Wiki

Viêm âm đạo mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Viêm âm đao la gi để chia sẻ cho bạn đọc

Nghiên cứu cho thấy, hầu hết chị em phụ nữ sẽ bị viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dai dẳng không đứt hoặc tái đi tái lại nhiều lần, trở thành viêm âm đạo mạn tính.

viêm âm đạo mạn tính

Âm đạo là cơ quan có hình ống dẹt nằm giữa âm hộ và cổ tử cung. Đây chính là con đường đưa thai nhi ra khỏi bụng mẹ trong quá trình nở; nơi vận chuyển máu kinh thoát ra ngoài trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, âm đạo cũng là nơi tiếp nhận dương vật khi giao hợp, cũng như nơi đặt các dụng cụ dùng trong kỳ kinh nguyệt (cốc nguyệt san, tampon…) hoặc dụng cụ ngừa thai (bao cao su, vòng tránh thai, chất diệt tinh trùng…). Chính vì thế, đây là cơ quan rất dễ ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh bên ngoài và dẫn đến viêm nhiễm.

Viêm âm đạo mạn tính là gì?

Viêm âm đạo mạn tính là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở âm đạo ở người phụ nữ, gây nên hiện tượng ngứa rát, tiết dịch bất thường ở vùng kín,… Bệnh thường được biết đến với nguyên nhân vệ sinh vùng kín không đúng cách. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, rong kinh, quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng nguồn nước bẩn… (1)

ThS.BS Phạm Thị Hương Giang, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, các triệu chứng ban đầu của viêm âm đạo khá mờ nhạt, không rõ ràng khiến phần lớn chị em chủ quan không thăm khám và điều trị. Trong khi đó, viêm nhiễm để càng lâu vi khuẩn gây bệnh sẽ thâm nhập càng sâu hơn, gây những hệ quả đáng lo ngại hơn, có thể phát triển nhanh chóng từ cấp tính sang mạn tính.

Viêm âm đạo mạn tính gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tình trạng viêm âm đạo kéo dài dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn đến nhiều bệnh lý ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng… Chính vì thế, bác sĩ Hương Giang nhấn mạnh chị em chớ nên coi thường tình trạng này.

Nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo

Bác sĩ Hương Giang chia sẻ, vi khuẩn, nấm men và trùng roi là những tác nhân chính gây viêm nhiễm âm đạo. Cụ thể là: (2)

  • Vi khuẩn: Trong âm đạo của phụ nữ luôn tồn tại tệp vi khuẩn sinh sống, bao gồm cả vi khuẩn có lợi và gây hại. Nếu sau khi tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục chị em vệ sinh vùng kín không sạch sẽ sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn có hại thâm nhập và phát triển, dẫn đến viêm nhiễm âm đạo.
  • Nấm men Candida: Nấm men Candida là một vi khuẩn sống trong âm đạo, thường phát triển nhiều trong môi trường âm đạo của phụ nữ mang thai. Nếu thường xuyên mặc quần áo lót bó sát hoặc quá chật, vùng kín không được thông thoáng có thể gây bí hầm vùng kín, tạo điều kiện cho Candida sinh sôi và phát triển mạnh mẽ.
  • Trùng roi Trichomonas: Đây là một loại ký sinh trùng lây nhiễm qua đường tình dục bằng cách xâm nhập vào đường tiết niệu của nam, giới, thông qua quá trình quan hệ tình dục để tiến vào âm đạo của nữ giới. Nghĩa là nếu đối phương bị nhiễm Trichomonas thì bạn tình của họ cũng sẽ nhiễm khuẩn.
Đọc thêm:  Chỉ số EPS là gì? Mối quan hệ giữa chỉ số EPS và P/E - Timo

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng viêm nhiễm, khiến bệnh phát triển thành viêm âm đạo mạn tính và tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn gồm:

  • Thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách: Việc vệ sinh vùng kín hàng ngày không đúng cách, nhất là vào những ngày hành kinh, sau tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục có thể tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công.
  • Quan hệ tình dục thiếu an toàn: Quan hệ tình dục không lành mạnh, nhiều bạn tình hoặc quan hệ không sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su cũng là nguyên nhân của nhiều căn bệnh phụ khoa, trong đó có viêm âm đạo. Đặc biệt, nếu quan hệ mạnh bạo có thể khiến bộ phận sinh dục bị tổn thương, dễ dàng bị vi khuẩn gây bệnh tấn công gây viêm nhiễm.
  • Mất cân bằng độ pH ở âm đạo: Thường xuyên thụt rửa sâu trong âm đạo hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH không phù hợp, lạm dụng hóa chất có thể khiến mất cân bằng pH ở âm đạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến tác nhân gây bệnh dễ tấn công vùng âm đạo. Tốt nhất chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ Sản Phụ khoa để được tư vấn dung dịch vệ sinh phụ nữ có nồng độ pH phù hợp.
  • Điều trị viêm âm đạo không đúng cách: Việc tự ý mua thuốc điều trị viêm âm đạo tại nhà hoặc điều trị bệnh tại những cơ sở y tế không uy tín có thể không chữa hết bệnh mà còn tăng nguy cơ bệnh tiến triển thành viêm âm đạo mạn tính.
  • Không chăm sóc sau điều trị: Nếu không tuân thủ hướng dẫn chăm sóc và bảo vệ trong quá trình điều trị, rất có thể bệnh không được điều trị dứt điểm, bệnh dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần và trở thành viêm âm đạo mạn tính.

“Giống như nhiều căn bệnh phụ khoa khác, viêm âm đạo ở giai đoạn khởi phát dễ can thiệp và điều trị hiệu quả. Nếu chủ quan không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh không được điều trị triệt để có thể tái phát nhiều lần thành viêm âm đạo mạn. Lúc đó bệnh khó điều trị cũng như gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Do đó, chị em nên lắng nghe cơ thể nhiều hơn để sớm phát hiện bất thường, có can thiệp kịp thời và hiệu quả”, bác sĩ Hương Giang khuyến cáo.

Dấu hiệu khi bị viêm nhiễm âm đạo mạn tính

Tương tự như các tình trạng viêm nhiễm phụ khoa khác, viêm âm đạo kéo dài cũng có những triệu chứng dễ nhận biết như sau:

1. Khí hư ra nhiều bất thường, có màu sắc lạ kèm mùi hôi khó chịu

Khí hư được xem là thước đo để đánh giá sức khỏe ở vùng kín của người phụ nữ. Thông thường, khí hư có màu trong suốt đến trắng sữa, không có mùi. Khi bị viêm nhiễm, âm đạo tiết khí hư nhiều hơn, khí hư có màu trắng như bột kèm ngứa ngáy, có mùi hôi khó chịu.

Bác sĩ Hương Giang cho biết, có thể dựa vào đặc điểm khí hư mà nhận dạng được nguyên nhân gây viêm nhiễm đạo, chẳng hạn như:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Khí hư thường có màu trắng xám, có mùi hôi tanh.
  • Viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida: Khí hư màu trắng và dày như phô mai, hoặc có dạng lỏng như nước đặc, có màu trắng mủ, lợn cợn thành từng mảng.
  • Viêm âm đạo do Trichomonas: Khí hư có màu vàng xanh, hơi loãng, có bọt khí li ti và mùi hôi khó chịu.
Đọc thêm:  Báo giá sàn nhựa giả gỗ bao nhiêu tiền 1m2 mới nhất

2. Ngứa ngáy ở vùng kín

Khi bị viêm âm đạo, chị em sẽ cảm thấy ngứa ngáy và nóng rát ở vùng kín.

3. Đau rát và chảy máu ở âm đạo

Khi tình trạng viêm nhiễm chuyển sang giai đoạn mạn tính, chị em có thể bị đau rát, nhất là khi tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục. Ngoài ra, chị em có thể bị xuất huyết bất thường ở vùng kín mặc dù không trong chu kỳ hành kinh.

Biến chứng có thể gặp phải khi bị viêm âm đạo mạn

Các triệu chứng của viêm âm đạo có thể khiến chị em khó chịu, bực bội, mất tự tin trong công việc và sinh hoạt, nhất là trong đời sống vợ chồng. Nếu bệnh kéo dài dai dẳng có thể đe dọa xấu đến sức khỏe và thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm âm đạo mạn có thể gây viêm nhiễm ngược dòng lên các phần phụ khác như viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm dính tắc vòi trứng, viêm vùng chậu… Hậu quả là gây vô sinh – hiếm muộn, gây khó thụ thai ở nữ giới, hoặc khi mang thai dễ bị mang thai ngoài tử cung, sảy thai, sinh non

Trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm âm đạo có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ở mắt, miệng, hầu họng hoặc ở da do tiếp xúc với dịch âm đạo của mẹ trong quá trình sinh nở.

Đặc biệt, tình trạng viêm nhiễm mạn tính kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần có thể dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng…

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Thăm khám phụ khoa định kỳ là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe và khả năng sinh sản, bảo vệ thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Chính vì thế, bác sĩ Hương Giang khuyến cáo chị em phụ nữ cần yêu thương bản thân, dành thời gian khám phụ khoa định kỳ hoặc đến thăm khám ngay khi có những triệu chứng bất thường như: (3)

  • Âm đạo tiết dịch bất thường, khí hư có màu xám đục hoặc màu vàng xanh, có mùi hôi khó chịu, ngứa ngáy và đau rát mỗi khi tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục.
  • Tiền sử từng bị nhiễm trùng âm đạo, nên thăm khám để tìm nguyên nhân cũng như có biện pháp phòng ngừa tái phát hiệu quả.
  • Mẹ bầu đang mang thai hoặc phụ nữ bước sang giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.
  • Quan hệ tình dục không an toàn và nghi ngờ bản thân bị viêm nhiễm.

Nếu thuộc trong các nhóm đối tượng kể trên, chị em đừng ngần ngại mà hãy đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa Sản uy tín để được các bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng và có phác đồ điều trị hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo kéo dài

Ngay khi có triệu chứng của viêm nhiễm âm đạo, chị em hãy đến ngay cơ sơ y tế có chuyên khoa Sản uy tín để được thăm khám. Để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị đúng hướng, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách: (4)

  • Thăm hỏi tiền sử bệnh lý: Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử các bệnh lý phụ khoa, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nếu có. Ngoài ra, các thông tin về hoạt động vệ sinh vùng kín, tần suất quan hệ tình dục cũng được khai thác thêm.
  • Hỏi triệu chứng bệnh: Bác sĩ sẽ thăm hỏi các triệu chứng chị em gặp phải để có thêm thông tin chẩn đoán bệnh. Tốt nhất chị em cần liệt kê đầy đủ và chi tiết các triệu chứng mình gặp phải.
  • Khám vùng chậu: Bác sĩ dùng một dụng cụ khám âm đạo được gọi là mỏ vịt, đưa qua âm hộ để quan sát tình trạng hiện tại của âm đạo như có sưng không, có tiết dịch và đặc điểm dịch tiết…
  • Lấy mẫu bệnh phẩm: Bác sĩ sẽ lấy dịch tiết âm đạo để tiến hành xét nghiệm, tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
  • Kiểm tra độ pH: Bác sĩ sử dụng que thử độ pH hoặc giấy đo độ pH để kiểm tra độ pH âm đạo. Nếu độ pH tăng cao nghĩa là nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn hoặc trùng roi Trichomonas. Tuy nhiên vẫn cần thêm các xét nghiệm khác để tăng độ chính xác của chẩn đoán.
Đọc thêm:  Nguyên tắc SMART là gì? Cách xác định mục tiêu theo ... - WinERP

Cách điều trị viêm âm đạo kéo dài

Sau khi có chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm âm đạo, bác sĩ sẽ có hướng dẫn điều trị cụ thể cho từng trường hợp. Phác đồ điều trị viêm âm đạo chủ yếu là dùng thuốc đặc trị, thường là kháng sinh đường uống và viên thuốc đặt âm đạo.

Chị em cần lưu ý, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ, tránh gây phản ứng ngược bệnh tiến triển nhanh gây nguy hiểm. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, chị em cần tuân thủ đầy đủ dặn dò của bác sĩ, bao gồm:

  • Đảm bảo vùng kín luôn khô thoáng và sạch sẽ;
  • Mặc quần áo lót vừa vặn, chất liệu thông thoáng, hút ẩm tốt và không gây kích ứng da;
  • Không thụt rửa sâu trong âm đạo;
  • Quan hệ tình dục an toàn và chung thủy một bạn tình;
  • Không tự ý ngưng thuốc hoặc tự ý thay đổi liều lượng mà không có chỉ định của bác sĩ;
  • Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi tình trạng, có thay đổi phác đồ khi cần thiết để việc điều trị được hiệu quả.

Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh vùng kín đúng cách

Để điều trị dứt điểm tình trạng viêm âm đạo, chị em cần chọn lựa thăm khám và điều trị ở cơ sở y tế có chuyên gia Sản Phụ uy tín. Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, trang bị hệ thống máy móc, thiết bị tiên tiến, phác đồ điều trị khoa học nhất thế giới, thực hiện thăm khám và điều trị hiệu quả nhiều căn bệnh phụ khoa từ đơn giản đến phức tạp, bảo vệ sức khỏe và thiên chức làm mẹ của chị em phụ nữ.

Để được tư vấn và đặt lịch hẹn với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:

Viêm âm đạo mạn tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Chính vì thế, ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, chị em đừng ngần ngại mà hãy đến thăm khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, nhờ đó chữa dứt điểm triệu chứng bệnh.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button