Wiki

Vị ngữ là gì? Bài tập vận dụng liên quan tới vị ngữ – HOCMAI

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Vị ngữ là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Cũng giống như chủ ngữ, vị ngữ là thành phần chính cấu thành nên một câu hoàn chỉnh. Vị ngữ thông thường là những từ chỉ những hoạt động, tính chất của chủ thể được thể hiện và đề cập bởi chủ ngữ của câu. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo và các đặc điểm của vị ngữ. Hãy cùng HM tìm hiểu.

Tham khảo thêm:

Chủ ngữ là gì

Trạng ngữ là gì

Câu mở rộng thành phần

I. Vị ngữ là gì là gì?

1. Khái niệm vị ngữ

– Vị ngữ được hiểu là thuật ngữ được sử dụng để biểu thị một thành phần kết cấu của câu, cung cấp các thông tin lên quan tới chủ thể được đề cập trong câu. Đứng trên góc độ ngôn ngữ học, vị ngữ thường được sử dụng để chỉ thành phần chính của câu nói về điều được thông báo của chủ thể. Hay nói một cách ngắn gọn, vị là thành phần chính của câu dùng để biểu thị trạng thái, hoạt động, tính chất, quá trình hoặc quan hệ của sự vật (chủ thể) được thể hiện bởi chủ ngữ.

Đọc thêm:  Điện thoại di động Samsung Galaxy S22 Ultra - 12GB/256GB

Do trong một câu, đoạn hội thoại hay trong chính quá trình giao tiếp, trong 1 câu có thể có 1 hay nhiều chủ ngữ nên để việc xác định chính xác vị ngữ của câu các em học sinh cần thực hành luyện tập, rèn luyện hay làm hệ thống bài tập để nhận biết một cách tốt nhất.

2. Cấu tạo của vị ngữ

Khi xét về phương diện cấu tạo của vị ngữ trong câu thì cũng như chủ ngữ, vị ngữ có thể là một từ, cũng có thể là một hay nhiều cụm từ hoặc cũng có khi là một cụm tiểu cú.

Vị ngữ có thể xem là thành phần chính và rất quan trọng trong câu, vị ngữ tác động đến toàn bộ sắc thái, ý nghĩa của câu. Vị ngữ là trung tâm tổ chức của câu và cũng chính vì thế vị ngữ có nhiều vấn đề phức tạp hơn so với chủ ngữ. Chính vì vị ngữ tác động đến toàn bộ sắc thái và ý nghĩa của câu dẫn tới rất ít khi ta thấy vị ngữ vị lược bỏ trong câu (khác với trường hợp chủ ngữ hiểu ngầm hoặc chủ ngữ zero)

Một số ví dụ về vị ngữ

  • Con chó con đang nô đùa trong sân (vị ngữ ở đây là nô đùa).
  • Quán cà phê này có cấu trúc lạ mắt (vị ngữ ở đây là có cấu trúc lạ mắt)
  • Chiếc ghế gỗ này còn rất tốt (vị ngữ ở đây là còn rất tốt).

2. Vị trí, dấu hiệu nhận biết về vị ngữ trong câu

Thông thường vị ngữ sẽ đứng sau chủ ngữ (hoặc trạng ngữ) và thường đứng ở bộ phần phía sau của câu.

Vị ngữ là thành phần trả lời cho các câu hỏi như là gì, làm gì, như thế nào. Ngoài ra, có môt phương pháp đơn giản hơn là các em học sinh cũng có thể nhận biết vị ngữ thông qua các từ nối với chủ ngữ

Đọc thêm:  Số nguyên là gì? Khái niệm & các tập hợp số cơ bản khác

Ví dụ: Chú mèo này là con mèo quý giá nhất của anh ấy.

=> Cụm từ con mèo quý giá nhất của anh ấy là vị ngữ của câu.

Có thể thấy việc xác định vị ngữ của câu không quá khó khăn so với các thành phần khác như chủ ngữ hay trạng ngữ. Chỉ cần các em học sinh nắm chắc các kiến thức và vận dụng trong quá trình học, làm bài tập thì HOCMAI tin rằng đây sẽ không còn là phần kiến thức trở nên khó khăn với các em.

II. Bài tập luyện tập chung

Bài 1: Chỉ ra các lỗi sai trong các câu sau đây và sửa lại cho đúng:

  • Những câu chuyện cổ tích huyền bí mà mỗi buổi tối trước khi đi ngủ mẹ vẫn kể cho tôi
  • Với kết quả học tập tiến bộ vượt bậc trong thời gian ngắn ấy đã khiến bố mẹ vô cùng vui lòng.
  • Bạn Minh Anh – lớp phó học tập lớp tôi.
  • Qua văn bản “Vượt thác” cho thấy vẻ đẹp trong hình ảnh của người lao động lao động trên nền thiên nhiên hùng vĩ

Hướng dẫn giải

Lỗi sai của câu do thiếu vị ngữ -> Sửa lại: Những câu chuyện cổ tích huyền bí mà mỗi buổi tối trước khi đi ngủ mẹ vẫn kể cho tôi giờ đây vẫn in sâu trong tâm trí.

Lỗi sai của câu do thiếu chủ ngữ -> Sửa lại: Với kết quả học tập tiến bộ vượt bậc trong thời gian ngắn ấy, bạn tôi – Thắng khiến bố mẹ vô cùng vui lòng.

Đọc thêm:  9 cách tìm tên bài hát chỉ qua giai điệu nhanh chóng, đơn giản

Lỗi sai của câu do thiếu vị ngữ -> Sửa lại: Bạn Minh Anh – lớp phó học tập lớp tôi luôn quan tâm và sát sao với tình hình học tập của các bạn trong lớp

Lỗi sai của câu do thiếu chủ ngữ -> Sửa lại: Qua văn bản “Vượt thác”, tác giả đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp trong hình ảnh của người lao động lao động trên nền thiên nhiên hùng vĩ.

Bài 2: Bổ sung thêm chủ ngữ, vị ngữ thích hợp vào những chỗ trống để tạo thành một câu hoàn chỉnh

  • Khi những bông hoa phượng vĩ nở đỏ rực một góc trời, khi những tiếng ve rộn rã được cất lên,…….
  • Mỗi buổi chiều khi tan học,…..
  • Trên nền trời của mùa thu trong vắt ấy,…..
  • Giữa dòng chảy mênh mông của biển,…..

Hướng dẫn giải

  • Khi những bông hoa phượng vĩ nở đỏ rực một góc trời, khi những tiếng ve rộn rã được cất lên, không khí trong lớp tôi trở nên rộn ràng khi biết hè đã tới.
  • Mỗi buổi chiều khi tan học, chúng tôi lại tụ tập nhau ở sau cổng trường trước khi đi về.
  • Trên nền trời của mùa thu trong vắt ấy, những đám mây trôi giống như những chú cừu đang rong chơi trong gió
  • Giữa dòng chảy mênh mông, những con thuyền ở bến đỗ đang căng buồm chuẩn bị ra khơi.

III. Bài tập tự luyện

Hi vọng với những kiến thức và các bài tập minh họa về vị ngữ sẽ giúp các em học sinh có thêm kiến thức cũng như hỗ trợ các bậc phụ huynh trong việc cùng con học tập.

Tham khảo thêm:

Phương pháp làm dạng bài về chủ ngữ, vị ngữ

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button