Giáo dục

Tìm hiểu ngành nghề: Giáo dục tiểu học lấy bao nhiêu điểm?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Nganh su pham tieu hoc thi khoi gi để chia sẻ cho bạn đọc

Giáo dục tiểu học là ngành học thuộc lĩnh vực sư phạm giúp đào tạo những giáo viên có trình độ chuyên môn đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và đào tạo ở bậc tiểu học.

Nếu bạn đang quan tâm rằng ngành học này có những yêu cầu gì thì mời kéo xuống phần dưới ngay và luôn nhé.

nganh giao duc tieu hoc

1. Giới thiệu chung về ngành

Ngành Giáo dục tiểu học là gì?

Giáo dục tiểu học (tiếng Anh là Primary Education) là ngành học đào tạo về giáo dục cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi bao gồm các khối từ lớp 1 đến lớp 5. Sinh viên theo học ngành giáo dục tiểu học sẽ được học các kiến thức cơ bản về các môn học như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh… cũng như các kỹ năng cơ bản quan trọng khác.

Ngành Giáo dục tiểu học có mã ngành là 7140202.

Chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học giúp sinh viên trang bị các kiến thức cùng kỹ năng sư phạm chuyên nghiệp về giảng dạy và đào tạo, có khả năng hoạch định, lên kế hoạch tổ chức giáo dục và dạy học, có năng lực nghiên cứu, bổ sung kiến thức và tư duy, sáng tạo.

Ngành Giáo dục tiểu học phù hợp phần lớn với nữ giới và cũng gắn liền với câu hát “Cô giáo như mẹ hiền”. Đương nhiên nếu bạn là nam và muốn theo học ngành này thì cũng được thôi, không sao cả.

2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Giáo dục tiểu học

Nên học ngành Giáo dục tiểu học ở trường nào?

Có khá nhiều trường tuyển sinh và đào tạo ngành Giáo dục tiểu học trong năm 2022, các bạn có thể tham khảo trong danh sách dưới đây, mình đã chia theo từng khu vực và tổng hợp thêm về điểm chuẩn ngành Giáo dục tiểu học năm 2022 của từng trường.

Các trường tuyển sinh ngành Giáo dục tiểu học năm 2022 và điểm chuẩn như sau:

Đọc thêm:  Bài 2. Hai đường thẳng vuông góc - Củng cố kiến thức

2.1 Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc

Tên trường Điểm chuẩn 2022 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 33.7 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 36.32 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 26.15 Trường Đại học Tây Bắc 25.2 Trường Đại học Hùng Vương 26.5 Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội 28.55 Trường Đại học Hải Phòng 19 Trường Đại học Hải Phòng 19 Trường Đại học Tân Trào 19 Trường Đại học Hạ Long 22 Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây

2.2 Khu vực miền Trung & Tây Nguyên

Tên trường Điểm chuẩn 2022 Trường Đại học Vinh 26 Trường Đại học Tây Nguyên 24.51 Trường Đại học Hồng Đức 26.5 Trường Đại học Đà Lạt 23.5 Trường Đại học Quy Nhơn 24 Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kontum 23.75 Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng 24.8 Trường Đại học Quảng Nam 23.25 Trường Đại học Sư phạm Huế 25.25 Trường Đại học Phú Yên 21.6 Trường Đại học Đông Á 19 Trường Đại học Hà Tĩnh 26.3 Trường Đại học Phạm Văn Đồng 19.5

2.3 Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam

Tên trường Điểm chuẩn 2022 Trường Đại học Sư phạm TPHCM 24.25 Trường Đại học Thủ Dầu Một 25 Trường Đại học Sài Gòn 23.1 Trường Đại học Cần Thơ 23.9 Trường Đại học Đồng Tháp 19 Trường Đại học Trà Vinh 19 Trường Đại học An Giang 24.5 Trường Đại học Tiền Giang 24 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng 19

Điểm chuẩn ngành Giáo dục tiểu học năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 19 và cao nhất là 28.55 (thang điểm 30).

3. Các khối thi ngành Giáo dục tiểu học

Ngành Giáo dục tiểu học thi khối nào?

Để xét tuyển vào ngành Giáo dục tiêu học, các bạn có thể tham khảo những khối thi sau đây:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Vật lí)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)

4. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học

Sinh viên ngành Giáo dục tiểu học sẽ học những gì?

Mời các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học của trường Đại học Sài Gòn như sau:

I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Tiếng Anh I Tiếng Anh II Tiếng Anh III Giáo dục thể chất I Giáo dục thể chất II Giáo dục thể chất III Giáo dục quốc phòng I Giáo dục quốc phòng II Giáo dục quốc phòng III Pháp luật đại cương II. KIẾN THỨC CƠ SỞ Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Giáo dục học đại cương Cơ sở văn hóa Việt Nam Tâm lí học đại cương Công tác đội TNTP Hồ Chí Minh Sinh lí trẻ em lứa tuổi tiểu học Tâm lí học lứa tuổi tiểu học và tâm lí học sư phạm Quản lí hành chính nhà nước và quản lý ngành Giáo dục – Đào tạo Đại cương văn học Việt Nam Lí luận văn học Ứng dụng xác xuất thống kê ở trường tiểu học Học phần tự chọn (8/29 tín chỉ) Giáo dục môi trường Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học các môn tự nhiên – xã hội Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học Dạy học tích hợp kỹ năng sống cho học sinh tiểu học Giới thiệu danh nhân văn hóa cho học sinh tiểu học Giới thiệu danh nhân văn hóa Nam bộ Phát triển ngôn ngữ cho học sinh tiểu học trên bình diện trường tự vựng ngữ nghĩa Phát triển năng lực viết câu cho học sinh tiểu học bằng phép cải biến III. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH Học phần bắt buộc: 26/34 tín chỉ Tập hợp logic Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ở tiểu học Cấu trúc đại số Số học Tiếng Việt 1 Tiếng Việt 2 Tiếng Việt 3 Văn học thiếu nhi Cơ sở tự nhiên – xã hội 1 Cơ sở tự nhiên – xã hội 2 Tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục ở trường tiểu học Học phần tự chọn (8/34 tín chỉ) Âm nhạc Mỹ thuật Phương pháp dạy học Âm nhạc Phương pháp dạy học Mỹ thuật Thực tế giáo dục và dạy học 1 Thực tế giáo dục và dạy học 2 Thực tế giáo dục và dạy học 3 Thực tế giáo dục và dạy học 4 Dạy học Tiếng Việt theo hình thức giao tiếp Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong trường tiểu học Dạy học truyện dân gian ở trường tiểu học Ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học tập đọc IV. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH Học phần bắt buộc Phương pháp dạy học Toán 1 Phương pháp dạy học Toán 2 Phương pháp dạy học Toán 3 Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 Phương pháp dạy học Tiếng Việt 3 Phương pháp dạy học Tự nhiên – Xã hội 1 Phương pháp dạy học Tự nhiên – Xã hội 2 Thủ công – Kỹ thuật và Phương pháp dạy học thủ công – kỹ thuật Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức Thực hành Sư phạm 1 Thực hành Sư phạm 2 Thực hành Sư phạm 3 Thực hành Sư phạm 4 V. THỰC TẬP, THỰC TẾ Thực tập sư phạm 1 Thực tập sư phạm 2 Thực tế bộ môn VI. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP/HỌC PHẦN THAY THẾ 1. Khóa luận tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp hoặc 2. Các học phần thay thế cho khóa luận tốt nghiệp Một số vấn đề thi pháp học Phương pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Tiếng Việt Phương pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Toán Cơ sở đại số ở tiểu học Cơ sở hình học ở tiểu học Vận dụng ngữ pháp văn bản vào dạy học Tập làm văn cho học sinh tiểu học Giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật bậc tiểu học Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học Phát triển khả năng tư duy toán học cho học sinh tiểu học Lí luận về đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học Dạy học từ Hán Việt cho học sinh tiểu học Từ Hán Việt

Đọc thêm:  Đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng chi tiết từ A-Z - Kyoritsu

5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Giáo dục tiểu học

nganh giao duc tieu hoc ra truong lam gi
Cử nhân Giáo dục tiểu học ra trường có thể làm những công việc gì?

Cơ hội việc làm ngành Giáo dục tiểu học rất đa dạng, bao gồm các vị trí như giáo viên tiểu học, giáo viên trợ giảng, giáo viên mầm non, quản lý giáo dục, nghiên cứu và tư vấn giáo dục…

Sinh viên tốt nghiệp ngành giáo dục tiểu học cũng có thể làm việc tại các trường học, cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội và các tổ chức riêng khác.

6. Mức lương ngành Giáo dục tiểu học

Mức lương của ngành giáo dục tiểu học sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, vị trí công tác và địa điểm làm việc.

Mức lương trung bình của một giáo viên tiểu học tại Việt Nam là khoảng 6 – 10 triệu đồng/ tháng. Đặc biệt, các giáo viên tiểu học tại các trường quốc tế hoặc trường chuyên biệt có thể có mức lương cao hơn.

7. Phẩm chất cần có

Để theo học ngành giáo dục tiểu học, bạn có thể cần có các phẩm chất sau:

  • Yêu thương trẻ: Để trở thành giáo viên tiểu học, bạn cần phải có sự yêu thương trẻ nhỏ và có khả năng giao tiếp với các bé.
  • Năng khiếu giảng dạy và khả năng giải thích các kiến thức cho trẻ một cách dễ hiểu nhất.
  • Sự kiên nhẫn: Cần có để chịu đựng các thách thức trong quá trình giảng dạy.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Giáo viên tiểu học cần có khả năng quản lý thời gian để chuẩn bị cho các bài giảng, hoàn thành các tác vụ và giảng dạy trong thời gian được giao.
Đọc thêm:  10 lưu ý khi lựa chọn khóa học Nail cho người mới bắt đầu

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button