Giáo dục

Nợ Môn Là Gì? Sinh Viên Nợ Môn Thì Phải Làm Sao?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Nợ môn để chia sẻ cho bạn đọc

Nợ môn là một khái niệm còn khá lạ lẫm đối với tân sinh viên, vì hồi học phổ thông thì các em chỉ mới nghe qua về rớt môn, chứ cũng chưa tiếp xúc nhiều với khái niệm nợ môn. Tuy nhiên, khi đã là sinh viên đại học thì các em sẽ khá quen thuộc với điều này, mặc dù đó là điều không mấy tích cực. Vậy nợ môn là gì? Sinh viên nợ môn ở đại học thì phải làm sao?

>> Điều kiện để sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi

Nợ môn là gì?

Nợ môn là gì? Ở đại học, khi rớt môn thì sinh viên phải đăng ký học lại để qua môn, còn nếu chưa thì sẽ được xem là nợ môn. Nợ môn là trường hợp sinh viên bị rớt môn ở đại học và chưa học lại để qua môn đó. Khi còn nợ bất kỳ môn học nào thì sinh viên cũng đều sẽ không được xét tốt nghiệp ra trường, vì có nợ thì mình phải trả mà, phải học lại để qua môn đó thì mới được tốt nghiệp.

Cảm giác nợ môn sẽ ra sao?

Khi còn nợ môn thì sinh viên sẽ không thể tốt nghiệp, và tất nhiên sẽ phải học lại để qua môn, để không còn nợ môn nữa. Với khối lượng kiến thức khổng lồ ở đại học thì việc phải học lại 1-2 môn trong học kỳ sẽ khiến sinh viên bị choáng, bị quá tải, nhất là khi mình bị nợ môn quá nhiều. Ngoài ra, vấn đề rớt môn phải học lại để trả nợ môn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và tinh thần học tập của sinh viên, dễ khiến các em bị tuột mood, tự ti về năng lực bản thân, cho rằng mình yếu kém nên mới bị nợ môn…

Đọc thêm:  Trường Sĩ quan lục quân 1 có những ngành nào? - Luật Hoàng Phi

Cảm giác nợ môn ấy chắc chắn sẽ không hề dễ chịu, nhưng nếu cứ mãi tiêu cực, cho rằng mình bất tài, học tệ… thì mọi chuyện cũng không thể tốt hơn. Thay vì chìm đắm trong sự bất lực, trong cảm xúc tiêu cực, thì các em nên lấy điều đó làm động lực để mình phấn đấu học tốt hơn trong tương lai, cố gắng tập trung nghe giảng, chăm chỉ làm bài tập, chăm chỉ ôn thi. Như vậy thì khả năng cao là trong tương lai các em sẽ không bị nợ môn nữa, thậm chí còn có thể đạt điểm trung bình ở mức khá, giỏi và cực kỳ vững kiến thức chuyên ngành. Đó là cách phòng tránh nợ môn trong tương lai, nhưng nếu hiện tại sinh viên đang còn nợ môn thì phải làm sao?

>> Sinh viên được học lại tối đa bao nhiêu tín chỉ?

Sinh viên nợ môn thì phải làm sao?

Sinh viên nợ môn thì chắc chắn phải đăng ký học lại để qua môn, nhưng thật ra các em không nên đặt mục tiêu là học lại chỉ để qua môn, mà hãy đặt mục tiêu rằng mình sẽ cố gắng hết sức để đạt kết quả tốt nhất, thậm chí là mình có thể đạt điểm giỏi khi học lại môn đó. Mục tiêu đó chính là động lực để các em phấn đấu, cố gắng học tập, để vừa đạt điểm cao, vừa vững kiến thức chuyên ngành. Nhiều khi sau này nhìn lại các em lại cảm thấy biết ơn vì nhờ nợ môn mà mình có cơ hội học lại môn đó một lần nữa, để củng cố thêm kiến thức chuyên ngành, làm nền tảng vững chắc khi đi làm sau này.

Đọc thêm:  Trường đời - TGP SÀI GÒN

Tiếp theo, các em cần phải phân bổ thời lượng học lại sao cho hợp lý, tránh trường hợp dồn lại trả nợ quá nhiều môn trong cùng một học kỳ, vì điều đó sẽ khiến các em bị quá tải kiến thức và khó lòng đạt kết quả tốt, thậm chí nó còn có thể ảnh hưởng xấu tới kết quả những môn học chính trong học kỳ đó nữa. Chẳng hạn như các em bị nợ 3 môn, thì nên chia chúng ra học lại ở 3 học kỳ khác nhau để có thể đạt kết quả tốt nhất.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các em hiểu rõ nợ môn là gì và có cách giải quyết phù hợp khi mình bị nợ môn. Dù đây là một điều không mấy tích cực và chẳng sinh viên nào mong muốn, nhưng nếu lỡ nợ môn rồi thì bắt buộc các em phải học lại để trả nợ, và hãy nhớ rằng mình sẽ luôn cố gắng hết sức để có thể đạt kết quả tốt nhất. Chúc các em học tốt!

>> Học cải thiện là gì? Sinh viên có nên học cải thiện không?

Hỏi đáp nhanh

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button