Wiki

SOS là gì? Tín hiệu SOS trên Tiktok, Facebook nghĩa là gì?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Sos nghĩa là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Những ngày vừa qua trên khắp các trang mạng xã hội như Facebook, Tik Tok, Instagram,… cụm từ “ét o ét” dù ở đâu thì cộng đồng mạng cũng đều bắt gặp cụm từ này. Rất nhiều người sử dụng mạng xã hội không hiểu cụm từ “Ét o ét” này có nghĩa là gì trên Facebook, Tik Tok,…. Cho tới thời điểm hiện tại thì ở Việt Nam, cụm từ SOS hay “ét o ét” đang có những hàm nghĩa khác nhau trên môi trường mạng xã hội. Vậy SOS là gì? Tín hiệu SOS trên Tiktok, Facebook nghĩa là gì? Bài biết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc cho các bạn về cụm từ SOS.

1. SOS là gì?

SOS được hiểu là cần sự trợ giúp, cầu cứu, khẩn cấp. SOS là viết tắt của nhiều cụm từ như: Save Our Ship (hãy cứu con thuyền của chúng tôi), Send Out Succour (Gửi cứu trợ), Save Our Souls (Hãy cứu lấy linh hồn của chúng tôi), Sound of Save (Âm thanh giải cứu), Save Our Shelby, Shoot Our Ship, Survivors On Shore, Sinking Our Ship,… Nói cách đơn giản thì SOS có nghĩa là cầu cứu. Cách dùng SOS chính xác và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay chính là cụm từ Save Our Souls. SOS là các chữ cái đầu tiên trong Save Our Souls. Trong đó:

S – Save: có nghĩa là cứu giúp, cứu trợ, giúp đỡ, hỗ trợ,…

O – Our: có nghĩa là của chúng tôi hoặc của chúng ta ( tính từ sở hữu ).

S – Souls: có nghĩa là những linh hồn ( đây là số nhiều của từ Soul).

Khi ghép 3 từ riêng lẻ trên lại với nhau sẽ trở thành cụm từ Save Our Souls. Dịch đầy đủ nghĩa của câu Save Our Souls chính là “Xin hãy giải cứu linh hồn của chúng tôi”. Hiện nay, từ “ét ô ét” – SOS được giới trẻ sử dụng thường xuyên trên mạng xã hội hiện nay và nó đã trở thành câu cửa miệng.

2. SOS có nguồn gốc từ đâu?

SOS có nguồn gốc từ rất lâu về trước. Thời gian đầu thì cụm từ SOS không được sử dụng như một từ viết tắt mà được dùng như là mã Morse. Mã Morse được người Đức sáng tạo ra để khẩn cấp báo hiệu về vấn đề sự cố hàng hải.

Đọc thêm:  Thế giới quan là gì? Vai trò và phân loại các thế giới quan?

Mã Morse có đặc điểm được biểu thị dưới dạng ba dấu chấm, ba dấu gạch ngang và ba dấu chấm ở cuối cùng (. . . – – – . . .) Chúng đều nối liền với nhau và nó không có bất kỳ khoảng trắng nào hay điểm dừng nào cả để báo hiệu có sự nguy hiểm và khẩn cấp cầu cứu. SOS là mã Morse dùng với mục đích là để báo hiệu sự nguy hiểm và cầu cứu cấp khẩn cấp.

Do chính phủ Đức đã đề xuất chuỗi các dấu ba chấm và dấu gạch ngang, điều này đã làm cho các chuỗi nhanh chóng được yêu thích trên khắp thế giới vì các chuỗi kí tự này có sự đơn giản và thanh lịch. Nó được truyền đi không ngừng và được lặp lại vài giây một lần, tín hiệu SOS mang ý nghĩa là không thể nhầm lẫn.

Qua nhiều lần đặt lại thì mã Morse đã được quy ước lại thì đã có sự thay đổi và nó trở thành ký tự. Từ SOS dù viết xuôi hay viết ngược thì nó vẫn là một từ trông giống hệt nhau và không thay đổi, nó vẫn mang nguyên ý nghĩa ban đầu là cầu cứu, cứu giúp, hỗ trợ,… và ta có thể nhìn thấy được một cách dễ dàng.

Cho đến năm 1906, thì tín hiệu SOS đã được xác nhận là tín hiệu cầu cứu bởi Hội nghị Quốc tế về Liên lạc Điện tín. Sau thời điểm được xác nhận đó đến nay thì tín hiệu SOS đã được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trên toàn thế giới.

3. Tín hiệu SOS trên TikTok nghĩa là gì?

TikTok là một mạng xã hội nổi tiếng của Trung Quốc, nó được biết đến với tên gốc là Douyin hay Vibrato và mang ý nghĩa là “rung động”. Đây cũng là một nền tảng mạng xã hội sử dụng các video âm nhạc được phát hành bởi ứng dụng tin tức Jinri Toutiao và được sáng lập tại Trung Quốc vào năm 2016.

Mạng xã hội TikTok này cũng có cách thức hoạt động khá đơn giản và khá giống với Vine đã bị khai tử trước đó, đó là trình chiếu các video ngắn có thời gian dao động từ vài giây cho đến 15 giây.

Trào lưu “ét o ét” này được cho là xuất hiện lần đầu trên Tik Tok của Bà Toạn Vlogs. Nhân vật chính của kênh Tik Tok này là một người phụ nữ đã có tuổi, hay sưu tầm những câu nói mang tính đạo lý trên mạng và hay nói những câu nói mang tính chất nhằm “thả thính”.

Đọc thêm:  IPhone 12 Pro 128GB Quốc Tế Mới 100% Chưa Active, Trả Góp 0%

Người phụ nữ này đã làm một video với nội dung chủ yếu là để phản hồi bình luận của cộng động mạng “Cô bị ép có đúng không, hãy ra tín hiệu đi”. Trong video, người phụ nữ này đã nói: “Ét o ét”- SOS. Sau lần phản hồi bình luận đó, cụm từ “Ét o ét” – SOS này đã được sử dụng phổ biến trên khắp các trang mạng xã hội. Tuy vậy, cộng đồng mạng lại sử dụng cách phát âm là “ét o ét” như một dạng ngôn ngữ cửa miệng trong những trường hợp hài hước, đăng status hoặc trả lời những bình luận khó đỡ thay vì viết tắt cụm từ này theo cách thông thường là SOS.

Mặc dù trào lưu này chưa gây ra bất kỳ hệ lụy nghiêm trọng nào hay những tổn thất gì, nhưng cũng đã thu hút khá nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng.

4. Tín hiệu SOS trên Facebook nghĩa là gì?

Facebook là một phương tiện truyền thông xã hội và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến được thành lập vào năm 2004 của Mỹ thuộc sở hữu của Meta. Platforms có trụ sở tại Menlo Park, California.

Facebook đã giúp mọi người hầu hết trên trên khắp thế giới dễ dàng thiết lập mối quan hệ và duy trì các kết nối trực tuyến với bạn bè và những người có cùng sở thích hoặc mối quan tâm chung nhằm giữ vững các mối quan hệ.

Hiện nay, trend “ét o ét” dạo gần đây có thể thấy là đang tràn ngập trên khắp các mạng xã hội như Instagram, Tiktok và đặc biệt là trên Facebook. Cụm từ “Ét o ét” được giới trẻ hiện nay sử dụng rất nhiều, thậm chí thì trong 10 bài viết xuất hiện trên Faceboook thì có đến 7 đến 8 bài viết đều có sử dụng cụm từ “ét o ét”.

“Ét o ét” chính là cách đọc của cụm từ SOS dựa trên cách phiên âm tiếng Việt của các giới trẻ hiện nay. “Ét o ét” được sử dụng với ý nghĩa là báo hiệu có sự nguy hiểm, tình trạng cầu cứu khẩn cấp, cần được sự giúp đỡ và cứu trợ vào ngay thời điểm lúc đó. Thay vì việc dùng các từ ngữ để diễn tả việc cần được sự giúp đỡ hay hỗ trợ thì các giới trẻ ngày nay lại sử dụng luôn cụm từ “ét o ét” như một trào lưu, giống như một trend để thể hiện mong muốn khẩn cấp cần sự giúp đỡ ngay tại thời điểm lúc đó mà mọi người dùng đều hiểu được.

Đọc thêm:  2d 3D Là Gì - Phê Bình Văn Học

5. Các trường hợp dùng SOS:

Ban đầu, tín hiệu SOS là tín hiệu âm thanh có sự nguy hiểm cần cầu cứu sự trợ giúp khẩn cấp trên biển nên bạn cũng có thể liên lạc thông qua các thiết bị điện tử bằng tín hiệu âm thanh này. Nhưng mà ngày nay kí hiệu SOS này đã được mở rộng sử dụng trong mọi trường hợp có sự nguy hiểm nguy cấp cần sự giúp đỡ. Cách sử dụng SOS đúng thời điểm, hoàn cảnh:

Âm thanh: Lúc đầu thì tín hiệu SOS là tín hiệu âm thanh cầu cứu trên biển nên bạn cũng có thể sử dụng tín hiệu âm thanh này để liên lạc thông qua các thiết bị điện tử.

Tín hiệu đèn pin: Bạn có thể dùng đèn pin để phát ra tín hiệu cầu cứu SOS tương tự như ký hiệu có trong mã Morse, cụ thể được sử dụng như sau: ba lần nháy đèn ngắn, ba lần nháy đèn dài và ba lần nháy đèn ngắn.

Hình ảnh: Nếu bạn không có thiết bị phát âm thanh hoặc bạn không có đèn pin thì bạn có thể vẽ, hãy nhặt các vật dụng xung quanh để xếp thành chữ SOS để phát tín hiệu cầu cứu, xin sự trợ giúp gấp.

Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các thiết bị liên lạc cũng phát triển dần lên, và có một số cụm từ khác cũng được dùng với ý nghĩa là cầu cứu.

Ví dụ như: “Mayday” từ này có nguồn gốc từ tiếng Pháp, nghĩa là “m’aidez” – có nghĩa là giúp tôi. Và đây cũng là một trong các tín hiệu cầu cứu bằng âm thanh phổ biến nhất chỉ đứng sau tín hiệu SOS, và vào năm 1927 đã được Công ước Quốc tế thông qua.

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, tại đây cũng có một số tín hiệu cảnh báo và tín hiệu này cũng được sử dụng theo từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau, ví dụ như: SSS – là tín hiệu cảnh báo tàu ngầm tấn công, AAA – là tín hiệu cảnh báo máy bay ném bom, QQQ – là tín hiệu cảnh báo tàu chiến tấn công, RRR – là tín hiệu cảnh báo máy bay chiến đấu tấn công.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button