Wiki

[Giải mã] Chỉ số mỡ máu cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc?

Rate this post

Trong bài viết này viethanbinhduong.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc để chia sẻ cho bạn đọc

Chỉ số mỡ máu cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc thì có hiệu quả. Mỡ máu cao là một tình trạng có thể gây ra nhiều nguy hiểm tới sức khỏe. Vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì hãy cùng GHV KSol tìm hiểu xem chỉ số mỡ máu bao nhiêu thì phải dùng thuốc nhé!

XEM THÊM:

  • Chìa khóa giúp cô giáo mầm non chiến đấu ung thư di căn
  • Sự thật: Mỡ máu cao có ăn được trứng vịt lộn không?
  • [Hỏi đáp] Người bị mỡ máu cao có ăn được mỡ cá không?
  • Người bệnh ung thư gan nên ăn gì và kiêng gì để đảm bảo sức khỏe?

1. Mỡ máu cao có gây nguy hiểm không?

Mỡ máu cao còn được gọi là máu nhiễm mỡ, bệnh mỡ máu hay là rối loạn lipid máu.

Đây là tình trạng mỡ trong máu cao hơn so với mức bình thường và được đánh giá bởi 4 chỉ số mỡ máu đó là: LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, triglycerid và cholesterol toàn phần.

Ban đầu, tình trạng mỡ máu cao sẽ chưa gây nguy hiểm cho cơ thể và không có các biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên theo thời gian, nếu như không được phát hiện và điều trị sớm thì tình trạng này sẽ gây ra hàng loạt biến chứng nghiêm trọng, như là:

  • Xơ vữa động mạch: Đây là một biến chứng thường xảy ra khi LDL- cholesterol lắng đọng và bám vào trên thành của động mạch, gây ra các mảng bám. Lâu dần, các mảng bám này dày lên và làm hẹp lòng mạch khiến cho máu khi di chuyển đến các cơ quan đích sẽ gặp khó khăn và từ đó dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.
  • Đột quỵ: Đột quỵ não là biến chứng xảy ra khi mạch máu đến não bị xơ vữa, hình thành các cục máu đông (do những mảng xơ vữa bong ra kết hợp cùng với tiểu cầu) chặn ngang ở mạch máu. Từ đó khiến cho máu đến não bị ngăn chặn lại, một phần của não sẽ bị chết vì thiếu máu và oxy. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng này thì người bệnh có thể tử vong.
  • Nhồi máu cơ tim: Đây là một tình trạng xảy ra khi mạch máu đến tim bị xơ vữa và tim không nhận được đủ lượng máu cần thiết. Dẫn đến tình trạng tổn thương các mô tim, gây ra các vấn đề đau tim, nhồi máu cơ tim và thậm chí là nguy cơ tử vong. Do đó, khi gặp biến chứng này người bệnh cần phải được can thiệp y tế càng nhanh càng tốt.
  • Bệnh động mạch ngoại biên: Nếu như mạch máu đến các chi của cơ thể bị xơ vữa thì sẽ gây ra bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này sẽ khiến cho chân, tay tê bì, lạnh, nhất là khi đi bộ hoặc chạy bộ hay leo cầu thang.

Ngoài các biến chứng đã kể trên, tình trạng mỡ máu cao còn có thể ảnh hưởng nhiều đến chức năng gan, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Từ đó có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. Hoặc ảnh hưởng đến tụy và gây ra viêm tụy. Hay tác động đến thận, gây ra suy thận…

2. Chỉ số mỡ máu cao bao nhiêu phải dùng thuốc?

Nhiều người lo lắng vì không biết chỉ số mỡ máu cao bao nhiêu sẽ phải dùng thuốc?

Theo các chuyên gia khuyến cáo, việc điều chỉnh rối loạn mỡ máu có thể căn cứ vào nhiều yếu tố. Trong phân loại khuyến cáo gần đây nhất của Hội Tim mạch Việt Nam, dựa vào các yếu tố nguy cơ và tùy theo từng mức độ tăng mỡ máu mà sẽ có biện pháp điều trị phù hợp.

Đọc thêm:  Cơ sở dữ liệu là gì? Các mô hình cơ sở dữ liệu thông dụng

Nếu như người cao tuổi có bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu thì sẽ đòi hỏi phải sử dụng thuốc để kiểm soát chỉ số cholesterol giảm về mức gần như an toàn. Bởi vì chỉ cần các chỉ số mỡ máu tăng nhẹ thì cũng sẽ đẩy cao nguy cơ bị xơ vữa mạch máu của người bệnh lên cao hơn rất nhiều.

Đối với những người trẻ bị rối loạn lipid máu mà không có bệnh lý nền tăng huyết áp, hay đái tháo đường thì có thể chưa cần sử dụng thuốc, mà bước đầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống.

Chính vì vậy, việc có cần sử dụng thuốc điều trị máu nhiễm mỡ hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, độ tuổi của người bệnh. Bên cạnh đó , nếu chỉ số cholesterol toàn phần mà lớn hơn 6.0 mmol/L thì sẽ cần dùng thuốc.

3. Một số nhóm thuốc hạ mỡ máu phổ biến hiện nay và các tác dụng không mong muốn

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc có thể giúp làm hạ mỡ máu, bao gồm cả hạ mức cholesterol và triglyceride trong máu. Trong đó, nhóm thuốc statin thường được chỉ định cho đa số người bệnh và còn giúp làm giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

3.1. Statin

Statin là nhóm thuốc có tác dụng làm giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu nhờ vào cơ chế ngăn chặn gan sử dụng một loại men (enzyme) để tạo ra cholesterol.

Nhóm thuốc này cũng sẽ giúp làm giảm chỉ số triglyceride và tăng nhẹ cholesterol tốt HDL.

Bên cạnh đó, nhóm thuốc statin còn có một số tác dụng phải kể đến như:

  • Giúp cải thiện chức năng của lớp niêm mạc của mạch máu.
  • Giảm các phản ứng viêm và tổn thương.
  • Giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông bằng cơ chế ngăn chặn không cho tiểu cầu kết dính lại với nhau
  • Khiến cho các mảng xơ vữa hay mảng bám ở trong lòng mạch ít giảm khả năng bị vỡ ra và gây ra tắc nghẽn mạch máu.

Những tác dụng này có khả năng giúp ngăn ngừa các bệnh mạch vành và làm giảm nguy cơ gặp phải biến cố tim mạch như là nhồi máu cơ tim.

Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc điều trị nào cũng sẽ có những tác dụng không mong muốn và nhóm thuốc statin cũng không ngoại lệ. Do đó, khi sử dụng nhóm thuốc này để điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Táo bón, buồn nôn.
  • Gây đau đầu và một số triệu chứng giống như cảm lạnh.
  • Nhức cơ, có thể có hoặc không có tổn thương cơ.
  • Tổn thương chức năng gan.
  • Tăng đường huyết.
  • Ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ.

Nhóm thuốc này cũng có thể gây ra tương tác với một số loại thuốc nào khác mà người bệnh đang sử dụng.

Vì vậy, người bệnh chỉ dùng khi được bác sĩ chỉ định và phải sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn cũng như thông báo ngay với bác sĩ nếu như gặp phải tác dụng phụ.

3.2. Một số nhóm thuốc khác

Nếu như người bệnh gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc không có đáp ứng như mong muốn khi sử dụng nhóm thuốc statin kết hợp cùng với việc thay đổi lối sống, các bác sĩ sẽ xem xét chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các nhóm thuốc hạ mỡ máu khác.

Nếu người bệnh bị bệnh tim và đã dùng statin liều tối đa nhưng chỉ số cholesterol xấu LDL vẫn trên 70 thì bác sĩ có thể kê đơn thêm một trong những loại thuốc dưới đây, kết hợp với liệu pháp statin đang điều trị, đó là:

Đọc thêm:  Góc giải đáp tiếng Anh: Take into account là gì - Kdigimind

Nhóm resin – gắn cùng với axit mật:

  • Nhóm thuốc này sẽ hoạt động ở bên trong ruột bằng cách tự gắn với acid dịch mật. Từ đó làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Hiệu quả là giúp làm giảm cholesterol xấu LDL và tăng nhẹ cholesterol tốt HDL.
  • Các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi sử dụng loại thuốc này là đau họng, nghẹt mũi, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, ợ hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, tụt cân,…

Nhóm thuốc ức chế sự hấp thu của cholesterol:

Các thuốc thuộc nhóm này hoạt động bằng cơ chế ngăn chặn sự hấp thu cholesterol ở ruột.

Tuy nhiên người bệnh khi dùng các thuốc này có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như là tiêu chảy, mệt mỏi và đau khớp.

Nhóm thuốc ức chế PCSK9:

Các thuốc này có tác dụng giúp làm giảm cholesterol máu bằng cách chọn mục tiêu và làm bất hoạt một loại protein được tìm thấy ở trong gan.

Với nhóm thuốc này, người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như là đau lưng, đau cơ, hay các triệu chứng giống như bị cảm lạnh…

Ngoài những nhóm thuốc đã kể ở trên, còn có các nhóm thuốc khác giúp giảm lượng triglyceride và cholesterol xấu. Tuy nhiên, những nhóm thuốc này thường không được dùng kết hợp cùng với stain, cụ thể như là:

  • Fibrate: Các dẫn xuất của axit fibric (fibrate) có tác dụng làm giảm lượng chất béo có trong máu, đặc biệt đó là triglyceride. Không những vậy, các thuốc nhóm fibrate này còn có thể giúp làm tăng mức cholesterol tốt HDL và giảm sản sinh cholesterol xấu LDL ở trong gan. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh thận hay gan nặng không nên sử dụng. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh như là táo bón, tiêu chảy, sụt cân, đầy hơi, nôn mửa, đau nhức đầu, đau lưng…
  • Niacin (axit nicotinic): niacin hay vitamin B sẽ có khả năng hạn chế quá trình sản sinh mỡ máu tại gan. Từ đó giúp làm giảm triglyceride và giảm nhẹ hàm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể. Tuy nhiên, nhóm thuốc này sẽ không phù hợp đối với những người bệnh gout hoặc bị bệnh gan nặng. Ngoài ra, khi sử dụng niacin cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như là đỏ bừng mặt và các bộ phận trên cơ thể, gây ngứa và châm chích trên da, đau nhức đầu, đau dạ dày, tăng lượng đường huyết và ho khan.
  • Axit béo không no – omega-3: Hay thường được gọi với cái tên khá quen thuộc đó là dầu cá. Nhóm thuốc này được dùng để làm giảm lượng triglyceride. Khi sử dụng, cần lưu ý dầu cá có thể tương tác với các thuốc khác và 1 số người bị dị ứng với cá, động vật có vỏ cần phải thận trọng. Thuốc nhóm này cũng có khi gây ra một số tác dụng phụ như là ợ hơi, đầy hơi, phát ban trên da…

4. Một số lưu ý khi sử dụng các loại thuốc hạ mỡ máu

Khi sử dụng các loại thuốc hạ mỡ máu, điều quan trọng nhất là cần phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ bởi vì nếu không, thuốc có thể gây hại tới sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng các thuốc hạ mỡ máu:

  • Uống thuốc đều đặn, theo đúng như chỉ định của bác sĩ. Nếu nghi ngờ dùng thuốc không có hiệu quả hay gặp phải các tác dụng phụ thì người bệnh nên thông báo ngay với bác sĩ, tránh tự ý ngừng dùng thuốc hay tự ý giảm liều lượng.
  • Chú ý nên uống thuốc vào cùng một thời điểm hàng ngày. Người bệnh có thể theo dõi bằng cách đánh dấu trên lịch, vỏ thuốc hoặc sử dụng các ứng dụng trên điện thoại.
  • Đừng tự ý uống “bù” thuốc nếu như lỡ quên liều dùng. Nếu quên sử dụng một liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến thời điểm sử dụng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và quay lại với lịch dùng thuốc thông thường.
  • Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ khi có ý định sử dụng bất cứ loại thuốc nào khác, bao gồm cả các thuốc không kê đơn, thảo dược holay thực phẩm chức năng.
  • Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng đừng quên duy trì lối sống lành mạnh với một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh. Đồng thời, người bị mỡ máu cùng nên kết hợp với việc tập luyện hợp lý. Ngoài ra, nếu như có bất kỳ băn khoăn nào, người bệnh cũng đừng nên ngần ngại đến gặp bác sĩ để được giải đáp một cách cụ thể.
Đọc thêm:  Rút gọn câu là gì? Ví dụ về rút gọn câu - Luật Hoàng Phi

Ngoài ra, khi sử dụng các loại thuốc điều trị mỡ máu cao, người bệnh cũng nên chú ý đến các tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải từ mức độ nhẹ đến nặng, nhất là khi sử dụng trong thời gian dài.

Một số trường hợp cần nên trao đổi kỹ với bác sĩ về các nguy cơ cũng như lợi ích của phương pháp điều trị. Ví dụ như việc sử dụng nhóm thuốc hạ mỡ máu statin mang lại nhiều lợi ích lâu dài và khuyến cáo cho những trường hợp sau:

  • Người có bệnh lý mạch vành, bao gồm đột quỵ, gây ra bởi tình trạng xơ vữa động mạch.
  • Người 40 – 75 tuổi đang mắc bệnh lý tiểu đường
  • Trường hợp có nồng độ cholesterol LDL lớn hơn 190mg/dL.
  • Người từ 40 – 75 tuổi có nồng độ cholesterol LDL trong khoảng 70 – 189mg/dL và có 5 – 19,9% nguy cơ phát triển thành bệnh mạch vành trong vòng 10 năm do bị xơ vữa động mạch, cùng với các yếu tố làm tăng nguy cơ khác.
  • Người từ 40 – 75 tuổi có nồng độ cholesterol từ 70 – 189mg/dL và có hơn 20% nguy cơ phát triển thành bệnh mạch vành trong 10 năm do bị xơ vữa động mạch.

Như vậy, mỡ máu cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào mỗi trường hợp cụ thể. Người bệnh cần đi thăm khám để biết được chính xác tình trạng của mình có cần dùng thuốc hay không? Lưu ý, những thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế được ý kiến của bác sĩ.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL

Bá Duy

Bá Duy hiện tại là người chịu trách nhiệm chia sẻ nội dung trên trang viethanbinhduong.edu.vn với 5 năm kinh nghiệm chia sẻ kiến thức giáo dục tại các website lớn nhỏ.

Related Articles

Back to top button