Wiki

Niết bàn là gì? Ý nghĩa và bản chất

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Niết bàn là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Chúng ta, thường ngày vẫn nghe đến hai từ niết bàn, nhưng chắc rằng không phải ai cũng có thể hiểu niết bàn là gì? Và có ý nghĩa gì? Dẫu biết rằng con đường học Phật vô cùng vi diệu và kiến thức thì mênh mông vô tận, nhưng không thể ngăn cản tinh thần ham học hỏi của mọi quý vị đạo hữu Phật tử hay anh chị em đồng tu. Hãy cùng Buddhistart tìm hiểu về những thông tin thú vị này nhé.

Niết bàn là gì?

Niết bàn có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau theo mỗi góc nhìn. Theo quan điểm của tâm lý học thì Niết bàn chính là xóa bỏ tự ngã, theo quan điểm của đạo đức thì Niết bàn là diệt tham sân si.

niet-ban-la-gi-1

Danh từ Niết bàn trong Pàli hợp thành do Ni và bàna. Ni là một yếu tố phủ định và bàna nghĩa là dục vọng hay khát Chính vì ly khai khỏi khát ái, hay bàna, dục vọng nên nó được gọi là Niết bàn. Niết bàn theo nghĩa đen là không trói buộc.

Còn Niết Bàn của các Phật tử được định nghĩa không phải chỉ là hư vô hay trạng thái hủy diệt, mà Niết bàn chính là một pháp “không sinh, không phát khởi, không tạo thành, không do duyên sinh”. Do đó, Niết Bàn chính là vĩnh cửu (Dhuva), khả ái (Subha) và an lạc (Sukha). Trong Niết bàn không có cái gì “vĩnh cửu hóa”, cũng không có cái gì “bị diệt vong”, mà ở ngoài đau khổ.

Đọc thêm:  Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số (Có đáp án và giải thích)

niet-ban-la-gi-2

Niết bàn có ý nghĩa gì?

Chiếu theo nhiều cách giải thích khác nhau về Niết bàn, thì ý nghĩa của Niết Bàn chính là đoạn trừ dục vọng, dứt nghiệp báo luân hồi, thanh tịnh tuyệt đối. Giải thích một cách trừu tượng hơn thì Niết bàn là sự ngưng đọng vĩnh cửu của không – thời gian trong cõi tâm linh sâu thẳm của con người. Tóm lại, có thể hiểu ý nghĩa của Niết Bàn trong Phật giáo không phải là một cõi cực lạc có vị trí không – thời gian như thiên đường của Thiên Chúa giáo, mà Niết Bàn là một trạng thái tâm linh thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, không vọng động, diệt ái dục, xoá bỏ vô minh, chấm dứt mọi khổ đau, phiền não.

niet-ban-la-gi-3

Bản chất của Niết Bàn

Niết Bàn không phải là một vật thể mà chúng ta có thể nhìn thấy được hoặc sờ nắm được, mà Niết Bàn là một trạng thái của tâm chúng ta. Đó là trạng thái đạt tới cảnh giới vô thường, nghĩa là hoàn toàn không còn những vô minh, khổ đau và không thỏa mãn. Có thể nói đây là một trạng thái an lạc cao cấp nhất.

Không phải dễ dàng để có thể đạt đến trạng thái Niết Bàn, mà là chúng sanh phải thực hành hoàn hảo giới định tuệ thì mới có thể đạt được Niết Bàn. Khi quý vị tìm được bản chất của mình thông qua giới định tuệ, thì lúc đó bản chất của quý vị chính là bản chất của Niết Bàn. Nhưng cơ bản bởi vì chúng ta theo đuổi cái bản thể bản ngã, chấp ngã chấp pháp nên không thể thấy được bản chất của Niết Bàn.

Đọc thêm:  Anxiety là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh anxiety - AiHealth

niet-ban-la-gi-4

Đức Phật mang đến cho chúng ta sự cảm hiểu rõ ràng hơn về 2 hình thức của Niết Bàn đó là Niết Bàn của Bậc Thánh và Niết Bàn tạm thời của phàm phu. Ngài dạy rằng:

“Đói là chứng bệnh lớn lao

Vô thường ngũ uẩn khổ đau nhất đời,

Nếu ai hiểu đúng vậy rồi,

Coi như đạt đến cực vui Niết Bàn” (Pháp Cú. 203)

Đối với người phàm phu, thì chỉ cần đạt được những nhu cầu cơ bản là coi như đã chạm đến Niết Bàn. Chẳng hạn như khi đói được ăn cơm, hoặc cảm thụ no bụng sau khi ăn, cảm thụ hết bệnh cũng được xem là một dạng Niết bàn tương đối của phàm phu.

Theo đạo Phật đại thừa thì thế nào, bản chất của Niết Bàn là gì? Trong kinh Lăng già, đức Phật có nói:

“Vô hữu Niết Bàn Phật.

Vô hữu Phật Niết Bàn”

2 câu trên có nghĩa là không có Đức Phật chứng Niết Bàn, và cũng không có Niết Bàn của Phật chứng. Khi khẳng định không có Đức Phật chứng Niết Bàn nghĩa là phá tư tưởng chấp ngã, và không có Niết Bàn của Phật là nổ pháp chấp pháp của người học về Niết Bàn, chứ không phải phủ nhận sự hiện hữu của người chứng và pháp chứng.

niet-ban-la-gi-5

Vậy, bản chất của Niết Bàn chính là “tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác”. Hiểu rõ bản chất của con người và thế giới là huyễn, nên không bị huyễn trói buộc. Ngay tại thế giới này, chúng ta giác ngộ bản thể không, vô ngã của cái huyễn đó, chính là Niết Bàn.

Đọc thêm:  [ Internet ] Bảng giá gói cước Internet FPT khuyến mãi - Mạng FPT

Chúng ta học Phật, tu theo Phật suy cho cùng cũng là để đạt tới cảnh giới Niết Bàn này. Khi quý vị hoàn toàn có thể giác ngộ được mọi thứ chỉ là huyễn thì lúc đó quý vị sẽ sống ngoài những khổ đau, vô minh mà chốn hồng trần này mang lại, tức là đã đạt đến trạng thái của Niết Bàn, hiểu rõ về bản chất của Niết Bàn.

Vậy thì, qua nội dung trên quý vị đã hiểu hết Niết bàn là gì chưa? Là người học Phật, chúng ta nhất định phải thấu suốt những điều này, để có mục tiêu cho hành trình tu tập được đúng đắn hơn.

>>>Xem thêm: Khái niệm Phật là gì? Bồ Tát là gì?

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button