Tên đệm là gì? Những gợi ý cách chọn tên đệm cho con vừa hay
Tên đệm là gì?
Tên là thuật ngữ được dùng để nhận dạng. Nó dùng để xác định một con người, một sự vật hoặc một bối cảnh nhất định. Một cái tên cá nhân xác định cụ thể một người duy nhất và định danh cá nhân. Vậy tên đệm là gì? Tên lót là gì? Họ lót là gì? Tên đêm, tên lót hay còn gọi là họ lót là tên được đặt ở giữa họ và tên, để tăng nhấn mạnh cho tên, mục đích nhấn mạnh và làm rõ nghĩa thêm cho tên. Ngoài ra, tên đệm cũng thường gắn liền với tên để tạo ra một ý nghĩa cụ thể cho tên theo dụng ý của cha mẹ khi đặt tên cho con.
Ý nghĩa tên đệm
1. Giúp phân biệt giới tính
Bên cạnh tìm hiểu tên đệm là gì; thì chúng ta cần biết thêm về chức năng của tên đêm hay tên lót. Đây là kiểu phổ biến nhất và cổ điển nhất. Bạn đã quá quen thuộc với chữ “Thị” cho tên con gái và “Văn” cho tên con trai. Về chữ “Văn” trong tên con trai, nhiều h]ọc giả giải thích rằng đó là vì con trai thời xưa phải lo chuyện đèn sách, văn chương để thi cử, tiến thân trên quan trường. Chữ “Thị” lại có nhiều cách giải thích khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu giải thích rằng “Thị” đầu tiên là từ chỉ họ. Vì các cô gái ngày xưa không được gọi bằng tên riêng, thậm chí không được đặt tên mà chỉ dùng chữ “Thị” sau họ cha để gọi.
Có người lại cho rằng đó là từ để chỉ phụ nữ nói chung, người khác lại cho rằng “Thị” là từ có ý miệt thị, coi thường phụ nữ. Dù với ý nghĩa nào đi nữa, cách đặt tên theo truyền thống này đã không còn thông dụng vì người ta nhận thấy rằng có nhiều cách đặt tên cho con hay và ý nghĩa, đồng thời vẫn phân biệt được giới tính mà không cần dùng đến hai chữ này. Chẳng hạn, những tên đệm như Quỳnh, Thu, Mai thường dùng cho con gái, trong khi những từ có hàm nghĩa mạnh mẽ như Tuấn, Mạnh, Vỹ, Công thường dùng cho con trai.
2. Tên đệm là gì? Để ghi nhớ về mẹ
Dạng đệm họ mẹ vào giữa họ cha và tên chính của bé rất phổ biến. Một lựa chọn khác là thêm tên của mẹ vào trước tên bé. Đó là cách đặt tên rất ý nghĩa, giúp bé không quên nguồn gốc của mình, đồng thời biết trân trọng và yêu thương mẹ. Đối với cách chọn tên đệm này, hai họ của bố và mẹ thường là hai từ có dấu bằng trắc khác nhau, khi đọc lên sẽ tạo thành âm điệu lên xuống nhịp nhàng, ví dụ Hoàng – Nguyễn, Đặng – Đỗ, Đinh – Hà…
>> Có thể bạn quan tâm: Tiết lộ 100 tên đệm hay cho con trai
3. Bổ sung ý nghĩa cho tên chính
Tên đệm là gì? Đây cũng là một cách đặt tên thường gặp. Phần chữ lót sẽ kết hợp cùng cái tên chính để tạo thành một ý nghĩa rộng hơn. Sở dĩ có điều này là do từ ngữ tiếng Việt là từ đơn âm, một âm có thể tương ứng với 1 từ có nghĩa, hoặc cần ghép nhiều âm lại để tạo thành 1 từ có nghĩa. Những tên có chữ lót kết hợp cùng tên chính có thể kể đến là Trâm Anh, Châu Ngọc, Ngọc Trai, Hùng Dũng, Phú Quý, Quang Vinh…
Trong những tên gọi này ta có thể thấy rằng, hai chữ đi cùng nhau mới tạo nên một từ có ý nghĩa trọn vẹn. Cũng có trường hợp, tên đệm và tên chính đều là từ có nghĩa nhưng khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành một từ mới, chẳng hạn “Kim” là vàng và “Chi” là nhánh cây, tạo thành tên “Kim Chi” có nghĩa là cành vàng. Tương tự, tên “Ngọc Điệp” có nghĩa là lá ngọc.