Giáo dục

Ngành khoa học môi trường ra làm gì? Học ở trường nào? – JobsGO

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Học ngành môi trường ra làm gì để chia sẻ cho bạn đọc

Nếu bạn là một người yêu môi trường mà muốn theo đuổi ngành học về môi trường. Nhưng bạn lại lo lắng về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của ngành học này. Hàng loạt câu hỏi đặt ra khiến bạn đắn đo không biết nên tiếp tục theo đuổi ngành học này không? Để có câu trả lời chắc chắn, hãy cùng xem học ngành khoa học môi trường ra làm gì nhé?

1. Khoa học môi trường là ngành gì?

Ngành khoa học môi trường là ngành đào tạo, nghiên cứu về các vấn đề về tự nhiên, các mối quan hệ qua lại giữa con người với môi trường nhằm có những biện pháp tốt hơn để bảo vệ và cải thiện môi trường sống.

Đây là một trong những ngành đang rất hot, thu hút đông đảo sự quan tâm, lựa chọn từ các bạn trẻ hiện nay.

khoa học môi trường ra làm gì
Khoa học môi trường ra làm gì?

2. Học ngành khoa học môi trường ra làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học môi trường sẽ có cơ hội làm việc trong các cơ quan, đơn vị liên quan đến môi trường. Vậy cụ thể học khoa học môi trường ra làm gì?

  • Chuyên viên môi trường trong các cơ quan nhà nước ở các cấp địa phương.
  • Bộ phận xử lý kỹ thuật, chuyên gia nghiên cứu môi trường làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, chịu trách nhiệm về các vấn đề xử lý nước thải, khí thải của các nhà máy trước khi xả ra ngoài môi trường.
  • Chuyên viên xử lý chất thải, nước thải, đảm bảo môi trường sạch đẹp tại các địa phương.
  • Cán bộ tư vấn, nghiên cứu về các vấn đề ô nhiễm môi trường.
  • Chuyên viên làm việc tại các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,..
  • Giảng dạy tại các trường đại học về chuyên ngành khoa học môi trường.
  • Nghiên cứu, tìm ra giải pháp với phương pháp thân thiện với môi trường.
Đọc thêm:  Công thức Delta và những điều cần nhớ trong làm toán

3. Mức lương trung bình ngành khoa học môi trường

Theo số liệu được tổng hợp và công bố từ Cục Thống Kê Lao Động, mức lương ngành khoa học môi trường hiện nay như sau:

  • Vị trí kỹ sư môi trường có mức lương trung bình khoảng 78,740$/năm.
  • Vị trí kỹ thuật viên khoa học môi trường có mức lương trung bình khoảng 41,380$/năm.
  • Vị trí nhà tư vấn khoa học môi trường có mức lương trung bình khoảng 61,700$/năm.
Ngành khoa học môi trường ra làm gì
Mức lương trung bình ngành khoa học môi trường

Đó là thu nhập hấp dẫn khi bạn trở thành chuyên gia trong ngành khoa học môi trường. Còn nếu bạn là sinh viên mới ra trường hoặc đã đi làm với vài năm kinh nghiệm sẽ có mức lương sau:

  • Sinh viên mới ra trường có mức lương 4 – 5 triệu đồng/tháng.
  • Khi bạn có 2-3 năm kinh nghiệm mức lương 7 – 9 triệu đồng/tháng.
  • Nếu bạn có 4 – 5 năm kinh nghiệm mức lương sẽ trên 11 triệu đồng/tháng.

4. Cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn ngành khoa học môi trường

Theo công bố từ Tổng Cục Thống Kê, giai đoạn 2020 – 2025, thị trường lao động sẽ cần ít nhất 50 nghìn nhân lực ngành khoa học môi trường để khắc phục các hậu quả từ ngành công nghiệp gây nên. Điều này khiến ngành học này trở thành một trong những ngành hot và đứng ở vị trí thứ 8 các ngành có nhu cầu nhân lực cao.

Cả thế giới đều rất coi trọng vấn đề môi trường, vì vậy sinh viên sau tốt nghiệp không khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Bạn có thể trở thành:

  • Nhà hoạt động môi trường
  • Quản lý chất lượng nguồn nước
  • Nhà động vật học
  • Theo đuổi các dự án bảo vệ môi trường riêng của bản thân.

Hiện nay cũng có rất nhiều tổ chức phi chính phủ như: UNEP, WHO, hay CGIAR,… mang đến cho bạn những cơ hội việc làm hấp dẫn với nền tảng ngành khoa học môi trường.

5. Ngành Khoa học môi trường điểm chuẩn bao nhiêu?

ngành khoa học môi trường là gì
Ngành Khoa học môi trường điểm chuẩn bao nhiêu?

Hiện nay, ngành này đang xếp tốp đầu những tốp những ngành xét tuyển tổ hợp môn rộng. Ngành kỹ thuật môi trường đang được xét tuyển tại hơn 40 trường đại học kỹ thuật trên cả nước với 16 tổ hợp môn khác nhau: bao gồm các khối A00, A01, A02, B00, B01, B02, B03, B04, C01, C13, C08, C13, D01,D07, D08, D09.

Những năm gần đây, chỉ tiêu tuyển sinh ngành Kỹ thuật môi trường được các trường áp dụng theo hai phương thức theo cơ chế mở là xét tuyển bằng tốt nghiệp THPT quốc gia và chứng chỉ học bạ. Xét theo kết quả điểm bằng tốt nghiệp THPT quốc gia với mức từ 14 đến 20,5 điểm. Thí sinh sẽ có cơ hội vào ngành công nghệ môi trường nếu đạt điểm trung bình chung từ 18 đến 22 điểm.

Đọc thêm:  4 công nghệ phun môi mới nhất được ưa chuộng trong năm nay 2022

6. Học khoa học môi trường là học những gì?

Khi là một sinh viên ngành khoa học môi trường, bạn có thể tìm hiểu về:

  • Mối quan hệ phức tạo giữa con người với môi trường sống.
  • Quy luật của tự nhiên.
  • Nghiên cứu hệ sinh thái.
  • Nghiên cứu các hiệu tượng tự nhiên trên trái đất.
  • Nắm được quá trình phát triển văn hóa – chính trị – khoa học – xã hội tác động như thế nào để trái đất.

Với lượng kiến thức trên, bạn sẽ có đầy đủ khả năng để góp phần cải thiện các vấn đề về môi trường và các khía cạnh khác có liên quan.

Chương trình học của ngành khoa học môi trường bậc cử nhân thường kéo dài ít nhất 3 năm. Trong đó chỉ có 20 – 40% thời lượng học ở trên giảng đường, còn lại là trong phòng thí nghiệm và đi thực tế. Khi theo học ngành này, các bạn sẽ được kết hợp kiến thức của các môn học:

  • Sinh học
  • Hóa học
  • Vật lý
  • Địa lý
  • Khoa học trái đất
  • Khoa học xã hội
  • Khoa học biển

Do đó, muốn trúng tuyển ngành khoa học môi trường ở các trường đại học, bạn cần điểm cao cho 3 môn: Toán học, sinh học và địa lý.

ngành khoa học môi trường là ra làm gì
Ngành khoa học môi trường học những gì?

Khi học lên đến thạc sĩ, ngoài kiến thức cơ bản, các bạn sẽ được đi sâu nghiên cứu:

  • Sinh vật biển
  • Thảm thực vật bản địa
  • Bảo vệ thực vật hoang dã
  • Nghiên cứu về khí hậu
  • Thủy văn học
  • Bảo tồn học
  • Địa chất học
  • Chính sách môi trường
  • Thực hành luật
  • ….

Một số chuyên ngành nhỏ trong ngành khoa học môi trường mà các bạn có thể theo chuyên sâu như:

  • Truyền thông môi trường
  • Bảo tồn năng lượng
  • Thiết kế và Kỹ thuật Môi trường
  • Mô hình hóa môi trường
  • Độc chất học môi trường
  • Năng lượng tái tạo
  • Công nghệ và Xã hội

7. Khoa học môi trường học trường nào?

Khoa học môi trường không phải là một ngành học phổ biến. Do đó, không có quá nhiều ngôi trường đào tạo ngành học này. Câu hỏi đặt ra “Ngành môi trường học trường nào ở TPHCM” “ Ngành môi trường học trường nào ở TP Hà Nội”. Sau đây là danh sách các trường mà bạn có thể tham khảo:

Đọc thêm:  TẤT TẦN TẬT DU HỌC NGHỀ HÀN QUỐC 2023 - VJ Việt Nam

Danh sách các trường đào tạo ngành Khoa học Môi trường ở TP HCM

  • Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM
  • Đại Học Nông Lâm TPHCM
  • Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM
  • Đại học Công Nghệ TPHCM
  • Đại Học Sài Gòn
  • Đại Học Kiến Trúc TPHCM
  • Đại Học Tôn Đức Thắng

Danh sách các trường đào tạo ngành Khoa học Môi trường tại Hà Nội

  • Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
  • Viện Đại Học Mở Hà Nội
  • Đại Học Dân Lập Phương Đông
  • Đại Học Xây Dựng Hà Nội
  • Đại học Thành Đô
  • Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
  • Đại Học Mỏ Địa Chất
  • Đại Học Thủy Lợi ( Cơ sở 1 )
  • Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
  • Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
  • Đại Học Thành Tây
  • Đại Học Nguyễn Trãi
  • Đại Học Hòa Bình
  • Đại Học Lâm Nghiệp ( Cơ sở 1 )

Danh sách các trường đào tạo ngành Khoa học Môi trường Khu vực Miền Trung

  • Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
  • Đại học Kinh Tế Nghệ An
  • Đại Học Đà Lạt.

8. Học Ngành Khoa học môi trường làm việc ở đâu?

khoa học môi trường ra làm gì
Học Khoa học môi trường làm việc ở đâu?

Với chuyên môn kiến thức của ngành khoa học môi trường, bạn có cơ hội làm việc ở rất nhiều địa điểm khác nhau như:

  • Làm việc tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công Thương, Sở TNMT và Chi cục bảo vệ môi trường các tỉnh/ thành phố,…
  • Làm việc tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn về môi trường.
  • Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
  • Làm việc tại các trường đại học, cao đẳng trong vai trò giảng viên dạy về tài nguyên môi trường, sinh thái học.
  • Làm nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu.
  • Làm việc tại các nhà máy xử lý chất thải, khu công nghiệp, các trạm quan trắc môi trường, các nhà máy có hệ thống quản lý và xử lý chất thải.
  • Làm việc tại các cơ quan nhà nước chuyên trách về bảo vệ môi trường.
  • Tự khởi nghiệp với các công ty chuyên về tư vấn môi trường.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp ngành khoa học môi trường ra làm gì? Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn nhé.

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO Banner

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button