Wiki

Tết Trung thu 2022 vào ngày nào? – Hoatieu.vn

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Trung thu ngày bao nhiêu để chia sẻ cho bạn đọc

Tết Trung thu năm 2022 – Trung thu là ngày bao nhiêu 2022 hay còn bao nhiêu ngày nữa tới Trung thu năm 2022. Đây là các câu hỏi được rất nhiều gia đình quan tâm bởi Tết Trung thu không chỉ là Tết dành cho thiếu nhi mà còn là dịp để các gia đình tụ họp quây quần bên nhau. Vậy Tết Trung thu 2022 vào ngày nào? Hãy cùng Hoatieu tìm hiểu xem Tết Trung thu năm 2022 là thứ mấy nhé.

Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa hằng năm của dân tộc Việt Nam. Nó là dịp thể hiện sự hiếu thảo, được xem như ngày báo hiếu, của lòng biết ơn đối với gia đình, sự tri ân của tình thân bằng hữu, ngày đoàn tụ của những người con xa quê sum họp cùng ông bà, bố mẹ cùng nhau ăn bánh trung thu, ngắm trăng, uống trà.

  • Những bài thơ về Tết Trung thu hay nhất

1. Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết Trung thu?

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung Thu 2022? Cùng Hoatieu đếm ngược Tết Trung thu 2022 nhé.

2. Trung thu 2022 vào ngày nào?

Trung thu có lẽ là một ngày tết mà đối với mỗi người dân Việt Nam rất quen thuộc, đó là dịp lễ rằm tháng 8 để mọi người quây quần bên gia đình của mình thưởng thức món bánh trung thu truyền thống cũng như tham gia các hoạt động trong ngày tết trung thu.

Đọc thêm:  Samsung Galaxy M33 5G Chính Hãng - Mới Fullbox 100%

Tết trung thu năm 2022 sẽ diễn ra vào ngày 15/08/2022 âm lịch, theo lịch dương thì sẽ là ngày 10/9/2022.

Tết Trung thu 2022 vào ngày nào?

  • Sắp xếp kế hoạch kinh doanh, sản xuất dành cho những ngành hàng liên quan, nhất là bánh kẹo, đồ chơi
  • Những địa điểm kinh doanh dịch vụ sự kiện như khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, quán cafe căn cứ theo đó để sắp xếp đón khách
  • Những bậc phụ huynh cũng biết sớm để có thể dành tặng con đồ chơi, mâm cỗ bất ngờ

Tết Trung thu 2020 vào ngày nào?

3. Tết Trung thu còn có tên gọi khác là gì?

Tết Trung Thu còn có các tên gọi khác như Tết Thiếu Nhi, Tết Trông trăng hay Tết Đoàn viên.

+ Tết thiếu nhi: dịp này là dịp các bé được người lớn tặng nào là đồ chơi, bánh kẹo… Vào những ngày này, các em sẽ được rước đèn lồng, vừa phá cỗ Trung Thu, hát những bài hát và vui chơi trung thu như múa Lân, múa Rồng hay chơi các trò chơi… các hoạt động dành cho trẻ em khá nhiều, hình ảnh chú Cuội, chị Hằng đúng ý nghĩa dành cho thiếu nhi. Vì vậy mà nó còn có tên là tết thiếu nhi.

+ Tết Trông trăng: Vào ngày này, dân gian cũng thường làm những mâm cỗ Trung Thu và không thể thiếu những chiếc bánh trung thu. Trong dịp này mọi gia đình cùng quây quần bên nhau, cùng nhau ngắm trăng, phá cỗ Trung Thu, tâm tình, ngắm trăng nên từ đó, Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là Tết trông Trăng.

Đọc thêm:  1 quả táo (xanh, đỏ) bao nhiêu calo ? Ăn táo có tốt không?

+ Tết Đoàn viên: tên gọi này bắt nguồn từ ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu bởi vào ngày này ai cũng mong muốn được trở về bên gia đình, được quây quần bên nhau, cùng chia sẻ những tâm sự, thưởng thức những miếng bánh trung thu thật nghĩa tình và ấm áp. Còn gì quý hơn những giây phút đó khi được về bên gia đình, được nhìn những đứa trẻ nô đùa khắp sân nhà với những chiếc đèn lồng lấp lánh, mọi hình ảnh tuổi thơ được hiện về, vì vậy mà cái tên ý nghĩa này được hình thành.

4. Nguồn gốc Tết Trung thu

Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Cũng có rất nhiều những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc…

Không chỉ ở Việt Nam, Trung Thu còn là ngày lễ của các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc…

Đọc thêm:  Cm vuông đổi ra m vuông thế nào? 1 cm2 bằng bao nhiêu m2?

5. Ý nghĩa Tết Trung thu

Vào ngày này, theo phong tục người Việt, người lớn thường chuẩn bị mâm cỗ (bánh, trái…) dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng.

Người Việt cũng thường mượn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi.

Ngày này cũng được xem là Tết Thiếu nhi. Trẻ em các vùng miền trên cả nước được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… cùng bạn bè.

Theo quan niệm của người xưa, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.

Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Trên đây Hoatieu.vn đã giải đáp cho các bạn câu hỏi Tết Trung thu 2022 vào ngày nào hay Tết trung thu là ngày mấy. Từ đó các bạn lên kế hoạch phù hợp để chuẩn bị đón Tết trung thu cùng gia đình và người thân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

  • Lời chúc Tết Trung Thu hay và ý nghĩa
  • Tổng hợp câu đố về Trung thu hay nhất
  • Kịch bản chương trình Tết Trung thu hay nhất

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button