Wiki

PIT là gì: Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người lao động

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Pit là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Thuế thu nhập cá nhân (“TNCN”) hay PIT là nghĩa vụ thuế của các cá nhân phát sinh thu nhập. Tuy nhiên, cách tính thuế TNCN theo quy định của pháp luật tương ứng với từng đối tượng là khác nhau.

Ở bài viết này, HR1Jobs sẽ đồng hành cùng quý đọc giả trong việc giải mã PIT là gì cũng như tìm hiểu cách tính PIT dành cho người lao động.

PIT (Personal Income Tax) hay thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà cá nhân phải trích nộp vào ngân sách Nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Lưu ý rằng, phần thuế này không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ chi tiêu cần thiết cho bản thân và gia đình.

Mục đích của thuế PIT là để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đảm bảo phúc lợi xã hội cho người dân, góp phần làm giảm sự chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư.

Đọc thêm:  1 Mẫu bằng bao nhiêu sào, bao nhiêu Mét vuông? Bắc, Trung, Nam

Tra cứu mã số thuế thu nhập cá nhân (PIT)

Tại Việt Nam, người dân có thể tra cứu mã số PIT trên trang chủ của Tổng Cục Thuế – Bộ Tài chính bằng địa chỉ website: Tổng Cục Thuế – Bộ Tài Chính (gdt.gov.vn)

Dành cho 3 đối tượng khác nhau

Tùy vào các đối tượng và khả năng thu nhập, thuế PIT sẽ có cách tính hoàn toàn khác nhau:

  • Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn 3 tháng trở lên, thu nhập càng cao thì thuế PIT càng lớn.
  • Còn cá nhân ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động phải nộp thuế 10% trên tổng thu nhập.
  • Cá nhân là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế là 20% trên tổng thu nhập.

Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động thời hạn 3 tháng trở lên

Theo điểm b, khoản 1 điều 25 của TT 111/2013/TT/BTC, cá nhân cư trú có hợp đồng lao động 3 tháng trở lên (một hay nhiều công ty, doanh nghiệp khác nhau) sẽ phải tính thuế PIT theo biểu lũy tiến từng phần.

Lưu ý: các cá nhân hợp đồng lao động 3 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi hết hạn hợp đồng lao động vẫn phải nộp thuế PIT theo biểu lũy tiến từng phần.

Công thức tính thuế PIT đối với cá nhân ký hợp đồng lao động 3 tháng trở lên:

Thuế PIT phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Đọc thêm:  Cấy ghép Implant là gì - những điều nên biết trước khi thực hiện

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuếcác khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế chính là tiền lương mà cá nhân nhận được, không bao gồm các khoản sau:

  • Tiền ăn trưa (dưới 730.000VNĐ/tháng nếu trả bằng tiền mặt)
  • Tiền phụ cấp điện thoại
  • Tiền trang phục (dưới 5 triệu/tháng nếu trả bằng tiền mặt)
  • Tiền đi lại công tác phí (vé máy bay, vé xe…)
  • Tiền tăng ca
  • Tiền học phí
  • Tiền lãi nhận được từ tiền gửi ngân hàng
  • Tiền bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
  • Tiền lương hưu
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa các thành viên trực tiếp trong gia đình;
  • Tiền thừa kế

Các khoản giảm trừ:

Theo Điều 1 Nghị quyết số ​​​​954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân:

  • Mức giảm trừ bản thân (đối tượng nộp thuế) là 11 triệu đồng/tháng
  • Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng

Và các chi phí bảo hiểm:

  • Tỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm:
  • Quỹ hưu trí và tử tuất (BHXH): 8%
  • Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): 1%
  • Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT): 1,5%

Thuế suất:

Bậc

*Thu nhập chịu thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất

1

Đến 05

5%

2

Trên 05 đến 10

10%

3

Trên 10 đến 18

15%

4

Trên 18 đến 32

20%

5

Trên 32 đến 52

25%

6

Trên 52 đến 80

30%

7

Trên 80

35%

Xem thêm cách tính lương Gross/Net tại đây

Đọc thêm:  Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền, thực hiện ở đâu?

Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng

Thuế PIT đối với những cá nhân cư trú tại việt nam không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng sẽ phải đóng 10% trên tổng thu nhập.

Đối với cá nhân không cư trú tại Việt Nam (Thuế PIT dành cho người nước ngoài)

Các cá nhân là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam sẽ phải đóng 20% thuế PIT trên tổng thu nhập

Như vậy, chúng ta đã đi qua khái niệm về thuế PIT cũng như cách tính thuế PIT đối với cả 3 đối tượng lao động. HR1Jobs hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho quý đọc giả và mong rằng sẽ có cơ hội được đồng hành cùng các bạn trong các số blog sau.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button