Giáo dục

Ngành Văn hóa học là gì? Học ngành Văn hóa học ra trường làm gì?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Ngành văn hóa học ra trường làm gì để chia sẻ cho bạn đọc

Văn hóa học là một ngành khoa học, nhân văn về con người và xã hội, về nghiên cứu văn hoá. Ngành Văn hóa học trang bị những kiến thức cơ bản giúp sinh viên tiếp cận công việc đạt hiệu quả như mong muốn.

Nếu bạn thấy quan tâm ngành học này thì hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Văn hóa học

Văn hóa học (Mã ngành: 7229040 ) là ngành chuyên nghiên cứu các lĩnh vực thuộc phạm trù văn hóa bao gồm cơ sở văn hóa và các lĩnh vực liên quan đến văn hóa từ nhân văn, tự nhiên, khoa học, xã hội.

Văn hóa học trang bị những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn. Bên cạnh đó, khi học ngành Văn hóa học người học còn được rèn luyện về các kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trình, phân tích; kỹ năng về xử lý vấn đề và trách nhiệm xã hội; cách tổ chức công việc; sử dụng được ngoại ngữ, công nghệ thông tin; có khả năng độc lập trong nghiên cứu, cập nhật kiến thức; cách quản lý thời gian, tổ chức công việc bản thân, hoàn thành mục tiêu đề ra…

2. Các trường đào tạo ngành Văn hóa học

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Đại học Nội Vụ
  • Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên

  • Đại học Khánh Hòa
  • Đại học Đà Lạt
  • Đại học Nội vụ Phân hiệu Quảng Nam
  • Đại học Sư phạm Đà Nẵng

Khu vực miền Nam

  • Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGTPHCM
  • Đại học Văn hóa TPHCM
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Tiền Giang
  • Đại học Văn Hiến
Đọc thêm:  Top 11 spa massage giảm mỡ bụng tại TPHCM uy tín hiệu quả

3. Các khối xét tuyển ngành Văn hóa học

  • C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
  • C20 (Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • D15 (Ngữ văn, Địa Lý, Tiếng Anh
  • D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

4. Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học

Khối kiến giáo dục đại cương

Lý luận Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

  • Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
  • Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
  • Đường lối cách mạng Việt Nam
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngoại ngữ

Tin học

Giáo dục thể chất

Giáo dục quốc phòng

Kiến thức khoa học tự nhiên

  • Môi trường và phát triển
  • Thống kê cho khoa học xã hội

Kiến thức khoa học xã hội – nhân văn (bắt buộc)

  • Lịch sử văn minh thế giới
  • Cơ sở văn hoá Việt Nam
  • Logic học đại cương
  • Xã hội học đại cương
  • Mỹ học đại cương
  • Pháp luật đại cương

Kiến thức khoa học xã hội – nhân văn (tự chọn 2 HP: 4 – 5 TC)

  • ​​​​​Hán văn cơ bản
  • Chữ Nôm (môn tiên quyết: Hán văn cơ bản)
  • Nhân học đại cương
  • Tâm lý học đại cương
  • Tôn giáo học đại cương
  • Tiến trình lịch sử Việt Nam
  • Thực hành văn bản tiếng Việt
  • Kinh tế học đại cương

Khối kiến thức cơ sở ngành (bắt buộc)

  • Văn hoá học đại cương
  • Dẫn nhập văn hóa so sánh
  • Tiếp xúc và tiếp biến văn hóa
  • Phương pháp nghiên cứu trong văn hoá học
  • Lịch sử văn hóa Việt Nam
  • Các vùng văn hoá Việt Nam
  • Địa văn hóa thế giới
  • Văn hóa Trung Hoa
  • Văn hóa Ấn Độ
  • Văn hóa Đông Nam Á
  • Văn hóa Đông Bắc Á
  • Văn hóa đại chúng
  • Văn hóa đô thị
  • Văn hóa giao tiếp
  • Văn hóa truyền thông
  • Văn hóa kinh doanh
  • Tiếng Anh cho văn hóa học
Đọc thêm:  TOP 3 cách làm bánh bao không nhân thơm ngon, hấp dẫn - VinID

Khối kiến thức ngành ( bắt buộc )

  • Văn hoá nông thôn Việt Nam
  • Văn hóa Nam Bộ
  • Văn hoá Trường Sơn – Tây nguyên
  • Văn hóa dân gian Việt Nam
  • Phong tục và lễ hội
  • Tín ngưỡng và các tôn giáo ở Việt Nam
  • Văn hóa ẩm thực
  • Văn hóa trang phục
  • Văn hóa kiến trúc
  • Văn hoá nghệ thuật
  • Quản lý văn hóa
  • Quan hệ văn hóa Đông-Tây trong lịch sử
  • Toàn cầu hóa với vấn đề xung đột và hội nhập văn hóa
  • Thực tập chuyên môn

Khối kiến thức theo định hướng chuyên ngành (tự chọn)

► Quản lý Văn hóa và Truyền thông

  • Văn hóa tổ chức – quản trị
  • Di sản và quản lý di sản
  • Chính sách văn hoá
  • Thiết chế văn hoá
  • Văn hóa công sở
  • Văn hóa chính trị
  • Nghiệp vụ ngoại giao
  • Nghiệp vụ truyền thông
  • Văn hóa nghe nhìn
  • Tổ chức sự kiện
  • Cơ sở lý luận báo chí và truyền thông
  • Xã hội học về truyền thông đại chúng
  • Công chúng truyền thông
  • Quan hệ công chúng
  • Truyền thông marketing
  • Kỹ năng viết kịch bản
  • Kỹ thuật nhiếp ảnh
  • Quảng cáo
  • Nghiệp vụ thư ký văn phòng
  • Nghiệp vụ dẫn chương trình
  • Phương pháp nghiên cứu điền dã và xử lý tư liệu văn hóa học
  • Khóa luận tốt nghiệp (điểm TB từ 7.0 trở lên)
  • Thực tập tốt nghiệp

► Nghệ thuật học và Du lịch

  • Lý thuyết tiếp nhận nghệ thuật
  • Ngôn ngữ nghệ thuật điện ảnh và truyền hình
  • Cảm thụ và phê bình điện ảnh
  • Nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á
  • Âm nhạc truyền thống Việt Nam
  • Nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam
  • Mỹ thuật ứng dụng
  • Văn hóa mỹ thuật
  • Văn hóa Việt Nam qua ngôn ngữ
  • Văn hóa Việt Nam qua văn học
  • Nghệ thuật biểu diễn
  • Các nền văn hóa khảo cổ Việt Nam
  • Văn hóa du lịch
  • Du lịch tâm linh
  • Quy trình và phương pháp hướng dẫn du lịch
  • Marketing du lịch
  • Du lịch sinh thái
  • Văn hóa Champa
  • Triết lý âm dương trong văn hoá nhận thức của người Á Đông
  • Văn hóa Phật giáo
  • Văn hóa Kitô giáo
  • Văn hóa Hồi giáo
  • Khóa luận tốt nghiệp (điểm TB 7.0 trở lên)
  • Thực tập tốt nghiệp
Đọc thêm:  Giải đáp: 15 tuổi nên học nghề gì ổn định tương lai? - CodeGym

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Văn hóa học phía trên. Công việc ngành Văn hóa học bao gồm:

  • Nghiên cứu viên: chuyên nghiên cứu về văn hóa tại các Viện, Sở nghiên cứu hoặc các trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trên khắp cả nước.
  • Giảng dạy, đào tạo về khoa học văn hóa tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp nghề, trường nghiệp vụ về văn hóa – thông tin, về chính trị hay hành chính Nhà nước và các tổ chức xã hội.
  • Quản lý tại các tổ chức, cơ quan Nhà nước về ngành văn hóa, thông tin, du lịch như: Sở văn hóa – thể thao du lịch, phòng văn hóa thông tin huyện, nhà văn hóa, phòng văn hóa các cấp từ Trung ướng đến địa phương.
  • Biên tập viên chuyên mục văn hóa tại các tạp chí, cơ quan truyền thông báo chí, hay biên dịch, biên soạn sách giáo khoa, soạn thảo văn bản, truyện tranh, thơ, văn…
  • Cán bộ nhà nước trong hoạt động quản lý văn hóa nghệ thuật, bảo tồn di sản văn hóa, hay viện bảo tàng…

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Văn hóa học. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Ngọc Nhàn

Theo Tuyensinhso.vn

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button