Wiki

Suy thận là gì? Bị suy thận cần phải làm gì? • Hello Bacsi

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Suy thận là gì để chia sẻ cho bạn đọc

Yếu tố làm tăng nguy cơ suy thận là gì?

Mặc dù bạn không gặp phải những vấn đề sức khỏe trên, nguy cơ suy giảm chức năng thận của bạn vẫn cao hơn người khác nếu bạn:

  • Béo phì
  • Có chỉ số cholesterol cao
  • Từ 65 tuổi trở lên

Biến chứng

Bệnh suy thận có nguy hiểm không?

Bệnh suy thận có nguy hiểm không luôn là thắc mắc của nhiều người bệnh.Bác sĩ luôn khuyến khích người bị suy thận nên tìm kiếm giải pháp điều trị hoặc kiểm soát tốt ngay từ đầu để phòng ngừa một số biến chứng nghiêm trọng có nguy cơ phát sinh, chẳng hạn như:

  • Thiếu máu
  • Tăng phốt-phát và kali máu
  • Sức khỏe xương suy yếu
  • Bệnh tim mạch
  • Cổ trướng, phù nề

Bạn có thể xem thêm:Các biến chứng suy thận mạn tính và cách để phòng tránh

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn bắt gặp những biểu hiện suy thận được đề cập ở trên hoặc nghi ngờ bản thân đang gặp vấn đề với cơ quan bài tiết này, hãy mau chóng đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe và chữa trị hiệu quả. Tiếp nhận điều trị càng sớm, tỷ lệ thành công càng cao.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đọc thêm:  1 lát bánh mì sandwich bao nhiêu calo? Ăn bánh mì có mập không?

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh suy thận?

chẩn đoán suy thận

Để kiểm tra một người có bị suy thận hay không, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm dùng để đánh giá khả năng hoạt động của cơ quan nội tạng này, bao gồm:

Xét nghiệm nước tiểu

Các chuyên gia sẽ thu thập và phân tích mẫu nước tiểu của người bệnh để tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy thận không hoạt động tốt, ví dụ như sự hiện diện của protein, carbohydrate, hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn…

Đo thể tích nước tiểu

Theo bác sĩ, đây là thủ thuật xét nghiệm đơn giản nhất giúp kiểm tra chức năng thận. Thể tích quá thấp có thể cho thấy đường tiểu bị tắc nghẽn do suy thận, phì đại tuyến tiền liệt…, những nguyên nhân chính gây suy thận.

Xét nghiệm máu

Các thủ thuật xét nghiệm máu dùng để chẩn đoán bệnh suy thận thường là:

  • Định lượng creatinin máu: creatinin là sản phẩm cặn được đào thải bởi thận thông qua nước tiểu. Nồng độ hoạt chất này trong máu tăng lên có thể cảnh báo những nguyên nhân suy thận như viêm cầu thận, viêm bể thận, tắc nghẽn đường tiết niệu…
  • Xét nghiệm ure máu: ure là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể, thường cũng được thận đào thải ra ngoài như creatinin. Tắc nghẽn đường tiểu là một trong các nguyên nhân chính khiến chỉ số ure trong máu cao bất thường.

Xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán bệnh suy thận

Những thủ thuật như siêu âm, chụp MRI hay chụp CT có thể cung cấp cho bác sĩ hình ảnh tổng quát của thận và hệ tiết niệu. Dựa vào đó, các chuyên gia có thể tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, chẳng hạn như tắc nghẽn, xảy ra tại đây.

Đọc thêm:  Lực quán tính là gì ? Công thức tính lực quán tính chính xác nhất

Sinh thiết thận

Bác sĩ sử dụng thiết bị chuyên dụng để lấy một mẫu mô thận từ người bệnh và đem đi phân tích. Mục đích của kỹ thuật này là:

  • Tìm kiếm dấu hiệu thương tổn hoặc bệnh lý ở thận
  • Theo dõi mức độ cải thiện của người bệnh trong quá trình điều trị
  • Kiểm tra chức năng thận sau khi cấy ghép

Các phương pháp điều trị suy thận

Tùy vào triệu chứng xảy ra và nguyên nhân gây giảm chức năng thận mà mỗi người sẽ có cách điều trị bệnh suy thận khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là hai giải pháp sau, bao gồm:

Thẩm tách

Mục đích của thẩm tách là thay thế chức năng lọc và đào thải độc tố cũng như dịch thừa từ máu của thận. Thủ thuật này gồm hai phương pháp là:

  • Chạy thận nhân tạo: sử dụng máy móc để lọc máu thay thận
  • Thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng): sử dụng phúc mạc trong khoang bụng để lọc máu

Trong quá trình thẩm tách, người bệnh đặc biệt phải tuân theo chế độ ăn ít kali và natri theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo nhận được kết quả điều trị tốt nhất.

Lưu ý, thẩm tách không có khả năng chữa suy thận tận gốc. Tuy nhiên, bạn có thể kéo dài thời gian sống bằng cách tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Cấy ghép thận

Nếu tình trạng suy thận tiến triển quá mức nghiêm trọng, ghép thận sẽ là giải pháp duy nhất bạn có thể lựa chọn trong trường hợp này. Nếu điều trị thành công, bạn sẽ có cơ quan bài tiết mới với đầy đủ chức năng cần thiết.

Mặc dù vậy, ghép thận không phải là lựa chọn điều trị phù hợp cho tất cả mọi người. Bạn sẽ phải chờ đợi rất lâu để nhận được thận hiến tặng tương thích với bản thân. Không những vậy, bạn còn cần dùng thuốc ức chế miễn dịch cho đến cuối đời nhằm ngăn chặn cơ thể đào thải tạng ghép. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở người được ghép thận.

Đọc thêm:  Burn out là gì và những điều nên biết về Burn out | Medlatec

Bạn cũng có thể xem thêm: Suy thận uống thuốc gì? Những điều bệnh nhân cần biết

Phòng ngừa

Các cách phòng ngừa bệnh suy thận là gì?

phòng ngừa suy giảm chức năng thận

Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen…, là yếu tố hàng đầu trong việc phòng ngừa suy thận. Cụ thể hơn, sử dụng các loại thuốc này với liều lượng cao có thể gây độc tố, tạo thêm áp lực công việc đè nặng lên thận. Nếu tình trạng này kéo dài, thận sẽ bị quá tài và dần trở nên suy yếu.

Suy thận cần làm gì? Nếu đang bị bệnh thận, bạn cũng có thể kiểm soát tốt bệnh trạng nhằm ngăn chặn rủi ro suy giảm chức năng của cơ quan bài tiết này bằng cách:

  • Duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên, cắt giảm lượng muối và kali trong khẩu phần ăn
  • Lưu ý kiểm soát tốt huyết áp và lượng đường trong máu
  • Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị

Bạn có thể xem thêm: 11 cách phòng ngừa suy thận không phải ai cũng biết

Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về thận của mình, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh ở mỗi người sẽ không giống nhau. Do đó, việc thảo luận cùng các chuyên gia có thể giúp bạn xác định đúng vấn đề và tìm ra cách điều trị suy thận phù hợp, hiệu quả.

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button