Wiki

Vốn hóa là gì? 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Vốn hoá là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Vốn hóa là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong báo cáo tài chính và phân tích chứng khoán. Tỉ lệ vốn hóa thị trường của công ty được nhà đầu tư rất quan tâm. Hãy xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới vốn hóa và 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán hiện nay.

1. Vốn hóa là gì? Tỉ lệ vốn hóa là gì?

Vốn hóa là tổng giá trị của một công ty trong một thời điểm cụ thể. Trong thực tế, vốn hóa bao gồm tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành, nợ dài hạn và thu nhập được giữ lại tức là tổng số tiền phải bỏ ra để mua lại doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Khái niệm vốn hóa thị trường là tổng giá trị từ các loại vốn cổ phần mà công ty đang phát hành, hiểu một cách đơn giản là tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành trên sàn chứng khoán. Giá trị vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp, công ty được tính bằng cách nhân số lượng cổ phiếu của công ty do các cổ đông nắm giữ với giá hiện tại của mỗi cổ phiếu.

Vốn hóa là gì?

Thuật ngữ vốn hóa rất quan trọng trong đầu tư chứng khoán

Bạn có thể áp dụng công thức sau để tính vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp:

Vốn hóa thị trường = Giá 1 cổ phiếu x Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Ví dụ:

Công ty A có 60 triệu cổ phiếu đang lưu hành, mỗi cổ phiếu được bán với giá 30 ngàn đồng. Như vậy, giá trị vốn hóa thị trường của công ty A là 60 triệu x 30 ngàn đồng = 1.800 tỉ đồng.

Khi giá cổ phiếu tăng lên sẽ kéo theo giá trị vốn hóa thị trường của công ty tăng theo.

Đọc thêm:  Lịch âm 6/4, xem âm lịch hôm nay Thứ 5 ngày 6/4/2023 đầy đủ nhất

Thuật ngữ tỉ lệ vốn hóa (capitalization rate) khá quan trọng mà nhà đầu tư cần nắm được. Đây là khái niệm gắn với tỉ trọng của một loại vốn vay / cổ phần với tổng giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp.

Ở các công ty lớn thường có nhiều loại cổ phần và vốn vay, nhìn vào tỉ lệ vốn hóa có thể thấy sự quan trọng của mỗi loại cổ phần trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Chỉ số vốn hóa thị trường là mô tả về quy mô của một công ty, nhưng nó không đồng nhất với giá trị thực sự của công ty và cũng không phải giá trị vốn chủ sở hữu của một công ty mà chỉ đơn giản phản ánh tổng giá trị cổ phiếu của công ty đó.

Bên cạnh đó, cổ phiếu thường được thị trường định giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực, giá trị sổ sách, có nghĩa là giá thị trường chỉ xác định mức độ mà thị trường sẵn sàng trả cho cổ phiếu của nó.

2. Ý nghĩa và vai trò của vốn hóa thị trường

Giá trị vốn hóa thị trường vô cùng quan trọng vì thế bạn có thể thấy thuật ngữ này được nhắc đến trong các bản phân tích và báo cáo tài chính. Chỉ số này được dùng để đánh giá một doanh nghiệp.

Ý nghĩa và vai trò của vốn hóa thị trường

Chỉ số giá trị vốn hóa nói lên vị thế của doanh nghiệp

Giá trị vốn hóa thể hiện vị thế của một doanh nghiệp trên thị trường. Thông thường, các doanh nghiệp đầu ngành, hoạt động lâu năm sẽ có giá trị vốn hóa cao.

Giá trị vốn hóa cho thấy tiềm năng tăng trưởng giá cổ phiếu của một doanh nghiệp. Các công ty có vốn hóa lớn thường sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm, nhưng ổn định và mang lại lợi nhuận lâu dài.

Những công ty có vốn hóa nhỏ thường mới được thành lập và chịu sự dẫn dắt của các doanh nghiệp dẫn đầu, chịu ảnh hưởng từ biến động thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có vốn hóa tầm trung và nhỏ mặc dù tiềm năng phát triển giá cổ phiếu mạnh nhưng không đảm bảo tính chắc chắn và độ rủi ro cao.

Đọc thêm:  100g Mayonnaise bao nhiêu calo? Ăn Mayonnaise có béo không?

Doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn thường có tính thanh khoản cao và hạn chế rủi ro khi đầu tư. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư rất quan tâm và luôn tìm kiếm những mã cổ phiếu của các công ty có giá trị vốn hóa lớn để đưa vào danh mục đầu tư của mình.

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới vốn hóa thị trường

Các yếu tố ảnh hưởng tới vốn hóa thị trường

Giá trị vốn hóa của công ty luôn biến động theo giá cổ phiếu

Vốn hóa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, vì thế nó không cố định, mà biến động theo từng thời điểm. Hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động vốn hóa thị trường là thị giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu đang lưu thông.

Giá cổ phiếu trên thị trường (thị giá): Do nhiều yếu tố (cung cầu, tình hình chính trị, kinh tế vĩ mô, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty…) mà giá cổ phiếu liên tục biến động. Sự biến động của thị giá cổ phiếu là yếu tố quan trọng dẫn đến thay đổi giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp.

Số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trên thị trường chứng khoán cũng là yếu tố quan trọng quyết định giá trị vốn hóa của doanh nghiệp. Nếu giá cổ phiếu cố định thì doanh nghiệp có số lượng cổ phiếu đang lưu thông càng lớn thì giá trị vốn hóa càng cao.

Hoạt động phát hành thêm hoặc thu mua lại các cổ phiếu đã phát hành của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến giá trị vốn hóa. Nếu doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu thì vốn hóa của công ty tăng, ngược lại, nếu công ty mua lại cổ phiếu thì sẽ làm cho vốn hóa giảm.

4. 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam

Những cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường thuộc các doanh nghiệp lớn, dẫn đầu ngành, là nhóm Large cap hay Blue chip. Những cổ phiếu dạng này thường thu hút sức mua lớn do tính ổn định và mang lại thu nhập lâu dài cho nhà đầu tư.

Đọc thêm:  Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền? Khiếu nại thế nào?

Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp trong rổ VN30 với vốn hóa lớn, uy tín thuộc các nhóm ngành và lĩnh vực đa dạng cũng đem lại tiềm năng đầu tư dài hạn, ổn định trên thị trường.

cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam

Tham khảo các công ty có vốn hóa lớn để đầu tư an toàn

Bạn có thể tham khảo top 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường Việt Nam hiện nay để nghiên cứu đưa vào danh mục đầu tư:

STT

Mã chứng khoán

Tên doanh nghiệp

Lĩnh vực hoạt động

Giá trị vốn hoá (Tỷ đồng)

1

VCB

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Vietcombank (TMCP)

Dịch vụ tài chính

385.450

2

VHM

Công ty cổ phần Vinhomes

Bất động sản

330.601

3

VIC

Tập đoàn Vingroup

Thương mại dịch vụ, công nghiệp, BĐS…

309.692

4

BID

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV (TMCP)

Dịch vụ tài chính

220.046

5

GAS

Tổng công ty khí Việt Nam

Sản xuất dầu khí, bán lẻ sản phẩm dầu khí, dịch vụ dầu khí,

207.281

6

HPG

Tập đoàn Hòa Phát

Sản xuất ống thép, tôn mạ, thiết bị điện lạnh, nội thất…

201.729

7

TCB

Techcombank –

Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (TMCP)

Dịch vụ tài chính

173.966

8

VNM

CTCP sữa Việt Nam Vinamilk

Dinh dưỡng, sữa, thực phẩm trẻ em, nước đóng chai, cà phê…

169.077

9

MSN

Công ty cổ phần tập đoàn Masan

Sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng, đồ uống, nước tương, nước mắm…

167.872

10

VPB

VPbank – Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (TMCP)

Dịch vụ tài chính

165.372

Danh mục đầu tư

Danh mục đầu tư nên có cả cổ phiếu vốn hóa lớn, trung bình và nhỏ

Đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp có vốn hóa cao thường đáng tin cậy hơn, có xu hướng rủi ro thấp hơn nhưng lợi nhuận sẽ không tăng đột biến. Vì vậy, việc đa dạng hóa các danh mục đầu tư sẽ đem lại hiệu quả, tối ưu lợi nhuận và rủi ro trong mức chấp nhận được. Đừng quên theo dõi TOPI mỗi ngày để trau dồi thêm các kiến thức về thị trường chứng khoán nhé!

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button