TẠI SAO TRẺ KHÔNG CHIA SẺ VỀ VIỆC BỊ XÂM HẠI?

Trẻ em vốn là đối tượng dễ bị tổn thương khi xét về quá trình phát triển sinh học lẫn tư duy và tinh thần. Có nhiều lý do dẫn đến việc trẻ không dám chia sẻ khi bị xâm hại. Ví dụ, trẻ có thể cảm thấy xấu hổ và nghĩ rằng mình bị xâm hại là do lỗi của mình, trẻ có thể bị người xâm hại đe dọa về mặt thể chất hoặc tinh thần, lo lắng bị đuổi khỏi nhà hoặc không ai tin khi trẻ kể ra chuyện đó, hay người nhà của trẻ cũng gặp nguy hiểm khi trẻ tiết lộ (NCTSN, 2009 (3) & Murray, Nguyen, and Cohen, 2014 (1)). Ngoài ra, nếu người xâm hại là người trẻ quen biết, trẻ có thể sẽ lo sợ cho hệ quả mà người đó gặp phải.

5. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ DỄ KHIẾN TRẺ EM TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CỦA XHTD.

Bất cứ trẻ em nào cũng có thể trở thành nạn nhân của nạn XHTD, tuy nhiên, có một số trẻ có nguy cơ trở thành nạn nhân cao hơn các trẻ khác. Đầu tiên là những trẻ được sinh ra trong gia đình thờ ơ, bỏ bê và không ngó ngàng, quan tâm đến trẻ (Murray, Nguyen, and Cohen, 2014) (1). Đây có thể là những gia đình có thu nhập thấp, bấp bênh, ít có cơ hội tiếp cận giáo dục, căng thẳng nhiều và có tiểu sử bạo hành trong gia đình. Ngoài ra, những trẻ em thiểu năng trí tuệ, có vấn đề về sức khỏe tinh thần/tâm thần hay trẻ nghiện chất cũng dễ dàng trở thành nạn nhân. Các trẻ em sống trên đường phố cũng có nguy cơ cao bị lạm dụng, vì mưu sinh các em có thể sẽ bị cưỡng ép tham gia vào hoạt động tình dục.

6. HỆ QUẢ CỦA VIỆC XHTD LÊN SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA TRẺ.

Sự ảnh hưởng của XHTD lên quá trình phát triển thể chất và tâm lý của trẻ thật sự không dễ để đo lường và thường là ảnh hưởng nghiêm trọng. Về lâu dài, trẻ có thể có suy nghĩ lệch lạc về tình dục, không thể tin tưởng hoàn toàn vào bạn đời hay mọi người xung quanh vì bị ám ảnh. Nếu trẻ phải chịu thêm các nghịch cảnh khác, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần như lo âu, trầm cảm, lạm dụng chất và bia rượu hay các cơn đau mãn tính (NCTSN, 2009) (3).

Đọc thêm:  True love là gì? Real love là gì? (Quan điểm thế hệ Gen Z) - M5s News

Ngoài ra, trẻ có thể bị căng thẳng sau sang chấn (PTSD) và né tránh sự tương tác trong môi trường học đường hay hoạt động gia đình thường ngày. Giấc ngủ và việc ăn uống cũng có thể bị gián đoạn vì trẻ có thể gặp ác mộng nhiều hơn, bỏ ăn hoặc ăn không ngon miệng. Về mặt thể chất, trẻ có thể than đau hoặc về sự dơ bẩn. Cha mẹ nên xem xét kỹ càng để tránh lầm tưởng các triệu chứng của vấn đề khác với XHTD.

7. CÁC HÀNH VI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÍNH DỤC CƠ BẢN Ở TRẺ EM.

Ở một số giai đoạn phát triển, trẻ có thể có những hành vi tính dục nhất định và đây được xem là điều bình thường, như trong bảng ‘Các hành vi tính dục thông thường của trẻ’ được trích từ tài liệu của Mạng lưới quốc gia căng thẳng sang chấn ở trẻ của Mỹ cho thấy (NCTSN, 2009) (3):

Trẻ dưới 4 tuổi:

  • Khám phá và chạm vào bộ phận sinh dục ở nơi công cộng hay kín đáo.
  • Chà sát vào vùng kín (bằng tay hoặc đồ vật).
  • Cố gắng chạm vào ngực của mẹ hoặc phụ nữ khác.
  • Cởi bỏ quần áo hoặc ở truồngCố ý nhìn người khác khi họ không bận đồ hay đang thay đồ.
  • Hỏi các câu hỏi về bộ phận sinh dục của trẻ hoặc chức năng của bộ phận đó.
  • Trẻ nói chuyện với bạn bè về chức năng của cơ thể như việc như đi vệ sinh.

Trẻ mẫu giáo (4-6 tuổi):

  • Cố ý động chạm cơ thể khi ở một mình hay khi ở với người khác.
  • Cố ý nhìn người khác khi họ không bận đồ hay đang thay đồ.
  • Bắt chước các hành vi hẹn hò (hôn nhau hay nắm tay).
  • Nói về những bộ sinh dục và dùng từ ngữ nhạy cảm ngay khi trẻ không hiểu ý nghĩa của nó.
  • Khám phá bộ phận sinh dục với bạn đồng lứa (ví dụ như chơi trò bác sĩ, “tôi sẽ cho bạn xem của tôi nếu bạn cho tôi xem của bạn’…).

Trẻ đi học cấp 1 (7 – 12 tuổi):

  • Cố ý động chạm cơ thể khi ở một mình (như thủ dâm).
  • Chơi các trò chơi có nội dung liên quan đến tình dục (như ‘sự thật hay thách thức’, ‘trò chơi gia đình’, ‘bạn trai/bạn gái’).
  • Cố ý nhìn người khác khi họ không bận đồ hay đang thay đồ.
  • Nhìn vào hình khỏa thân hay bán khỏa thân.
  • Xem hoặc nghe các nội dung tình dục trên phương tiện truyền thông (TV, phim ảnh, game, Internet, âm nhạc…).
  • Muốn sự riêng tư (ví dụ không muốn cởi đồ trước mặt người khác) và ngại ngùng khi nói chuyện với người lớn về vấn đề tình dục.
  • Bắt đầu có sự để ý và cảm tình đối với bạn đồng lứa.

Tìm hiểu thêm bài viết liên quan: Giáo dục giới tính theo độ tuổi từ 1-18

8. CHA MẸ NÊN LÀM GÌ KHI CON CHIA SẺ VỀ VIỆC BỊ XÂM HẠI?

Dù XHTD để lại nhiều di chứng lên mặt thể chất và tinh thần của trẻ và gia đình trẻ, sự hỗ trợ và yêu thương từ gia đình sẽ là một nguồn sức mạnh to lớn cho trẻ trên con đường hồi phục.

Cha mẹ có thể sẽ không thể kìm nén được sự tức giận, hoảng sợ và lo lắng khi biết con mình bị XHTD, nhưng điều này sẽ khiến trẻ thêm bất an và e dè trong việc chia sẻ sự thật. Sau đây là một số hành động và hướng tư duy mà cha mẹ có thể sử dụng để cùng con vượt qua sự kiện có khả năng gây sang chấn này:

  • Giữ bình tĩnh, vì bình tĩnh sẽ giúp cha mẹ đưa ra quyết định sáng suốt.
  • Không bao giờ được đổ lỗi cho trẻ: trẻ thường cảm thấy có lỗi khi mình bị xâm hại và đây là điều không chính xác và cần được giải thích rõ ràng với trẻ. Việc cảm thấy có lỗi đã khiến trẻ xấu hổ và tự trách bản thân.
  • Cảm ơn trẻ đã tin tưởng và nói cho cha mẹ và cho trẻ biết cha mẹ sẽ luôn ở bên hỗ trợ trẻ.
  • Hãy thể hiện niềm tin với những gì trẻ chia sẻ: có nhiều lý do khiến trẻ rút lại lời chia sẻ về vụ bạo hành nhưng nguyên nhân phần lớn không bắt nguồn từ việc trẻ nói dối, mà từ việc trẻ lo sợ cho bản thân, cho gia đình hay cho người xâm hại, hoặc đến từ quá trình pháp lý sau khi tố cáo vụ án lên tòa án.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ bên ngoài: hãy tìm đến những nhà chuyên môn về tâm lý nếu cha mẹ nhận thấy mình và trẻ bị ảnh hưởng nặng nề về mặt cảm xúc, tư duy và hành vi trong cuộc sống. Hay các chuyên gia sức khỏe để đảm bảo việc xâm hại không gây ra vết thương trên mặt thể chất của trẻ.
Đọc thêm:  Tivi Sony 55 inch giá tốt có trả góp, khuyến mãi hấp dẫn 04/2023

Ngoài ra, tại Việt Nam, vào ngày 1-4-2021, tài liệu ‘Danh bạ địa chỉ cơ quan, tổ chức hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại” do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) hợp tác xây dựng với mong muốn trở thành cuốn cẩm nang với những thông tin hữu ích, cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại.

Xem đầy đủ nội dung danh bạ tại đây: https://bit.ly/33G8fc1

Tìm hiểu thêm về các bài viết liên quan khác:

Chứng ái nhi (pedophilia)

Giáo dục giới tính theo độ tuổi từ 1-18

Tổng hợp dịch và viết bài: Kim Anh ([email protected]) – Cộng tác viên Ban biên tập NCTT

*Bản quyền bài dịch/bài viết/bài tổng hợp này thuộc về Văn phòng Tham vấn và Trị liệu Tâm lý Nụ Cười Trái Tim. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ là “Nguồn: Tên tác giả bài viết (nếu có) + Tên người dịch và biên tập + Văn phòng Tham vấn và Trị liệu Tâm lý Nụ Cười Trái Tim + đường link của bài viết từ trang website hoặc từ trang Facebook fanpage của Nụ Cười Trái Tim. Các bài đăng lại từ bài này nếu trích nguồn không đầy đủ theo yêu cầu như đã nêu trên thì sẽ hoàn toàn không được chấp nhận và yêu cầu cần phải gỡ bỏ.

Nguồn tham khảo:

(1) Murray, L., K., Nguyen, A, and Cohen, J. A., (2014). Child sexual abuse. Child Adolesc Psychiatr Clin N Am. 23(2), p.321 – 337. doi:10.1016/j.chc.2014.01.003

(2) Lê, H. (27 April, 2020). Hơn 6.000 trẻ bị xâm hại tình dục trong gần 5 năm. Báo Thanh niên. Retrieved from: https://thanhnien.vn/thoi-su/hon-6000-tre-em-bi-xam-hai-tinh-duc-trong-gan-5-nam-1216347.html

(3) The National Child Trauma Stress Network (NCTSN), (2009). Caring for kids: What parents need to know about sexual abuse. Retrieved from: https://www.nctsn.org/sites/default/files/resources/fact-sheet/caring_for_kids_what_parents_need_know_about_sexual_abuse.pdf

(4) Tuổi trẻ, (14 January, 2017). Bài 2 : Hành vi xâm hại tình dục trẻ em là gì? Retrieved from: https://tuoitre.vn/bai-2-hanh-vi-xam-hai-tinh-duc-tre-em-la-gi-1244833.htm

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button