Wiki

Niệu đạo là gì? Điểm khác nhau giữa niệu đạo nam và nữ | Medlatec

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Niệu đạo là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Không phải ai cũng hiểu rõ về cơ quan niệu đạo trong cơ thể và điểm khác biệt giữa niệu đạo nam và nữ. Bài viết hôm nay của MEDLATEC sẽ chia sẻ khái niệm niệu đạo là gì và những bệnh lý ở niệu đạo bất kỳ ai cũng cần phải tránh.

04/04/2022 | Góc tư vấn: kích thước sỏi niệu quản bao nhiêu thì phải mổ?04/04/2022 | Nang niệu rốn ở trẻ sơ sinh là bệnh gì và có chữa được không?04/04/2022 | Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Biện pháp điều trị là gì?

1. Cấu tạo và chức năng của niệu đạo ở cả 2 giới

Hệ tiết niệu của con người gồm các bộ phận: 2 quả thận, 2 niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Vậy niệu đạo là gì?

Cấu tạo của niệu đạo là một ống dài kết nối bàng quang tới lỗ tiểu để dẫn nước tiểu ra ngoài môi trường. Ở nam giới thì cơ quan này còn đảm nhận nhiệm vụ dẫn tinh dịch ra ngoài.

Phân biệt niệu đạo nam và nữ:

  • Niệu đạo nữ: độ dài từ 3 – 5 cm, có tính đàn hồi và có thể dãn ra khoảng 1cm. Nơi hẹp nhất của niệu đạo nữ giới là lỗ niệu đạo ngoài, nằm ở sau âm vật, giữa 2 môi bé và trước lỗ âm đạo;

  • Niệu đạo nam: có độ dài gấp 6 lần so với niệu đạo của nữ giới (18 – 20 cm) và phân thành 4 đoạn như sau:

  • Niệu đạo trước tiền liệt: độ dài từ 1 – 1,5 cm, nằm trong cổ bàng quang và chỉ xuất hiện khi bàng quang đã đầy;

  • Niệu đạo tiền liệt: dài khoảng 2,5 – 3 cm. Đây là đoạn giãn to nhất trong niệu đạo;

  • Niệu đạo màng: trái ngược với niệu đạo tiền liệt thì niệu đạo màng là đoạn ngắn nhất và hẹp nhất, dài vỏn vẹn 1,2 cm xuất phát từ mặt dưới của tuyến tiền liệt kéo đến hoành niệu dục;

  • Niệu đạo xốp: là đoạn dài nhất (12 – 15 cm) từ trong hành xốp dương vật ra đến lỗ niệu đạo ngoài.

Đọc thêm:  Chức năng chính của Microsoft word là gì? - Luật Hoàng Phi

Hình ảnh mô phỏng niệu đạo ở nam và nữ

Hình ảnh mô phỏng niệu đạo ở nam và nữ

Chức năng của niệu đạo là gì?

Niệu đạo là một cơ quan thuộc hệ tiết niệu, đóng vai trò dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể.

Bên cạnh chức năng chính này, niệu đạo ở nam giới còn là cơ quan chung của hệ tiết niệu và hệ sinh dục vì các đấng mày râu sẽ xuất tinh qua đường niệu đạo. Chính vì thế, nếu có đời sống tình dục không an toàn thì nam giới có nguy cơ bị viêm niệu đạo cũng như sẽ mắc phải những bệnh khác lây truyền qua đường quan hệ tình dục.

2. Giải đáp một số bệnh lý hay gặp ở niệu đạo

2.1. Bệnh viêm niệu đạo

Phần lớn các trường hợp bị viêm niệu đạo đều là do sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ quan này từ khu vực xung quanh. Đó có thể là vi khuẩn E.coli hoặc các vi khuẩn khác lẫn trong phân, hoặc những tác nhân lây truyền do quan hệ tình dục.

Các loại nhiễm trùng như chlamydia hay lậu lây qua đường tình dục sẽ bị cản lại ở niệu đạo nhưng chúng vẫn có khả năng tấn công vào cơ quan sinh sản của nữ giới, dẫn tới viêm vùng chậu, gây đau đớn và làm gia tăng nguy cơ vô sinh.

Đối với nam giới, chlamydia và lậu có thể làm viêm mào tinh hoàn, viêm vùng chậu, nhiễm trùng mào tinh hoàn và cũng có thể khiến phái mạnh bị vô sinh.

Vi khuẩn là một trong các tác nhân dẫn tới bệnh viêm đường tiết niệu

Vi khuẩn là một trong các tác nhân dẫn tới bệnh viêm đường tiết niệu

Biểu hiện điển hình ở những người bị viêm niệu đạo hay gặp là các triệu chứng sau:

  • Tiểu rắt, tiểu gấp và tiểu buốt;

  • Khó tiểu;

  • Đau, ngứa, khó chịu vùng kín khi không đi tiểu được;

  • Đầu dương vật có thể bị sưng đỏ;

  • Đau mỗi khi quan hệ tình dục.

Đọc thêm:  S22 series giá bao nhiêu? Giá S22 | S22+ | S22 Ultra [01/02]

Để điều trị viêm niệu đạo, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại kháng sinh với nhau. Trong trường hợp nhiễm trùng đã lan sang đường sinh dục thì đối tác quan hệ tình dục cũng cần phải đi kiểm tra và điều trị.

2.2. Hẹp niệu đạo

Đây là một bệnh lý niệu khoa phổ biến nhưng thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới. Nếu kéo dài tình trạng này thì bệnh nhân rất dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm mào tinh hoàn và viêm tuyến tiền liệt và nghiêm trọng hơn là bị suy thận nếu niệu đạo bị tắc nghẽn trong thời gian dài. Ngoài ra bệnh cũng gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng đời sống tình dục. Một số nguyên nhân dẫn đến hẹp niệu đạo đó là:

  • Nhiễm trùng;

  • Do chấn thương;

  • Hẹp niệu đạo bẩm sinh;

  • Do phẫu thuật, thủ thuật.

Hẹp niệu đạo có thể khiến bệnh nhân cảm thấy hơi khó chịu và bí tiểu. Các phương pháp điều trị áp dụng cho trường hợp này bao gồm: xẻ, đặt stent, nong, phẫu thuật tạo hình cắt nối.

2.3. Van niệu đạo sau

Bệnh lý này thường là do bẩm sinh khi bào thai trong bụng mẹ gặp rối loạn hình thành ống niệu.

Niệu đạo sau gồm đoạn màng và đoạn tiền liệt. HIện tượng có một màng ngăn xuất hiện ở niệu đạo sau được gọi là van niệu đạo sau gây khó khăn cho việc lưu thông nước tiểu, có thể khiến nước tiểu chảy ngược về bàng quang hay thậm chí là chảy ngược về niệu quản và thận. Tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại cho trẻ.

Khi bị van niệu đạo sau, trẻ thường quấy khóc vì khó tiểu, có trẻ còn kèm theo khó thở, sốt, chướng bụng. Dựa trên tình trạng cũng như mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương án điều trị phù hợp:

  • Đưa niệu quản ra da;

  • Xông tiểu và dẫn lưu bàng quang;

  • Nội soi cắt van niệu đạo.

Đọc thêm:  IPhone 11 Pro Max 256GB | LikeNew 99%, Giá Tốt, Trả Góp 0%

3. Làm thế nào để duy trì một niệu đạo khỏe mạnh?

Vì niệu đạo có chức năng đưa nước tiểu ra ngoài nên mỗi chúng ta cần có ý thức tự giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khu vực này để tránh mắc phải các bệnh lý không chỉ ở riêng niệu đạo mà là ở hệ sinh dục và hệ tiết niệu nói chung. Đặc biệt nữ giới có đường niệu đạo ngắn và phải trải qua những giai đoạn sinh lý đặc biệt nên cần hết sức lưu ý.

Một số cách sau đây có thể giúp bạn phòng ngừa những bệnh lý ở niệu đạo:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày: cả nam giới và nữ giới đều nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng nước sạch. Không nên lạm dụng hóa chất dễ gây kích ứng cho vùng kín. Đặc biệt phụ nữ nên tránh thụt rửa sâu âm đạo, dùng băng vệ sinh thấm hút tốt và đúng cách;

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: điều này giúp tạo ra đủ nước tiểu, mang vi khuẩn đào thải ra ngoài và làm sạch niệu đạo;

  • Dùng biện pháp an toàn khi quan hệ: đây cũng là cách hữu hiệu giúp ngăn chặn sự lây nhiễm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.

Để tránh gặp các bệnh lý về niệu đạo, hãy giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Để tránh gặp các bệnh lý về niệu đạo, hãy giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Nhìn chung bài viết đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn cấu tạo và chức năng của niệu đạo là gì, những bệnh lý thường gặp ở niệu đạo để từ đó chủ động phòng tránh và điều trị nếu không may mắc phải.

Nếu bạn còn nhiều băn khoăn cần giải đáp liên quan tới các bệnh về niệu đạo, hãy đăng ký thăm khám tại Chuyên khoa Tiết niệu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện quy tụ đội ngũ các y bác sĩ đầu ngành, kết hợp trang bị hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp đưa ra các kết quả chẩn đoán chính xác.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch ngay hôm nay.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button