Wiki

Truyền thuyết là gì? – Luật Hoàng Phi

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Truyền thuyết là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Trong cuộc sống những câu chuyện Con rồng cháu tiên, Sơn Tinh – Thủy Tinh, … đều quen thuộc với nhân dân Việt. Đây là những câu chuyện truyền thuyết gắn bó bao đời với bao thế hệ Việt Nam. Vậy truyền thuyết là gì là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Truyền thuyết là gì?

Truyền thuyết là thể loại có vị trí nổi bật trong hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam không chỉ ở số lượng phong phú mà ở cả chất lượng phản ánh vô cùng đặc sắc.

Truyền thuyết vốn dĩ đã gắn bó quen thuộc với mọi người nhưng để đưa ra định nghĩa về truyền thuyết không hề đơn giản và cũng không phải ai cũng giải đáp được.

Hiện nay theo nội dung sách giáo khoa ngữ văn 6 giải thích truyền thuyết là gì như sau: “Truyền thuyết loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể”.

Ví dụ về truyền thuyết

Để làm rõ hơn về truyền thuyết là gì bài viết xin đưa ra tóm tắt nội dung truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh để độc giả tham khảo theo dõi rõ hơn về khái niệm của truyền thuyết.

Đọc thêm:  Tính chất của cạnh tranh là gì? Vai trò, ý nghĩa của cạnh tranh là gì?

Nàng Mỵ Nương sắc đẹp tuyệt trần là con gái của vua Hùng thứ 18. Nàng được vua cha yêu thương hết mực nên nhà vua mở hội kén rể để tìm chàng trai vừa hiền, vừa tài cho Mị Nương. Trai tráng khắp nơi về kinh đô thi tài trong đó có hai chàng trai một người là Sơn Tinh – chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh – chúa miền biển. Cả hai đều tài giỏi nên vua không biết chọn ai. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện: “Ngày mai ai mang lễ vật gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thì ta sẽ gả con gái cho”.

Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước và được phép đưa dâu về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ đã đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, một hai đòi cướp lại Mỵ Nương.

Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Đánh ròng rã mấy tháng sức lực của Thủy Tinh đã hạn nên đành chịu thua. Thủy Tinh lòng mang thù hận không thể quên nên hằng năm vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng thua trận.

Đặc trưng thể loại truyền thuyết

Truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử với một số đặc trưng riêng.

Đề tài truyền thuyết thường lấy từ lịch sử, những vấn đề có ý nghĩa trọng đại (Ví như truyền thuyết con rồng cháu tiên lấy từ thời đại Hùng Vương – thời đại mở đâu lịch sử Việt Nam với ý nghĩa giải thích nguồn gốc của dân tộc Việt Nam; truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy – gắn liền lịch sử Hùng Vương để giải thích nguồn gốc của tục làm bánh chưng bánh giầy vào ngày lễ, tết ở nước ta ngày nay,..)

Đọc thêm:  Bật mí 10+ lớp 12 là bao nhiêu tuổi tốt nhất bạn cần biết

Truyền thuyết thường được sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hư cấu (Trong câu chuyện con rồng cháu tiên sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hư cấu như mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm người con; hay Sơn Tinh Thủy Tinh có yếu tố hư cấu rằng tài năng phi thường của Sơn Tinh, Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dời núi lấp biển,…)

Các nhân vật trong truyền thuyết thường được xây dựng rất đơn giản, không miêu tả quá cầu kỳ về tiểu sử hay ngoại hình. Nhân vật thường được xây dựng có sự kết hợp kì lạ giữa những nét đời thường, thế tục với những nét phi thường, kì ảo.

Bên cạnh đó cốt truyện của những câu chuyện truyền thuyết thường đơn giản, ít tình tiết. (Sơn Tinh Thủy Tinh câu chuyện xoay quanh việc kén rể của Vua Hùng 18 cho con gái và cuộc kén rẻ của hai chàng Sơn Tinh Thủy Tinh)

Truyền thuyết là những câu chuyện thường có thái độ, đánh giá nhân dân về nhân vật, các sự kiện lịch sử có thật.

Các câu chuyện truyn thuyết trong chương trình Ngữ Văn

Hiện nay trong chương trình học tập của học sinh thì mỗi bộ sách Ngữ văn lại giảng dạy các bài truyền thuyết khác nhau. Cụ thể:

Trong chương trình Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống có 5 truyện truyền thuyết học sinh được tìm hiểu là: Truyền thuyết Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thạch Sanh, Cây khế.

Đọc thêm:  Mở hộp, đánh giá nhanh iPhone Xs Max tại Việt Nam: Camera tốt

Trong chương trình Ngữ Văn 6 Cánh Diều có 3 truyện truyền thuyết: Truyền thuyết Thánh Gióng, Thạch Sanh, Sự tích Hồ Gươm.

Trong chương trình Ngữ Văn 6 Chân trời sáng tạo có 5 truyện truyền thuyết: Thánh Gióng, Sự tích Hồ gươm, Bánh chưng bánh Giầy, Sọ Dừa, Em bé thông minh.

Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 cũ có tất cả 5 truyện truyền thuyết, gồm có: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm. Trong đó: Bốn truyện Con rồng cháu tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh là những truyền thuyết về thời đại Hùng Vương – thời đại mở đâu lịch sử Việt Nam. Những truyền thuyết này gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời các vua Hùng. Truyện Sự tích Hồ Gươm – là truyền thuyết về thời Hậu Lê. So với những truyền thuyết về thời kì đầu dựng nước, những truyền thuyết về thời sau ít yếu tố hoang đường hơn và theo sát lịch sử hơn.

Truyền thuyết Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại.

Một số thông tin về truyền thuyết là gì cũng như các vấn đề liên quan đến truyền thuyết như đặc trưng của truyền thuyết, ví dụ truyền thuyết … đã được Luật Hoàng Phi tổng hợp và chia sẻ qua nội dung bài viết trên. Hy vọng các thông tin chia sẻ sẽ hữu ích với độc giả quan tâm theo dõi.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button