Wiki

Lệnh ATC là gì trong chứng khoán? Nguyên tắc khớp lệnh ATC

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Phiên atc là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Lệnh ATC là gì?

Lệnh ATC (viết tắt của At The Close) là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa. Lệnh này cho phép giao dịch chứng khoán diễn ra vào thời điểm gần đóng cửa hoặc đóng cửa của phiên giao dịch cuối cùng.

Phiên ATC bắt đầu lúc 14h30 cho đến 14h45. Lệnh ATC chỉ có giá trị trong 15 phút của phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. Trong phiên ATC, các lệnh mua và bán không được khớp ngay lập tức mà được tổng hợp trong vòng 15 phút. Sau đó, tại mức giá có khối lượng giao dịch lớn nhất sẽ lấy làm giá đóng cửa (giá ATC). Trường hợp lệnh ATC chưa được thực hiện xong hoặc không được thực hiện sẽ bị huỷ bỏ sau khi đóng cửa.

Ví dụ: Lệnh của cổ phiếu A có giá tham chiếu là 10.000 VNĐ, thứ tự nhập lệnh vào hệ thống được thể hiện qua bảng dưới đây như sau:

Khối lượng muaGiá muaGiá bánKhối lượng bán

Lưu ý: (1, 2, 3 là thứ tự lệnh được nhập vào hệ thống).

Với ví dụ trên bạn có thể thấy, lệnh ATC được nhập vào hệ thống sau lệnh (1) bán 500 cổ phiếu với giá 5.000 VNĐ nhưng được ưu tiên khớp lệnh mua 1.000 đơn vị với giá 10.000 VNĐ, số lượng dư 5.000 đơn vị của lệnh này sẽ bị huỷ bỏ.

Nếu lệnh ATC chỉ bán với khối lượng 5.000 đơn vị thì bên mua sau khi khớp lệnh còn dư 5.000 đơn vị, lúc này lệnh (1) mới được khớp vì lệnh (1) được nhập vào hệ thống trước nên ưu tiên bán 500 đơn vị với giá 10.000 VNĐ.

lệnh ATC là gì
Nguồn: hozo.vn

Đặc điểm của ATC trong chứng khoán

Để hiểu và sử dụng lệnh ATC đúng cách và hiệu quả, các nhà đầu tư cần lưu ý một số đặc điểm như sau:

  • Lệnh ATC không áp dụng trên sàn UPCOM và chỉ áp dụng cho sàn HNX và HoSE.
  • Lệnh ATC chỉ có hiệu lực trong khoảng thời gian từ 14h30 đến 14h45.
  • Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn (LO) khi so khớp lệnh.
  • Lệnh ATC nếu không được thực hiện hết hoặc không được giao dịch sẽ tự động bị hủy sau khi giá đóng cửa được xác định.
  • Giá giao dịch của lệnh ATC không có mức giá cố định, thực hiện với mức giá sẵn có trên thị trường và được xác định vào thời điểm đóng cửa.
  • Lệnh ATC được nhập vào hệ thống trong thời gian khớp lệnh định kỳ từ 10h15 đến 10h30.

Xem thêm: Giờ giao dịch của các sàn chứng khoán phổ biến ở Việt Nam

Ưu và nhược điểm của lệnh ATC

Ưu điểm

  • Giúp các nhà đầu tư nắm bắt giá đóng cửa vì lệnh ATC được ưu tiên khớp lệnh vào cuối phiên giao dịch.
  • Lệnh ATC là cơ hội để các nhà đầu tư mua hoặc bán cổ phiếu với mức giá tốt nhất vào cuối mỗi phiên giao dịch.
  • Các nhà đầu tư có thể dùng lệnh ATC như một công cụ để tranh quyền mua hoặc quyền bán vào cuối phiên giao dịch. Lệnh ATC được dùng để tranh mua nếu thấy giá khớp lệnh thấp hoặc tranh bán khi giá khớp lệnh cao.
  • Lệnh ATC giúp nhà đầu tư hạn chế mua hoặc bán trong phiên khớp lệnh giá đóng cửa. Vì sau khi xác định giá đóng cửa, những lệnh ATC chưa thực hiện xong hoặc không được giao dịch sẽ tự động bị huỷ.
Đọc thêm:  Giáp Ngọ 2014 Mệnh Gì? Màu Sắc Và Hướng Phong Thủy

Nhược điểm

  • Không thể hủy hoặc chỉnh sửa lệnh ATC.
  • Rất khó để kiểm soát giá khớp vì lệnh ATC không tham gia vào quá trình xác định giá khớp lệnh.
  • Nhà đầu tư cần tính toán kỹ lưỡng trước khi dùng lệnh ATC để tránh mua với giá cao hoặc bán với giá thấp.
ưu và nhược điểm của lệnh atc là gì
Nguồn: img.meta.com.vn

Nguyên tắc khớp lệnh ATC

Để cái cái nhìn cụ thể hơn cách khớp lệnh ATC là gì thì ZaloPay sẽ cung cấp cho độc giả một ví dụ sau. Bảng dưới đây là bảng tổng hợp sau 15 phút của phiên ATC với một cổ phiếu. Mức giá có khối lượng khớp lớn nhất chính là gì ATC

Khối lượng MUAGiáKhối lượng BÁN

Trước tiên, ta cần phải xác định tổng khối lượng chấp nhận mua và bán ở mỗi mức giá. Với lệnh mua thì ưu tiên người mua giá cao. Cách tính tổng khối lượng mua như sau:

Với mức giá 43 thì có 100.000 cổ phiếu đặt mua với giá ATC sẽ mua với giá này và cộng thêm 80.000 cổ phiếu chấp nhận mua ở mức giá 43. Vậy tổng khối lượng chấp nhận mua ở giá 43 là 180.000

Ở mức giá 42 thì có 100.000 cổ phiếu đặt mua với giá ATC sẽ mua với giá này, 80.000 cố phiếu chấp nhận mua với giá 43 thì cũng sẽ chấp nhận mua với giá thấp hơn là 42 và thêm 70.000 đồng ý mua đúng giá 42. Vậy tổng khối lượng chấp nhận mua ở giá 42 là 250.000

Với lệnh bán thì ngược lại, thị trường sẽ ưu tiên người bán giá thấp. Cách tính tổng khối lượng chấp nhận bán như sau:

Với mức giá 39 thì 50.000 cổ phiếu bán với giá ATC thì cũng sẽ chấp nhận bán với giá ATC thì cũng sẽ chấp nhận bán với giá 29 cộng thêm 80.000 cổ phiếu chấp nhận bán ở giá 39. Vậy tổng khối lượng chấp nhận bán ở giá 39 sẽ là 130.000

Với mức giá 40 thì 50.000 cổ phiếu bán với giá ATC thì cũng sẽ chấp nhận bán với giá này, 80.000 cổ phiếu chấp nhận bán với giá 39 thì cũng sẽ chấp nhận bán với giá cao hơn là 40 và thêm 100.000 đồng ý bán với giá 40. Như vậy tổng khối lượng chấp nhận bán ở giá 39 sẽ là 230.000.

Tưởng tự thì sẽ tính ra được tổng khối lượng chấp nhận bán tại các mức giá còn lại.

Đọc thêm:  Chậm kinh bao nhiêu ngày thì có thai? Khi nào thử thai là chính xác?
Tổng khối lượng chấp nhận muaKhối lượng MUAGiáKhối lượng BÁNTổng khối lượng chấp nhận bán

Tiếp theo thì chúng ta sẽ tiến hành so sánh để xác định tổng khối lượng có thể khớp tại mỗi mức giá. Cụ thể, ở mức giá 39 thì tổng khối lượng chấp nhận mua là 560.000 trong khi tổng khối lượng chấp nhận bán chỉ là 130.000 nên tổng khối lượng khớp tối đa sẽ là 130.000 cổ phiếu.

Tương tự thì chúng ta tính được tổng khối lượng khớp tại các mức giá khác nhau. Và tại tổng khối lượng khớp lớn nhất là 350.000 tại mức giá 41 nên 41 này sẽ được dùng làm giá đóng cửa hay gọi là giá ATC.

Tổng khối lượng chấp nhận muaKhối lượng MUAGiáKhối lượng BÁNTổng khối lượng chấp nhận bánTổng khối lượng khớp

Đối với bên mua thì những người đặt lệnh mua ở giá ATC, 43, 42 và 41 đều sẽ được mua đủ số cổ phiếu của mình với chung mức giá là 41. Đối với bên bán thì những người đặt lệnh bán ở giá ATC, 39, 40 đều bán được cổ phiếu của mình với mức giá chung là 41. Còn đối với những người đặt lệnh bán ở giá 41 thì sẽ chỉ có 120.000 cổ phiếu được khớp trên tổng khối lượng bán là 150.000. Khối lượng cổ phiếu còn lại sẽ bị hủy, những lệnh nào được đặt sớm nhất sẽ khớp, còn những lệnh đặt sau sẽ bị hủy hoặc chờ đến phiên ATO.

Tổng hợp thuật ngữ liên quan đến ATC trong chứng khoán

Giá ATC là gì?

Giá ATC trong chứng khoán được hiểu là giá đặt mua hoặc đặt bán tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch. Trên sàn giao dịch chứng khoán ký hiệu của lệnh ATC là “U”.

Phiên ATC là gì?

Phiên ATC là thuật ngữ để gọi phiên giao dịch trong đó có lệnh ATC khớp lệnh xác định giá đóng cửa.

Cổ phiếu ATC là gì?

Cổ phiếu ATC là loại cổ phiếu được đặt mua và đặt bán theo lệnh ATC. Khi đó, nếu muốn mua hoặc bán cổ phiếu, nhà đầu tư đưa lệnh ATC vào giao dịch tại giá đóng cửa ở cuối phiên giao dịch.

Giá cổ phiếu ATC là gì?

Giá cổ phiếu ATC là giá đặt mua hoặc đặt bán cổ phiếu được giao dịch với lệnh ATC.

Cách sử dụng lệnh ATC trong đầu tư chứng khoán

Lệnh ATC là loại lệnh rất phổ biến trên sàn giao dịch, đặc biệt là khi thực hiện khớp lệnh liên tục. Với lệnh ATC, nhà đầu tư chỉ được sử dụng một lần duy nhất trong đợt khớp lệnh vào phiên giao dịch cuối. Nếu lệnh ATC không được thực hiện hoặc thực hiện chưa xong sẽ tự động bị hủy sau khi đóng cửa. Tính năng này làm cho lệnh ATC trở thành một công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố dẫn đến những rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải là bán với giá thấp và mua với giá cao. Do đó, các nhà đầu tư chứng khoán cần tính toán cẩn thận khi sử dụng lệnh ATC để đem lại lợi nhuận tối ưu.

Một số lưu ý cho nhà đầu tư khi sử dụng lệnh ATC hiệu quả:

  • Đối với sàn UPCOM, lệnh ATC không thể áp dụng đối với khớp lệnh liên tục.
  • Nhà đầu tư nên tính toán khối lượng cổ phiếu muốn mua trước khi đặt lệnh ATC bằng cách lấy tổng số tiền trong tài khoản chia cho giá trần của phiên giao dịch đó nhằm đảm bảo số tiền trong tài khoản vẫn đủ để thanh toán khi khớp lệnh.
  • Đối với lệnh ATC trong giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư không thể hủy, thêm hoặc thay đổi lệnh.
  • Trong phiên ATC, lệnh này sẽ được khớp nếu nhà đầu tư đặt lệnh giới hạn (LO) mà giá đặt mua cao hơn hoặc bằng giá chốt phiên và ngược lại.
  • Trên bảng giá nếu chỉ có phiên ATC thì không xác định được giá khớp lệnh.
  • Nên áp dụng lệnh ATC để tranh bán khi giá khớp lệnh ở mức cao nhất và tranh mua khi giá khớp lệnh ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, lệnh ATC chỉ có thể áp dụng trong khớp lệnh định kỳ nên nhà đầu tư chỉ nên sử dụng lệnh này tạm thời. Mặc dù được ưu tiên thực hiện giao dịch trước nhưng việc bán giá thấp và mua giá cao chắc chắn là một tổn thất lớn cho các nhà đầu tư chứng khoán.
  • Mặc dù các nhà đầu tư có thể sử dụng lệnh ATC để thực hiện giao dịch vào cuối phiên nhằm “tiết kiệm” và kiếm lợi nhuận. Nhưng nếu không nắm chắc về thị trường và không có sự am hiểu nhất định về chứng khoán thì các nhà đầu tư không nên quá lạm dụng lệnh này để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn.
Đọc thêm:  Tiểu sử OTIS ĐỖ NHẬT TRƯỜNG là ai, Hot boy FapTV? - 2dep
một số lưu ý của lệnh ATC là gì
Nguồn: thuenhanuoc.vn

Có nên sử dụng lệnh ATC không?

“Có nên sử dụng lệnh ATC không?” Đó là một câu hỏi khá phổ biến mà các nhà đầu tư mới thường thắc mắc. Lệnh ATC thường chỉ áp dụng cho các nhà đầu tư sẵn sàng mua và bán với bất kỳ giá nào. Điểm nổi bật của lệnh này là khi giao dịch nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, nhược điểm là khả năng thành công thấp và bị động về giá. Một số đặc điểm tiêu biểu của phiên ATC như sau:

  • Phiên ATC là phiên giao dịch cuối cùng trong ngày và được diễn ra rất sôi nổi.
  • Khối lượng giao dịch trong phiên ATC tương đối lớn so với tổng khối lượng giao dịch cả phiên.
  • Để có thể quyết định giá trên thị trường, người mua và người bán phải cạnh tranh gay gắt về giá cổ phiếu.
  • Ở đây chủ yếu là các nhà đầu tư chuyên nghiệp thực hiện giao dịch.

Trên đây là những kiến thức tổng hợp xoay quanh lệnh ATC. Đây cũng là một trong những lệnh giao dịch phổ biến nhất trong đầu tư chứng khoán mà các nhà đầu tư nên nắm rõ. Hy vọng bài viết này của ZaloPay sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu được khái niệm ATC là gì, nguyên tắc của lệnh ATC trong giao dịch chứng khoán cũng như cách sử dụng lệnh ATC một cách hiệu quả. Ngoài lệnh ATC, nhà đầu tư nên tìm hiểu thêm về các lệnh khác như LO, ATO, MP,… để có thêm kiến ​​thức áp dụng trong giao dịch.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button